1. Kiến thức: - Có khái niệm sơ lược về nhịp 6/8, biết cấu tạo và tính chất nhịp.
- HS biết bài hát “Khát vọng mùa xuân” là sáng tác của nhạc sĩ Mô-da (người Áo). Biết nội dung thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. Biết bài hát viết ở nhịp 6/8.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca .
2. Kĩ năng: HS biết trình bày bài hát qua vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, lĩnh xướng và hát nối tiếp.
3. Thái độ: Qua bài hát, các em có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp, những cảm xúc lạc quan, yêu đời và những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4436 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm Nhạc 8 Học kì II Năm 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tộc: lưu thuỷ, hành vân, kim tiền, cổ bản; âm nhạc Việt Nam hiện đại có nhiều tác phẩm nhạc không lời được biết đến trong nhiều năm gần đây
Em hiểu thế nào là độc tấu, hoà tấu ?
- Độc tấu : Biểu diễn bằng một loại nhạc cụ.
- Hoà tấu: Có nhiều loại nhạc cụ trình bày một bản nhạc
- Mở đĩa cho HS nghe một số tác phẩm khí nhạc (trích đoạn)
- Giảng giải về các thể loại và thuyết trình nội dung các tác phẩm đó
* Tích hợp di sản văn hóa:
Nhạc đàn có vai trò gì trong cuộc sống?
Những tác phẩm âm nhạc không có sự hỗ trợ của ngôn ngữ sẽ đòi hỏi người nghe phải có tư duy nhiều hơn, mang nhiều cảm xúc cá nhân … giúp con người giải toả tâm lí, giảm thiểu căng thẳng …
Cho HS xem 1 số bức tranh giới thiệu về độc tấu, hoà tấu … (Nhạc đàn nói chung)
Nhấn mạnh: Sáng tác, biểu diễn các tác phẩm nhạc đàn là một hoạt động âm nhạc đỉnh cao. Vì vậy muốn hiểu biết, thưởng thức và cảm nhận được các tác phẩm nhạc đàn cần phải có quá trình học tập về âm nhạc, thường xuyên nghe các tác phẩm nhạc không lời … đây là loại âm nhạc bác học. Các phòng hoà nhạc lớn trên thế giới vẫn thường xuyên trình diễn các bản xonat, concerto, … thu hút được đông đảo người mến mộ
1. Ôn tập bài hát (12’):
“Tuổi đời mênh mông”
- Trịnh Công Sơn -
2. Ôn tập TĐN số 8 (12’):
“Thầy cô cho em mùa xuân”
(Trích)
Nhạc và lời: Vũ Hoàng
3. Âm nhạc thường thức (16’):
Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn.
- Các ca khúc, vũ khúc chuyên soạn cho độc tấu, hoà tấu.
- Bài ca không lời là tác phẩm viết cho nhạc cụ, gần với giai điệu bài hát
- Tác phẩm khí nhạc nhỏ: viết cho 1 đàn hoặc dàn nhạc biểu diễn
- Những tác phẩm khí nhạc lớn gồm nhiều chương thể hiện những nội dung tính chất nhất định như Sonat, giao hưởng, concerto ...
3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố luyện tập trong bài dạy)
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (4’):
- Về nhà tìm nghe 1 số những tác phẩm nhạc đàn cổ điển và hiện đại.
- Học thuộc các bài hát, TĐN nửa cuối học kì II
- Đọc bài đọc thêm: “Sơ lược về nhạc giao hưởng” và tìm hiểu: Giao hưởng là gì? Xuất phát từ đâu? do ai tiên phong? Nhạc giao hưởng có tính chất như thế nào? Vì sao? Liên hệ với Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/4/2014 Ngày giảng: Chiều 16/4/2014
TIẾT 33. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát “Ngôi nhà của chúng ta” và bài hát “Tuổi đời mênh mông”. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca …
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca hai bài TĐN số 7, số 8 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc, ghi nhớ nốt nhạc và biểu diễn âm nhạc
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương, con người qua các tác phẩm âm nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập
- Đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS: - Nắm chắc các kiến thức đã học.
