1.1.Kiến thức:
HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài khát vọng mùa xuân. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm.
HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu ca ngợi long yêu nước, sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
1.2.Kĩ năng:
Biết gõ nhịp, phách bài hát Khát vọng mùa xuân, bài TĐN số 5.
1.3.Thái độ:
Qua nội dung bài học giúp HS thêm yêu quý nền âm nhạc Việt Nam. Từ đó có ý thức học tập đúng đắn hơn.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 8 Tuần 22 Tiết 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 22 – tiết ppct: 21
Ngày dạy: 18/1/2013
Ôn tập bài hát: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN.
Ôn tập đọc nhạc: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5.
Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN VÀ BÀI HÁT BIẾT ƠN
VÕ THỊ SÁU
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài khát vọng mùa xuân. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm.
HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu ca ngợi long yêu nước, sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
1.2.Kĩ năng:
Biết gõ nhịp, phách bài hát Khát vọng mùa xuân, bài TĐN số 5.
1.3.Thái độ:
Qua nội dung bài học giúp HS thêm yêu quý nền âm nhạc Việt Nam. Từ đó có ý thức học tập đúng đắn hơn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Ôn tập bài hát khát vọng mùa xuân
- Ôn tập TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Ns Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
GV tập hát thuần thục bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
Tranh chân dung nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn (nếu có).
3.2.Học sinh:
Học thuộc bài hát Khát vọng mùa xuân.
Đọc và tìm hiểu trước phần âm nhạc thường thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra sĩ số HS. Lớp: 8A1:......; 8A2:......; 8A3:.........
Ổn định tổ chức.
Cho HS hát một bài hát tập thể
4.2.Kiểm tra miệng:
Lồng ghép vào nội dung I và II sau khi ôn tập
4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Giới thiệu bài:
Ở các tiết trước chúng ta đã được học hát bài khát vọng mùa xuân và bài TĐN số 5. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại, tập gõ nhịp, phách cho bài hát và cùng tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và một tác phẩm rất quen thuộc của ông – Biết ơn chị Võ Thị Sáu qua phần ANTT.
HS lắng nghe
* Hoạt động 1: Vào bài ( 12ph)
Ôn tập bài hát: “Khát vọng mùa xuân”
Nhạc: Mô-da
Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải
- Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài khát vọng mùa xuân. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
- Gv ghi bảng; Hs ghi bài.
- Gv gọi Hs nhắc lại nội dung và sắc thái của bài hát.
- GV cho học sinh nghe lại bài hát qua máy đĩa 2 lần.
- GV hướng dẫn HS ôn hát:
+ Luyện thanh
+ Cả lớp hát lại bài hát: Khát vọng mùa xuân.
+ GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai cụ thể bằng cách hát lại giai điệu bài hát.
- Gọi mỗi nhóm thực hiện 1 lần (3-4 nhóm).
- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV sửa sai cho học sinh các chỗ luyến.
- Gọi cá nhân 2 – 3 học sinh hát.
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt ý kết hợp cho điểm.
- Hướng dẫn 1 số động tác phụ họa cho bài hát.
* Hoạt động 2: Ôn tập TĐN số 5 ( 13ph)
“Làng tôi” (trích)
Nhạc và lời: Văn Cao
- Mục tiêu: HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 5, kết hợp gõ đệm.
- Gv ghi bảng, Hs ghi bài
- Gv hỏi: Em hãy nêu cao độ và trường độ sử dụng trong bài TĐN?
+ HS trả lời.
- GV cho HS luyện thanh khởi đông giọng: đọc gam Đô trưởng (C), Hs đọc gam.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ phách.
- Gv lắng nghe sửa sai cụ thể cho HS.
- Gv hướng dẫn: Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca, và ngược lại.
- Gv sửa sai (nếu có ).
- Gọi mỗi nhóm thực hiện lại bài TĐN 1 lần (3-4 nhóm).
- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Gv kiểm tra, Hs thực hiện kiểm tra cá nhân.
- Gv nhận xét cho điểm.
* Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức
“ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu” ( 15ph)
- Mục tiêu: HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu ca ngợi long yêu nước, sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
- Gv ghi bảng, Hs ghi bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- Gv chỉ định Hs đọc phần giời thiệu Trong Sgk trang 43, 44.
- Hs thảo luận nhóm và ghi bảng.
- GV giới thiệu về tác phẩm biết ơn Võ Thị Sáu.
- HS lắng nghe và ghi một số nét cơ bản.
- GV cho HS nghe bài hát bằng cách mở đĩa hoăc tự trình bày bài hát.
1/ Ôn tập bài hát:
“Khát vọng mùa xuân”
Nhạc: Mô-da
Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải
2/ Ôn TĐN: TĐN số 5
“Làng tôi” (trích)
Nhạc và lời: Văn Cao
3/ Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
1/ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn:
Sinh ngày 10/3/1929, quê ở Hà Nội. Oâng vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Biết ơn Võ Thị Sáu, Noi gương Lí Tự Trọng, Bài ca người lái xe…
Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật.
2/ Tác phẩm: Biết ơn Võ Thị Sáu
Ra đời 1958, khi đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm 2 miền.
Bài hát ca ngợi người nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị sáu: Chị sinh 1936, hi sinh 23.1.1952 trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
4.4. Tổng kết :
- Hãy trình bày cảm nghĩ về bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Trình bày bài hát Khát vọng mùa xuân kết hợp gõ nhịp, phách.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Thuộc và hát đúng giai điệu bài hát Khát vọng mùa xuân.
+ Đọc nhạc, ghép lời kết hợp vỗ tay theo phách bài TĐN số 6.
+ Ghi nhớ một những nét cơ bản về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát
Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc lời, tìm hiểu nội dung và các kí hiệu âm nhạc trong bài Nổi trống lên các
bạn ơi!
5. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Am nhac 8 tiet 22.doc