I/ Mục tiêu: Giúp HS
1/ Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu lời ca bài hát, thể hiện chuẩn xác tiết tấu của bài.
- Nắm được nội dung bài hát và biết tác giả là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh tập trình bày cách hát tập thể và hát cá nhân qua lối lĩnh xướng và hoà giọng.
3/Giáo dục:
- Các em biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và mái trường thầy cô.
- Sưu tầm các bài hát về đề tài mái trường.
103 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc 7 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Kbang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoà giọng diễn cảm, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát,trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
- Đọc đúng giai điệu bài TĐN số 8, kết hợp gõ đệm theo phách.
3/Giáo dục:
- Các em biết yêu thiên nhiên và cuộc sống yêu quý thầy cô và bè bạn, yêu mái trường thân yêu.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và bài TĐN số 9.
III/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.(4p) Em hãy trình bày bài hát “Tiếng ve gọi hè”
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học bài hát Tiếng ve gọi hè, tiết này các em sẽ ôn tập lại bài hát, và được làm quen với nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu qua bài TĐN số 9 “ Trường làng tôi”.
Hoạt động của GV - HS
T/G
Nội dung
Hoạt động 1.
Gv đàn cho hs luyện thanh.
HS thực hiện
Gv hỏi: Bài hát của tác giả nào?
Gv đàn và hát lại bài hát cho HS nghe lại 1 lần.
HS nhẩm lại.
Gv bắt nhịp cho HS hát lại bài hát theo đàn.
HS thực hiện .
Gv chỉ định cá nhân hát.
HS B, P, A thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai nếu có.
Gv đàn một số câu bất kì.
HS nghe nhận biết và hát lại câu đó.
Hoạt động 2.
Gv cho hs quan sát bài TĐN trên bảng phụ đã chép sẵn.
Hs quan sát.
Gv giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu cho hs hiểu.
Gv hỏi:Bài tập đọc nhạc là của tác giả nào?
Bài viết nhịp mấy?
Bài có cao độ gì ?
Bài có trường độ gì?
Chia bài mấy câu?
HS trả lời.
Gv đàn và đọc mẫu bài tập đọc nhạc.
Gv đàn câu 1 và bắt nhịp cho học sinh đọc.
HS đọc theo đàn.
Gv gọi cá nhân đọc và sửa sai nếu có.
Gv đàn câu 2 và bắt nhịp
HS đọc theo đàn.
Gv yêu cầu hs đọc 2 câu vừa học
HS thực hiện.
Gv tập các câu sau tương tự
Gv bắt nhịp cho hs đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc theo đàn.
HS thực hiện.
Gv chỉ định cá nhân đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài.
HS T, K thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai.
Gv chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm đọc bài 1 lần, sau đó đại diện nhóm sẽ ghép lời ca cho nhóm mình hát theo.
HS thực hiện.
Gv đàn và bắt nhịp cho hs đọc nhạc ghép lời lại bài 2 lần.
Gv hát toàn bộ bài hát Trường làng tôi cho hs nghe và biết rõ hơn về bài hát.
10p
25p
1.Ôn tập bài hát:
Tiếng ve gọi hè
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn.
.
2.Tập đọc nhạc số 9.
Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
Nhịp 3/4
Cao độ: Sòn – Si - Đồ - Rê – Mi- Fa –Son - La
Trường độ:Nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm dôi.
Chia bài 4 câu, mỗi câu 8 nhịp.(trong đó câu 1 và 3 giống nhau)
4/ Củng cố:(3p)
- Gv yêu cầu hs hát lại bài tập đọc nhạc số 9.
- Đàn cho hs hát lại bài Tiếng ve gọi hè.
- Gv liên hệ thực tế giáo dục hs.
5/ Dặn dò:(2p)
- Học thuộc lời ca giai điệu bài hát và đọc thuộc bài TĐN số 9
- Xem âm nhạc thường thức tiết sau học.
Ngày soạn:12/04/2011 Tuần:33
Ngày dạy: 13/04/2011 Tiết :32
ÔN TẬP BÀI HÁT : TIẾNG VE GỌI HÈ
ÔNTẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 9
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ DÂN CA MỘT SỐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
I/ Mục tiêu: Giúp HS
1/ Kiến thức:
Hát đúng giai điệu lời ca bài hát Tiếng ve gọi hè.
Đọc đúng giai điệu hát chuẩn lời ca bài TĐN số 9.
Hiểu được các bài dân ca của các dân tộc Việt Nam. Nêu được tên một số bài dân ca đã học,hát được 1-2 câu trong những bài đó.