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Từ tiết này các em sẽ ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra học kì đạt kết quả tốt nhất.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV
HS
GV
HS
HS
GV
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
Nêu yêu cầu với các bài cần ôn trong tiết học:
+ Bài “Ngôi nhà của chúng ta” – Hình Phước Liên: hát với chất giọng mềm mại, tha thiết; hát có kết hợp lĩnh xướng và đối đáp
+ Bài “Tuổi đời mênh mông” – Trịnh Công Sơn: hát với giọng mềm mại, tha thiết.
Ngoài ra cần hát to, rõ ràng
Tự chọn nhóm và tập theo các hình thức đã học và gợi ý của GV
Giúp HS lựa chọn cách thức biểu diễn phù hợp.
Đọc lại gam Cdur với sự trợ giúp của GV
I III V (I)
- Nhắc lại nhịp 2/4 và khắc sâu: có 1 trọng âm: P1 – mạnh
- Đọc lại mỗi bài 1 lần
Chỉnh sửa – nếu cần thiết và giúp HS cách đọc đúng với tính chất bài đó
Tự học ôn theo nhóm của mình
Trợ giúp HS yếu đọc được ở mức độ thấp: đúng cao độ, trường độ và hát lời chưa cần hay
Vì sao 2 bài TĐN trên đều viết ở Cdur?
Nhắc lại cách xác định giọng: dựa vào nốt kết bài và hoá biểu: Gam Cdur – Giọng Cdur + tên âm chủ (Bậc I)
Tính chất giọng dur như thế nào?
Sáng, khoẻ
Cho HS đọc lại cả 2 bài – mỗi bài 1 lần.
1. Ôn tập bài hát (20’):
2. Ôn tập TĐN số 7, 8 (23’):
3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố, luyện tập trong phần 1, 2 bài dạy)
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
Nắm chắc và thuộc các nội dung vừa ôn, tiết sau ôn tập tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/4/2014 Ngày giảng: 23/4/2014
TIẾT 34. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm các bài hát đã học. Biết trình bày các bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca …
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca các bài TĐN đã học, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
- HS biết vài nét về các nhạc sĩ: Sô-panh, Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn
2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc, biểu diễn âm nhạc
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập
- Đồ dùng dạy học
2. Chuẩn bị của HS: Các kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới ( 1’):
Các em sẽ tiếp tục ôn tập các kiến thức sẽ có trong đề kiểm tra học kì tuần sau.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV
HS
GV
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
HS
GV
- Yêu cầu chọn nhóm và ôn tập các bài hát đã học trong học kì II theo các hình thức đã học
- Đệm đàn (hoặc bật nhạc) để HS hát lại tất cả các bài hát, chú ý sửa sai. Nếu hát tốt mỗi bài chỉ cần hát 1 lần. Cần chú ý những bài hát sau:
+ “Mùa thu ngày khai trường”
+ “Tuổi hồng”
+ “Ngôi nhà của chúng ta”
+ “Tuổi đời mênh mông”
Tập luyện và dự định cách biểu diễn phù hợp từng bài
Góp ý, giúp HS lựa chọn
Luyện đọc thang 5 âm, 7 âm giọng C, Am và Am hoà thanh
I III V (I)
I III V (I)
Để biết được bài TĐN đó viết ở giọng Am ta dựa vào đâu?
Kết bài: La, hoá biểu: không có #, b
Khắc sâu: Gam moll – Giọng moll + tên bậc I (Âm chủ)
Giai điệu: mềm mại, êm dịu
Nếu bậc VII gam moll tăng thêm 1/2 cung là giọng gì?
moll hoà thanh
Nếu 1 giọng dur và 1 giọng moll chung hoá biểu gọi là giọng gì?
Song song
Dấu #, b xuất hiện theo quy luật nào?
- Dấu #: cách 1 quãng 4 đi xuống
- Dấu b: cách 1 quãng 4 đi lên
Nếu 2 giọng có chung chủ âm, khác hoá biểu?
