1.1.Kiến thức:
-HS HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài Nổi trống lên các bạn ơi! Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, kết hợp gõ đệm.
- HS biết sơ lược về hát bè và tác dụng của hát bè.
- HS nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích.
1.2.Kĩ năng:
- Biết hát và trình bày minh họa bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
- Biết đánh nhịp bài TĐN số 6.
- Thực hiện hát bè đuổi bài Nổi trống lên các bạn ơi!
1.3.Thái độ:
Qua nội dung bài học giúp HS cảm nhận được cái hay của hát bè và thêm yêu quý môn âm nhạc.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 8 Tuần 25 Tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 25 – tiết: 24
ngày dạy: / / 2013
Ôn tập bài hát:NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!
Ôn tập đọc nhạc:TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6.
Âm nhạc thường thức: HÁT BÈ.
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
-HS HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài Nổi trống lên các bạn ơi! Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, kết hợp gõ đệm.
- HS biết sơ lược về hát bè và tác dụng của hát bè.
- HS nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích.
1.2.Kĩ năng:
- Biết hát và trình bày minh họa bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
- Biết đánh nhịp bài TĐN số 6.
- Thực hiện hát bè đuổi bài Nổi trống lên các bạn ơi!
1.3.Thái độ:
Qua nội dung bài học giúp HS cảm nhận được cái hay của hát bè và thêm yêu quý môn âm nhạc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- HS biết sơ lược về hát bè và tác dụng của hát bè.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
- Thanh phách.
- Một số bài hát có sử dụng hát bè (nếu có).
3.2.Học sinh:
- Học thuộc lời bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
- Đọc và tìm hiểu trước phần âm nhạc thường thức.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số HS.
- Ổn định tổ chức.
- Cho HS hát một bài hát tập thể.
4.2. Kiểm tra miệng:
- Lồng ghép vào nội dung I và II sau khi ôn tập
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv hướng dẫn Hs chơi trò chơi “ Nghe nhạc đoán câu hát”
+ Gv đàn một câu hát bất kì trong bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! Hs lắng nghe và nhận biết đó là câu hát nào? Hát cho các bạn cùng nghe.
- Gv hỏi? Các em vừa nghe 3 câu hát trong bài hát nào? ( Hs: Nổi trống lên các bạn ơi!)
- Gv dẫn vào bài: để giúp các em hát thuần thục hơn thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập bài hát này.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát ( 13ph)
“NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!”
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài Nổi trống lên các bạn ơi! Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
- Gv ghi bảng; Hs ghi bài.
- Gv gọi Hs nhắc lại nội dung và sắc thái của bài hát.
- GV cho học sinh nghe lại bài hát qua máy đĩa 2 lần.
- GV hướng dẫn HS ôn hát:
+ Luyện thanh
+ Cả lớp hát lại bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi!
+ GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai cụ thể .
- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (3-4 nhóm).
- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV sửa sai cho học sinh các chỗ luyến.
- Gọi cá nhân 2 – 3 học sinh hát.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Hướng dẫn 1 số động tác phụ họa cho bài hát.
* Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 6 ( 15ph).
“CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI”
Nhạc: Trương Quang Lục
- Mục tiêu: HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, kết hợp gõ đệm.
- Gv ghi bảng, hs ghi bài
- GV cho HS luyện thanh khởi đông giọng: đọc gam Đô trưởng (C), Hs đọc gam.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ phách.
- Gv lắng nghe sửa sai cụ thể cho HS.
- Gv hướng dẫn: Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca, và ngược lại.
- Gv sửa sai (nếu có ).
- Gọi mỗi nhóm thực hiện lại bài TĐN 1 lần (3-4 nhóm).
- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Gv kiểm tra, Hs thực hiện kiểm tra cá nhân.
- Gv nhận xét cho điểm.
* Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức ( 10ph).
“HÁT BÈ”
- Mục tiêu: HS biết sơ lược về hát bè và tác dụng của hát bè.
- Gv ghi bảng, hs ghi bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hát bè.
- Gv chỉ định hs đọc phần giới thiệu trong Sgk trang 49.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Gv tóm ý, Hs ghi bài
- Gv hỏi: Tác dụng của hát bè là gì?
+ Hs trả lời
- Thực hành hát bè và giới thiệu tác phẩm hát bè.
Thực hành hát bè.
GV hướng dẫn HS hát bè đuổi bài Nổi trống lên các bạn ơi! HS luyện tập, trình bày.
Giới thiệu bài hát có sử dụng bè phức tạp. GV giới thiệu bằng bài hát Trống Cơm.
HS lắng nghe.
1/ Ôn tập bài hát:
“NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!”
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
2/ Ôn tập TĐN: TĐN số 6
“CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI”
Nhạc: Trương Quang Lục
3/ Âm nhạc thường thức
“HÁT BÈ”
Giới thiệu về hát bè.
- Khi hát từ 2 người trở lên, người ta sử dụng hát bè. Có 2 loại hát bè là bè hòa âm và bè phức điệu.
1/. Hát bè hoà âm:
Gồm 2 người hoặc 2 nhóm người hát cùng một lời và hát cùng lúc, nhưng khác cao độ.
VD: Bài hát Con chim non
2/. Hát bè quãng ( bè đuổi )
Gồm 2 người hoặc 2 nhóm người hát giống nhau về lời ca và cao độ, nhưng một nhóm hát trước một nhóm hát sau.
VD: Bài Nổi trống lên các bạn ơi!
3/.Tác dụng: Tạo nên dòng âm thanh đầy đặn nhiều màu sắc.
Thực hành và giới thiệu về hát bè.
4.4. Tổng kết :
- HS trình bày hiểu biết về hát bè và cảm nhận về bài hát Trống Cơm.
- Có mấy loại hát bè? Kể ra? Tác dụng của hát bè?
- Đáp án: Có 2 loại hát bè: hát bè hòa âm và bè phức điệu.
Tác dụng: Tạo nên dòng âm thanh đầy đặn nhiều màu sắc.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
+ Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 6.
+ Ghi nhớ những nét cơ bản về hát bè. Tìm nghe một số ca khúc thiếu nhi có sử dụng hát bè.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân, Nổi trống lên các bạn ơi!. Nhịp 6/8, tập đọc nhạc số 5,6.
5.PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Am nhac 8 tiet 25.doc