2/ Kỹ năng:
Học sinh tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
Đọc đúng giai điệu bài TĐN kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp 3/4
3/Giáo dục:
- Các em biết yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động, và biết gìn giữ các làn điệu dân ca các dân tộc ít người.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và bài TĐN số 9.
III/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.(4p) Em hãy trình bày TĐN số 9?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Trong 2 tiết học trước các em đã học bài hát Tiếng ve gọi hè và TĐN số 9, tiết này các em sẽ ôn tập lại các bài đó, và qua bài âm nhạc thường thức chúng ta hiểu hơn về các bài dân ca của các dân tộc ít người Việt Nam.
Hoạt động của GV - HS
T/G
Nội dung
Hoạt động 1.
Gv đàn cho hs luyện thanh.
HS thực hiện
Gv hỏi: Bài hát của tác giả nào?
Gv đàn và hát lại bài hát cho HS nghe lại 1 lần.
HS nhẩm lại.
Gv bắt nhịp cho HS hát lại bài hát theo đàn.
HS thực hiện .
Gv chỉ định cá nhân hát.
HS B, P, A thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai nếu có.
Gv cho hs vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo giai điệu bài hát.
Hs thực hiện.
Hoạt động 2.
Gv hỏi:Bài tập đọc nhạc là của tác giả
nào?
Gv bắt nhịp cho hs đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc theo đàn.
HS thực hiện.
Gv chỉ định cá nhân đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài.
HS T, K thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai.
Gv chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm đọc bài 1 lần và kết hợp gõ đệm bài TĐN.
HS thực hiện.
Gv đàn và hướng dẫn hs vừa đọc bài TĐN vừa đánh nhịp ¾ của bài.
HS thực hiện.
Gv chỉ định cá nhân đánh nhịp cho các bạn đọc bài.
HS T, K thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai.
Gv chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm đọc bài 1 lần, sau đó đại diện nhóm sẽ ghép lời ca cho nhóm mình hát theo.
HS thực hiện.
Hoạt động 3
GV yêu cầu hs đọc thông tin sgk.
HS thực hiện.
GV hãy thảo luận nhóm (2p)
Tóm tắt nét chính về dân ca các dân tộc ít người?
HS đại diện nhóm trả lời.
Gv chuẩn xác và cho ghi bài
Gv cho học sinh nghe một số bài hát
Dân ca của các dân tộc khác nhau .
HS theo dõi và cảm nhận.
Gv yêu cầu hs : Hãy kể tên một số bài dân ca mà em biết?
Hs kể : Gà gáy( dân ca Cống Khao)
Ru em ( dân ca Xê- đăng).
Gv giới thiệu thêm có nhiều nhạc sĩ đã dựa trên chất liệu dân ca các dân tộc ít người để sáng tạo nên những ca khúc đậm đà bản sắc riêng và có tính nghệ thuật cao như:
Tình ca Tây Bắc( Bùi Đức Hạnh)
Bóng cây Kơ-nia( Phan Huỳnh Điểu)
Tiếng hát giữa rừng Pác Bó( Nguyễn Tài Tuệ)
Gv hát một số trích đoạn các bài hát trên cho hs nghe và cảm nhận.
Gv liên hệ giáo dục hs.
10p
10p
15p
1.Ôn tập bài hát:
Tiếng ve gọi hè
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn.
.
2.Ôn tập đọc nhạc số 9.
Trường làng tôi.
Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
3.Âm nhạc thường thức:
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những bài dân ca riêng độc đáo, hình thành nền âm nhạc Việt Nam vô cùng phong phú.
* Dân tộc miền núi phía Bắc: dân ca Thái, Tày, Nùng, Hmông, Mường..
* Dân ca cao nguyên Nam trung bộ:
Ja rai, Ba – na, Xê đăng, Ê đê, Chăm, Khơme
* Dân ca miền núi Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế: Pakô, ..
Dân ca mỗi dân tộc mỗi vùng miền có nét đặc trưng riêng biệt.
4/ Củng cố:(3p)
- Gv yêu cầu hs hát lại bài tập đọc nhạc số 9.
- Đàn cho hs hát lại bài Tiếng ve gọi hè.
- Gv cho hs trả lời câu hỏi và bài tập sgk/65.
5/ Dặn dò:(2p)
- Học thuộc lời ca giai điệu bài hát và đọc thuộc bài TĐN số 9
- Xem lại các bài hát bài TĐN, nhạc lí và âm nhạc thường thức tiết sau ôn tập.
