1.1.Kiến thức: HS biết bài Tiếng ve gọi hè do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui và cảm xúc của các bạn nhỏ khi tiếng ve báo hiệu mùa hè đến.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
1.2.Kĩ năng: HS tập luyện kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng
1.3.Thái độ: Qua nội dung bài hát giúp hs cảm nhận được không khí vui tươi của mùa hè cùng những tình cảm hồn nhiên, trong sáng của các em trước thiên nhiên. Cảm nhận được tình yêu và giá trị sức lao động cũng như sự đóng góp của các nhạc sĩ qua mỗi tác phẩm trong nghệ thuật.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 7 Tuần 31 Tiết 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học hát: TIẾNG VE GỌI HÈ.
Bài đọc thêm: XUẤT XỨ MỘT BÀI CA.
Bài: 8-tiết:30
Tuần dạy: 31
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: HS biết bài Tiếng ve gọi hè do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui và cảm xúc của các bạn nhỏ khi tiếng ve báo hiệu mùa hè đến.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn
cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
1.2.Kĩ năng: HS tập luyện kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng
1.3.Thái độ: Qua nội dung bài hát giúp hs cảm nhận được không khí vui tươi của mùa hè cùng những tình cảm hồn nhiên, trong sáng của các em trước thiên nhiên. Cảm nhận được tình yêu và giá trị sức lao động cũng như sự đóng góp của các nhạc sĩ qua mỗi tác phẩm trong nghệ thuật.
2. TRỌNG TÂM:
- HS tập hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Tập hát kết hợp gõ đệm.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
- Máy hát. Đĩa CD lớp 7.
- GV tập đàn và hát thuần thục bài hát Tiếng ve gọi hè.
- Sưu tầm tư liệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để giới thiệu.
3.2.Học sinh:
- Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc, nội dung bài hát Tiếng ve gọi hè.
- Đọc và tìm hiệu bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số HS.
+ Lớp 7A1:........
+ Lớp 7A2:........
+ Lớp 7A3:........
- Ổn định tổ chức.
4.2.Kiểm tra miệng:
- HS nhận biết các kí hiệu âm nhạc và hát lời bài TĐN số 8.
- GV nhận xét, cho điểm.
4.3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài
- Gv ghi bảng, Hs ghi bài
- Gv treo bảng phụ và giới thiệu sơ lược về tác giả và bài hát.
- Hs lắng nghe và cảm nhận.
- Gv thuyết trình hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+ Bài hát viết ở giọng Rê trưởng (D).
- Gv hỏi:Cho biết số chỉ nhịp có trong bài, giải thích?
- Gv hỏi: Em hãy cho biết phách mạnh đầu tiên rơi vào chữ nào?
- Gv hỏi:Cho biết các ký hiệu âm nhạc trong bài?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Bài hát mấy câu?
+ Hs trả lời:
- Gọi 2 học sinh đọc lời bài hát.
* Hoạt động 2: Dạy hát
- Cho HS luyện thanh khởi động giọng. Cho học sinh đọc gam Rêâ trưởng (D) 2 – 3 lần.
- Cho học sinh nghe bài hát qua máy đĩa (Gv hát mẫu).
- HS chú ý lắng nghe và cảm nhận bài hát.
- Dạy hát từng câu:
+ Mỗi câu nhạc giáo viên hát mẫu 3 lần, lần thứ 4 gv đếm phách cho học sinh hát theo.
+ HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có). chú ý những chổ hát luyến, chấm dôi, độ ngân của ô nhịp cuối bài và cách phát âm khi hát.
- Thực hiện tương tự theo lối móc xích đến khi hết bài.
- GV hướng dẫn HS gõ phách bài hát.
- GV chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện bài hát.
- GV nghe và lưu ý sửa sai cho HS.
- Gọi nhóm HS hát bài hát( 3-4 nhóm).
- GV gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Gọi cá nhân thể hiện bài hát.(Yêu cầu các em thể hiện đúng sắc thái bài hát). Gọi HS nhận xét.
- Lưu ý cho học sinh ngân nghỉ đủ phách.
- GV chốt ý.
- GV gọi một vài HS trình bày lại bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
* Gv hỏi? Nội dung bài hát nói gì?
+ Hs trả lời
* Hoạt động 2:
- Gv ghi bảng, Hs ghi bài
GV gọi HS đọc bài đọc thêm Sgk trang 61, 62
HS đọc bài.
GV giải thích thêm về xuất xứ của một bài ca.
Gv hát cho hs nghe bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
1/ Tìm hiểu bài hát:
“TIẾNG VE GỌI HÈ”
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
* Đôi nét về tác giả – tác phẩm:
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 1939 - 2001), là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: Em là bông hồng nhỏ, nối vòng tay lớn, nổi trống lên các bạn ơi!...
- Đối với tuổi thơ, ngày hè là những ngày mong đợi, vì đó là lúc kết thúc một năm học. Bài hát Tiếng ve gọi hè là cái nhìn tinh tế của nhạc sĩ với sự hồn nhiên của tuổi thơ trước mùa hè.
* Phân tích bài hát:
- Bài hát viết ở giọng Rê trưởng (D).
- Nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có 2 phách, giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ
- Rơi vào chữ “Khắp“
- Kí hiệu âm nhạc: Dấu hoá suốt, dấu nối trường độ.
- Bài hát gồm: 1 đoạn được chia làm 4 câu
Câu 1: Khắp … hè
Câu 2: Chạy … gió
Câu 3: Giọt … cờ
Câu 4: Em đón … hè.
2/ Học hát:
- Luyện thanh
- Cho học sinh nghe bài hát mẫu.
-Tập hát từng câu
- Hát cả bài
Nội dung: Bài hát biểu hiện tình cảm náo nức, mừng vui của tuổi thơ khi tiếng ve đầu tiên báo hiệu mùa hè đến.
2/ Bài đọc thêm:
“XUẤT XỨ MỘT BÀI CA”
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
- Câu 1: Bài Tiếng ve gọi hè của tác giả nào? Nội dung bài hát? Phát biểu cảm tưởng khi nghe bài hát
- Câu 2: Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách bài hát Tiếng ve gọi hè.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc lời bài hát Tiếng ve gọi hè. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Viết bài TĐN số 9, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc trong bài.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Phương tiện:
File đính kèm:
- 7 TIET 29.doc