Cùng tên: 1 dur – 1 moll
Khắc sâu kiến thức nhạc lí cho HS
Đọc lại từng bài
Chỉnh sửa những chỗ cần thiết
Tập đọc theo nhóm hoặc cá nhân
Nhắc lại và tóm tắt 1 số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ:
+ Trần Hoàn (1928 – 2003)
+ Phan Huỳnh Điểu (1924)
+ Sô-panh (22/02/1810 – 17/10/1849) – Người Ba Lan
+ Hoàng Vân (1930)
+ Nguyễn Đức Toàn (1929) …
Nhấn mạnh và cho HS nghe 1 số nội dung không có trong SGK
1. Ôn luyện các bài hát (15’):
2. Ôn tập bài TĐN số 5, 6, 7, 8 (15’):
3. Ôn tập phần âm nhạc thường thức (12’):
3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố, luyện tập trong bài dạy)
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’):
- Nắm chắc kiến thức nhạc lí, âm nhạc thường thức, tác giả bài hát …
- Thuộc các bài TĐN và các bài hát
(Tiết sau kiểm tra học kì – tổng kết năm học)
----------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 29/4/2014 Ngày kiểm tra: 07/5/2014
Tiết 35. KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1. Kiến thức: Kiểm tra cá nhân về kiến thức âm nhạc nhạc lí, âm nhạc thường thức và thực hành biểu diễn bài hát và TĐN.
2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng biểu diễn, khả năng thực hành trong 4 bài hát và 4 bài TĐN và nhận biết các kí hiệu âm nhạc.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi biểu diễn trước lớp và cảm nhận vẻ đẹp của môn học trong quá trình thực hiện phần thi.
II. NỘI DUNG ĐỀ
1. Ma trận đề:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Học hát
Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
1 2 Đ
Nhạc lí
Biết được bài hát viết ở giọng gì?
Nắm được ý nghĩa các loại nhịp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
3
1
1
2
4
Đ
Tập đọc nhạc
Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
1 2
Đ
Âm nhạc thường thức
Các hình thức biểu diễn bài hát
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
1
2 20%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
2
5
Đ
1
1
Đ
2
4
Đ
5 10 Đ
2. Đề kiểm tra:
2.1. Đề kiểm tra lí thuyết (15’):
(Yêu cầu làm ra giấy kiểm tra)
Câu 1: Ý nghĩa của nhịp 6/8? Các bài hát viết ở nhịp 6/8 có tính chất như thế nào?
Câu 2: Đoạn nhạc sau viết ở giọng gì? Vì sao?
Xuân về trên bản
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ
Câu 3: Khi biểu diễn đoạn nhạc sau ta phải lưu ý điều gì? Vì sao phải thực hiện như vậy?
2.2. Đề kiểm tra thực hành (30’):
(HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình)
Phiếu 1: Hát bài hát “Tuổi đời mênh mông” và đọc bài TĐN số 5.
Phiếu 2: Hát bài hát “Khát vọng mùa xuân” và đọc bài TĐN số 6.
Phiếu 3: Hát bài hát “Ngôi nhà của chúng ta” và đọc bài TĐN số 7.
Phiếu 4: Hát bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi !” và đọc bài Bài TĐN số 8.
III. ĐÁP ÁN: (Có biểu điểm chi tiết)
Câu hỏi
Đáp án
Thang điểm
PHẦN LÝ THUYẾT
1
- Có 6 phách / nhịp. Mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Có 2 phách mạnh (Phách 1 và 3).
- Các bài hát viết ở nhịp 6/8 có tính chất mềm mại, trữ tình.
0,5 điểm
0,5 điểm
2
- Bài viết ở giọng Amoll.
Vì:
+ Bắt đầu là nốt Mi (Bậc V), kết thúc ở nốt La (Bậc I); + Hóa biểu không có dấu #, b
1 điểm
1 điểm
1 điểm
3
- Khi biểu diễn đoạn nhạc trên ta phải trình bày theo hình thức hát bè.
- Vì như vậy sẽ tạo ra âm thanh dày dặn, nhiều màu sắc.
1 điểm
1 điểm
Chủ đề
PHẦN THỰC HÀNH
Bốc thăm phiếu 2 nội dung
Bài hát
- Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát
2 điểm
TĐN
- Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN
2 điểm
*******************************************************
File đính kèm:
- NHẠC 8-KII 2013-2014.doc