1. Kiến thức : HS tiếp tục ôn bài “ Đi cấy”để nắm vững giai điệu và hát thuần thục hơn. HS đọc đúng giai điệu, tiết tấu của bài tập đọc nhạc “ Vào rừng hoa”
HS được biết một vài loại nhạc cụ dân tộc phổ biến
2. Kỹ năng : Học sinh tập biểu diễn bài “ Đi cấy” ( hát theo nhóm )
3. Thái độ: Qua phân môn âm nhạc thường thức giáo dục cho HS yêu thích nhạc cụ dân tộc mong muốn các em học tập và giữ gìn nó.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 6 Tuần 15 Tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
TIẾT 15
Ôn hát : ĐI CẤY
Ôn tập đọc nhạc : TĐN SỐ 5
Âm nhạc thường thức :
SƠ LƯỢC MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN
Ngày soạn : 23/ 11/ 2013
Ngày dạy : 26/ 11/ 2013
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS tiếp tục ôn bài “ Đi cấy”để nắm vững giai điệu và hát thuần thục hơn. HS đọc đúng giai điệu, tiết tấu của bài tập đọc nhạc “ Vào rừng hoa”
HS được biết một vài loại nhạc cụ dân tộc phổ biến
Kỹ năng : Học sinh tập biểu diễn bài “ Đi cấy” ( hát theo nhóm )
Thái độ: Qua phân môn âm nhạc thường thức giáo dục cho HS yêu thích nhạc cụ dân tộc mong muốn các em học tập và giữ gìn nó.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :Nhạc cụ ( đàn organ )Tranh ảnh các loại nhạc cụ…
Học sinh : Sgk lớp 6, bút ,vở….
Phương pháp : Trực quan, thực hành, thuyết trình….
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định – kiểm tra sĩ số
Lớp : 6A1…………………………………. Lớp : 6A4………………………………
Lớp : 6A2…………………………………. Lớp : 6A5………………………………
Lớp : 6A3…………………………………. Lớp : 6A6………………………………
Kiểm tra bài cũ – trong lúc ôn
Bài mới: Âm nhạc thường thức
HĐ của GV
NỘI DUNG
HĐ của GV
GV ghi bảng
GV nhắc nhở và đàn
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV đàn
GV yêu cầu
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
Nội dung 1 :
Ôn hát : Bài : “ Đi cấy”
+ cả lớp cùng trình bày bài hát hai lần ( thể hiện sự uyển chuyển nhẹ nhàng )
+ Gọi nhóm 5 học sinh : Hát kết hợp làm động tác phụ họa( kiểm tra 2 nhóm )
Nội dung 2 :
Ôn tập đọc nhạc : Vào rừng hoa
+ Đọc gam đô trưởng ( gam trụ, gam rãi )
+ Cả lớp cùng đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách
+ Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời, sau đổi lại
+ Goi học sinh xung phong kiểm tra ( đọc nhạc, đánh nhịp ) kiểm tra 4 học sinh
Nội dung 3 :
Âm nhạc thường thức : Sơ lược một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Nhạc cụ dân tộc VN rất phong phú, đa dạng. Trong bài học hôm nay các em sẽ được giới thiệu sơ lược một số loại phổ biến
- HS nghiên cứu sách giáo khoa
- Giới thiệu từng loại :
a. Sáo : có loại sáo dọc, có loại sáo ngang
- Được làm bằng thân cây trúc, nứa
- Dùng hơi để thổi
b. Đàn bầu
- Chỉ có một dây, dùng que gảy
( đây là nhạc cụ độc đáo của dân tộc VN )
c. Đàn tranh ( còn gọi là đàn thập lục )
- Dùng móng gảy – đệm cho ngâm thơ
d. Đàn nhị ( ở miền Nam gọi là đàn cò )
- Có 2 dây, dùng cung kéo
e. Đàn nguyệt ( ở miền Nam gọi là đàn kìm )
- Có 2 dây, dùng móng gảy – để đệm cho Chầu văn
f. Trống : trống cái, trống cơm, trống đế
* Cho học sinh xem tranh các loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó
HS ghi bài
HS hát
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc gam
HS thực hiện
HS đọc nhạc
HS ghi bài
HS nghe
HS xem sách
HS giới thiệu và ghi bài
Củng cố : Không thực hiện
Nhận xét, dặn dò :
Ôn tập hai bài hát “ Hành khúc tới trường” và “ Đi cấy”
Ôn tập ba bài tập đọc nhạc số 3, số 4, số 5
Rút kinh nghiệm và bổ sung.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- AN 6 tiet 15.doc