Ngày soạn: 27/04/2010 Tuần:34
Ngày dạy: 28/04/2010 Tiết :33
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS
1/ Kiến thức:
Hát đúng giai điệu lời ca bài hát Ca – chiu - sa và Tiếng ve gọi hè. Đọc đúng nhạc hát chuẩn lời ca bài TĐN số 8,9.
Học sinh biết được những nét chính về dân ca các dân tộc ít người, và nhạc sĩ Huy Du và các bài hát của ông.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh tập trình bày cách hát tập thể và hát cá nhân qua lối lĩnh xướng và hoà giọng
3/Giáo dục:
- Các em biết trân trọng các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và bài TĐN .
III/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
Hãy nêu hiểu biết của em về dân ca các dân tộc ít người?
3Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
T/G
Nội dung
Hoạt động 1.
Gv đàn cho hs luyện thanh.
HS thực hiện
Gv đàn và hát lại bài hát cho HS nghe lại 1 lần.
HS nhẩm lại.
Gv bắt nhịp cho HS hát lại bài hát theo đàn.
HS thực hiện .
Gv chỉ định cá nhân hát.
HS B, P, A thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai nếu có.
Gv đàn một số câu bất kì.
HS nghe nhận biết và hát lại câu đó.
Hoạt động 2.
Gv hỏi:Bài tập đọc nhạc là nhạc nước nào?
Gv bắt nhịp cho hs đọc hoàn chỉnh 2 bài tập đọc nhạc theo đàn.
HS thực hiện.
Gv chỉ định cá nhân đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài.
HS T, K thực hiện.
Gv nhận xét và sửa sai.
Gv chia lớp 2 nhóm, mỗi nhóm đọc bài 1 lần, sau đó đại diện nhóm sẽ ghép lời ca cho nhóm mình hát theo.
HS thực hiện.
Gv đàn và bắt nhịp cho hs đọc nhạc ghép lời lại bài 2 lần.
Hoạt động 3
Gv yêu cầu hs trình bày hiểu biết về Nhạc sĩ Huy Du và dân ca các dân tộc ít người.
HS trình bày.
10p
10p
5p
1. Ôn tập bài hát:
Ca – chiu – sa.
Tiếng ve gọi hè.
2. Ôn tập đọc nhạc số 8,9
Chú chim nhỏ dễ thương.
Trường làng tôi
3. Âm nhạc thường thức:
- Vài nét về dân ca các dân tộc ít người
- Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.
4/ Củng cố:(2p)
- Gv yêu cầu hs hát lại bài tập đọc nhạc số 8.9.
- Đàn cho hs hát lại 2 bài hát
- Gv liên hệ thực tế giáo dục hs.
5/ Dặn dò:(2p)
- Học thuộc lời ca giai điệu bài hát và đọc thuộc bài TĐN số 8,9
- Xem lại các bài hát, TĐN và nhạc lí, âm nhạc thường thức tiết sau ôn tập.
Ngày soạn: 04/05/2010 Tuần:35
Ngày dạy: 05/05/2010 Tiết :34
KIỂM TRA HỌC KÌ II
( Thực hành)
I/ Mục tiêu: Giúp HS
1/ Kiến thức:
Học sinh bốc thăm và trình bày một bài hát và một bài tập đọc nhạc đã học trong chương trình.
2/ Kỹ năng:
- Học sinh thể hiện khả năng hát đơn ca qua cách vừa hát vừa biểu diễn.
3/Giáo dục:
- Các em biết yêu quý và vận dụng âm nhạc vào cuộc sống.
II/Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và bài TĐN .
III/ Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sỉ số học sinh.
2.Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
T/G
Nội dung
Gv đàn cho hs luyện thanh.
HS thực hiện
Gv yêu cầu học sinh lên bảng bốc thăm và trình bày bài.
HS lần lượt thực hiện.
Gv yêu cầu học sinh trình bày và các em khác theo dõi rút kinh nghiệm.
Gv nhận xét và chấm điểm.
41p
Hãy bốc thăm trình bày một bài hát và một bài TĐN.
3/ Củng cố:(2p)
- Gv nhận xét kết quả thi thực hành và tuyên dương các hs có kết quả cao và động viên các em còn chưa tốt.
4/ Dặn dò:(1p)
- Học thuộc lời ca giai điệu bài hát và đọc thuộc bài TĐN đã học.
- Xem lại các bài hát, TĐN và nhạc lí, âm nhạc thường thức tiết sau thi lý thuyết.
File đính kèm:
- amnhac7.doc