Giáo án Âm Nhạc 7 Học kì I Năm 2013-2014

1. Kiến thức: - HS biết tác giả của bài “Mái trường mến yêu” là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý.

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.

 2. Kĩ năng: HS biết trình bày bài hát qua vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng

 3. Thái độ: Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mái trường - ở đó có thầy cô giáo ngày đêm chăm sóc, vun trồng những mầm xanh đất nước và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm Nhạc 7 Học kì I Năm 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắc sâu lại các vấn đề đó. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV HS GV GV ? HS GV ? HS ? HS GV HS GV HS GV HS ? HS GV HS GV Yêu cầu HS cả lớp hát: + Bài “Chúng em cần hoà bình” theo hình thức canon như đã hướng dẫn; hát với sắc thái khoẻ, sôi nổi và tự hào. + Bài “Khúc hát chim sơn ca” với sắc thái nhẹ nhàng nhưng vui tươi, nhí nhảnh, say sưa. Luyện tập theo nhóm của mình đã lựa chọn - Nhận xét, góp ý cho HS về hình thức biểu diễn từng bài - Bật đàn, chỉ huy cho HS hát theo tiết tấu ghi sẵn kết hợp 1 số động tác phụ hoạ (GV chú ý sửa sai triệt để nhất là những câu hát có dấu luyến) Treo bảng chép bài TĐN số 5 Kí hiệu trong bài TĐN số 5, chúng ta cần lưu ý kí hiệu nào, vì sao? Dấu # (dấu hoá) tăng cao độ nốt nhạc lên 1/2 cung Khắc sâu cho HS dấu hoá: dấu #, b, dấu hoàn Các dấu hoá được sử dụng như thế nào? - Dấu hoá suốt (hoá biểu): đặt sau khoá Son, có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bài - Dấu hoá bất thường: đặt trước nốt nhạc, có hiệu lực với các nốt cùng tên sau nó trong ô nhịp Cung bậc của 7 nốt nhạc cơ bản như thế nào? Trả lời bài cũ - Cho HS đọc thang âm Cdur I III V (I) và nhấn mạnh: đây là những âm cơ bản; lưu ý HS quãng nửa cung Mi – Pha và Si – Đô - Khắc sâu về cung, nửa cung cho HS Đọc các bài TĐN + gõ đúng tính chất nhịp của từng bài Gõ tiết tấu của 2 bài Nghe nhận ra tiết tấu bài nào? Đọc câu đó? Cho điểm khá với em nhận ra, điểm giỏi với những em đọc được và yêu cầu cả lớp gõ lại tiết tấu từng bài - Đọc nhạc kết hợp gõ phách và tiết tấu(GV lưu ý sửa sai). Chú ý đọc nhạc và ghép lời thuần thục. - Quan sát đàn phím. Từ quãng Đồ - Đố (Quãng 8) có mấy cung và nửa cung? Có 6 cung (5 cung và 2 nửa cung) - Đàn gam Cdur – HS nhận biết và phân biệt các quãng nửa cung. - Cho HS luyện đọc lại gam và cao độ - Cả lớp đọc lại bài TĐN - Các tổ đọc từng bài - Từng bàn đọc - Cá nhân (từ 3 đến 5 em) đọc Nhận xét, giúp HS đọc đúng và cho điểm HS 1 khích lệ HS. 1. Ôn tập bài hát (12’): “Chúng em cần hoà bình” - Hoàng Long, Hoàng Lân- “Khúc hát chim sơn ca” - Đỗ Hoà An - 2. Ôn tập nhạc lí (11’): (HS ghi nhận) 3. Ôn tập TĐN số 4, 5 (20’): 3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố luyện tập trong bài dạy) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Nắm chắc các kiến thức mhạc lí - Học thuộc các bài TĐN số 4, 5 và hát thuộc các bài hát theo nhóm ------------------------------------------------------------------------------- Ngàysoạn: 04/11/2013 Ngày giảng: 06/12/2013 TIẾT 16. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hát thuộc và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bốn bài hát: “Chúng em cần hoà bình”, “Khúc hát chim sơn ca”, “Mái trường mến yêu” và “Lí cây đa”. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca các bài TĐN số 1, 2, 3, 4, 5. - HS biết sơ lược về các nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận và Bét-tô-ven 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình diễn và thực hành và HS biết dạng đề kiểm tra và cách thức tiến hành kiểm tra. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc - Bảng phụ chép thang âm và âm hình tiết tấu các bài TĐN - Chuẩn bị các dạng đề kiểm tra và 1 số câu hỏi về nhạc lí và âm nhạc thường thức. 2. Chuẩn bị của HS: Nắm chắc các kiến thức đã học III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để giúp các em thực hiện tôt bài kiểm tra học kì, tiết này các em sẽ tổng hợp lại các kiến thức cần thiết về các nội dung sẽ có trong đề kiểm tra. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV HS GV GV HS GV HS GV - Đưa ra nội dung cần ôn gồm 4 bài hát: - Cho HS hát lại mỗi bài 1 lần và sửa sai hoặc gợi ý cách thức trình bày phù hợp - Yêu cầu tập hát thuộc theo nhóm hoặc cá nhân (thi biểu diễn giữa các tổ) - Lưu ý HS: + Hát bài 1: với tính chất thiết tha, dịu êm + Hát bài 2: mềm mại, duyên dáng + Hát bài 3: với sắc thái khoẻ, sôi nổi và tự hào. + Hát bài 4: với sắc thái nhẹ nhàng nhưng vui tươi, nhí nhảnh, say sưa Các nhóm biểu diễn - Gọi xen kẽ các tổ và quay lại - Cho HS nhận xét, bình thứ hạng các tiết mục từng tổ và động tác phụ hoạ phù hợp nội dung bài hát Treo bảng chép các thang âm các bài TĐN I III V (I) và cho HS đọc thành thục thang âm Cả lớp đọc chính xác lại từng bài TĐN đã học. (GV sửa sai triệt để) - Treo bảng chép các âm hình tiết tấu 5 bài - Gõ cho HS cảm nhận và ghi nhớ Tự tập đọc theo nhóm hoặc cá nhân Cho HS nhắc lại vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của các nhạc sĩ trong và ngoài nước đã giới thiệu trong phân môn âm nhạc thường thức: - Nhạc sĩ Hoàng Việt: 1928 - 1967 - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận: 1922 - 1991 - Nhạc sĩ Bét-tô-ven (người Đức): 1770 - 1827 1. Ôn tập bài hát (15’): “Mái trường mến yêu” (Lê Quốc Thắng) “Lí cây đa” (Dân ca quan họ Bắc Ninh) “Chúng em cần hoà bình” (Hoàng Long, Hoàng Lân) “Khúc hát chim sơn ca” (Đỗ Hoà An) 2. Ôn tập TĐN số 1, 2, 3, 4, 5 (15’): 3. Ôn tập âm nhạc thường thức (8’): 3. Củng cố, luyện tập (5’): - GV cho HS câu hỏi về ôn tập phần nhạc lí và âm nhạc thường thức: 1. Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, và Bettoven. 2. Nêu nội dung và hoàn cảnh sáng tác của bài hát “Nhạc rừng” và bài “Hành quân xa” ? 3. Thế nào là nhịp 4/4? Viết 8 ônhịp ở nhịp 4/4, sử dụng các hình nốt đen, trắng, đơn, lặng đen, lặng đơn 4. Nêu khái niệm cung và nửa cung? Số cung giữa các bậc âm cơ bản như thế nào? 5. Dấu hoá là gì? có mấy loại dấu hoá? Nêu tác dụng của các loại dấu hoá? 6. Thế nào là dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường? Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Thông qua nội dung, hình thức kiểm tra: + Kiểm tra thực hành: Hát + TĐN. + Kiểm tra viết : Nhạc lí + Âm nhạc thường thức. - Về học thuộc các bài TĐN và bài hát đã ôn. Ngày soạn: 10/12/2013 Ngày kiểm tra: 13/12/2013 Tiết 17. KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: * Kiến thức: Kiểm tra cá nhân về kiến thức âm nhạc nhạc lí, âm nhạc thường thức. * Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng nhận biết các kí hiệu âm nhạc; rèn viết kí hiệu âm nhạc * Thái độ: Giúp HS có sự tự tin biểu diễn trước lớp. 2. NỘI DUNG ĐỀ: * Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Bài hát Nhớ tên tác giả Biết ý nghĩa của bài hát Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 1 1 2 câu 2 điểm 20% Nhạc lí Nêu được khái niệm về dấu hóa Kể tên các dấu hóa và tác dụng của dấu hóa. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 2 3 2 câu 3 điểm 30% Bài TĐN Biết được nhịp của bài TĐN. Kẻ khuông nhạc viết dấu hóa thăng và dấu hóa giáng. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 1 2 2 câu 3 điểm 30% Âm nhạc thường thức Tóm tắt được về tiểu sử nhạc sĩ Việt Nam. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 2 1 câu 2 điểm 20% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %: 4 câu 5 điểm 50% 2 câu 3 điểm 30% 1 câu 2 điểm 20% 7 câu 10 điểm 100% * Đề kiểm tra: Trước khi phát đề GV thông qua hình thức kiểm tra: - Tiết 1: Kiểm tra Tự luận (Phần lý thuyết) - Tiết 2: Kiểm tra Thực hành (Bài hát và TĐN) (Thang điểm 10; Sau 2 tiết kiểm tra cộng điểm chia trung bình) ĐỀ KIỂM TRA LÍ THUYẾT: Câu 1 (1 điểm): Em hãy cho biết ai là tác giả của bài hát “Chúng em cần hòa bình” Câu 2 (1 điểm); Dấu hóa là gì? Câu 3 (2 điểm): Kể tên các dấu hóa và tác dụng của từng dấu hóa? Câu 4 (1 điểm): Bài TĐN số 5 được viết ở nhịp gì? EM LÀ BÔNG HỒNG NHỎ (Trích) Nhạc và lời: TRỊNH CÔNG SƠN. Câu 5 (2 điểm): Bài hát “Khúc hát chim sơn ca” có ý nghĩa gì? Câu 6 (2 điểm): Kẻ khuông nhạc và viết dấu thăng, dấu giáng lên khuông? Câu 7 (1 điểm): Hãy tóm tắt sơ lược về tiểu sử của nhạc sĩ Đỗ Nhuận? 3. ĐÁP ÁN: Câu hỏi Đáp án Điểm 1 Nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân 1 điểm 2 Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc 1 điểm 3 Có 3 loại dấu hóa : dấu thăng (#), dấu giáng (b), dấu bình - Dấu thăng có tác dụng nâng cao nốt nhạc lên nửa cung - Dấu giáng có tác dụng hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung - Dấu bình chỉ sự hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng và giáng 2 điểm 4 Nhịp 4/4 1 điểm 5 Mong cho tiếng hát của các em bay khắp mọi nơi để mọi người cùng sống trong tình thân ái, đoàn kết và hạnh phúc. 2 điểm 6 2 điểm 7 Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh 1922 tại Hải Dương. Tham gia cách mạng từ khi còn trẻ và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Là tác gỉa của nhiều bài hát nổi tiếng : "Xuân chiến khu", "Giải phóng Điện Biên", "Việt Nam quê hương tôi".... Mất năm : 1991 Được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật 1 điểm ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 10/12/2013 Ngày kiểm tra: 20/12/2013 Tiết 18. KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: * Kiến thức: Kiểm tra cá nhân về thực hành biểu diễn bài hát và TĐN. * Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng biểu diễn, khả năng thực hành trong 4 bài hát và 5 bài TĐN. * Thái độ: Biểu diễn trước lớp với thái độ tự tin. 2. NỘI DUNG ĐỀ: * Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Bài hát Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 10 1 câu 10 điểm 100% Tập đọc nhạc Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 10 1 câu 10 điểm 100% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %: 1 câu 10 điểm 1000% 1 câu 10 điểm 100% * Đề kiểm tra thực hành (Bốc thăm lựa chọn 1 trong 2 nội dung hát và TĐN) Câu 1: Kiểm tra 4 bài hát – theo nhóm 6 HS "Mái trường mến yêu" "Lý cây đa" "Chúng em cần hòa bình" "Khúc hát chim sơn ca" Câu 2: Kiểm tra 5 bài TĐN: số 1, 2, 3, 4, 5 – theo nhóm 5 HS 3. ĐÁP ÁN: Bốc thăm câu hỏi chọn 1 trong 2 nội dung Câu hỏi Đáp án Thang điểm 1 - Hát đúng chính xác giai điệu và lời ca bài hát - Hát thể hiện sắc thái tình cảm, kết hợp động tác phụ họa 8 điểm 2 điểm 2 - Đọc đúng chính xác cao độ, trường độ - Ghép lời ca, đánh nhịp hoặc gõ phách. 8 điểm 2 điểm

File đính kèm:

  • docNHẠC 7 - KI 2013-2014.doc
Giáo án liên quan