A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.
- Nắm sơ lược về các phân môn: Học hát, nhạc lí, TĐN, âm nhạc thường thức.
- Ôn tập lại bài hát Quốc ca
B. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đĩa CD giới thiệu các bài hát lớp 6.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 6 Tuần 1-4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạclí: Giới thiệu các kiến thức âm nhạc cơ bản.
- TĐN: Xướng âm
c. Âm nhạc thường thức: Nghe giới thiệu về các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới và VN, giới thiệu về dân ca VN, các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây,…
II. Tập hát: Quốc ca (Tiến quân ca)
Nhạc và lời: Văn Cao
- Bài hát được sáng tác năm 1944
- Tại kì họp Quốc Hội đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hoà, bài hát được chọ làm quốc ca.
- Đệm đàn cho hs trình bày => GV nghe và chỉnh sửa những chỗ cần thiết.
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS trả lời
HS nghe và ghi bài
HS ghi bài
HS nghe
HS ghi bài
HS nghe
HS trình bày
III. Kết thúc:
Nhắc HS về chuẩn bị bài mới và sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Tuần 2:
Tiết 2:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
HỌC HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Bước đầu cho HS nghe và phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của giọng thứ và tính chất khoẻ, tươi sáng của giọng trưởng.
- Qua bài hát giáo dục các em tình đoàn kết, thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội.
B. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên và một số tác phẩm khác của ông.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
Trái đất của chúng ta là một ngôi nhà rộng lớn - một ngôi nhà với một màu xanh vô tận và tình thân ái bao la. Mỗi con người sống trong đó đều phải vun đắp và dựng xây để cho vang mãi tiếng cười vui – mà các em những chủ nhân nhỏ cũng có trách nhiệm vun đắp và điểm tô cho trái đất mãi đẹp xinh. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em bài hát nói về chủ đề này của nhạc sĩ Phạm Tuyên – bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV th/trình
GV điều khiển
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thực hiện
GV đàn
GVđàn và h/dẫn
GV hướng dẫn
GV đệm đàn
GV yêu cầu
GV h/dẫn
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV điều khiển
I. Học hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
1. Giới thiệu tác giả, bài hát.
a. Tác giả:
- Sinh năm 1930 tại xã Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương, hiện đang sống và công tác tại Hà Nội
- Ông nguyên là trưởng ban âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình VN, Uỷ viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ VN
- Có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi như: Chú voi con ở Bản Đôn (1983), Tiếng chuông và ngọn cờ (1982), Tiến lên đoàn viên…
-Cho hs nghe trích đoạn 1 trong các bài hát trên.
b. Bài hát:
- HS đọc sgk/ 8
? Bài hát được viết trong hoàn cảnh và thời gian nào? (Năm 1985 – khi hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình.
- Đọc lời ca và tìm hiểu nội dung bài hát
2. Nghe hát mẫu:
3. Chia đoạn, chia câu: (2 đoạn – mỗi đoạn có 4 câu; đoan 2 được gọi là điệp khúc)
4. Luyện thanh:
5. Tập hát từng câu:(Dịch giọng -3)
- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại => Cả lớp hát theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1 => Nối câu 1 với câu 2
- Hát thuần thục đoạn 1
- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1 sau đó hát cả bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm trình bày bài hát
- Cả lớp hát cả bài và gõ tiết tấu.
6. Hát đầy đủ cả bài:
- Chia ½ lớp hát đoạn 1, ½ lớp hát đoạn 2 sau đó đổi ngược lại.
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
7. Hát hoàn chỉnh cả bài:
- Chọn tiết tấu Polka TP 110 đệm đàn cho hs hát.
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV
II. Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta.
- Đọc SGK/ 8-9
- Cho hs nghe một đoạn nhạc không lời.
HS ghi bài
HS nghe và ghi nhớ
HS nghe
HS đọc sgk
HS trả lời
HS nghe- cảm nhận
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS thực hiện
HS trình bày
HS trình bày
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc
HS nghe
III. Củng cố, kết thúc:
Hs trình bày lại bài hát theo nhóm.
Về nhà học thuộc lời bài hát và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tuần 3:
Tiết 3:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH- CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái tình cảm khác nhau giữa 2 đoạn của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
- Biết vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng theo bài hát.
- Biết được 4 thuộc tính của âm thanh, nhận biết tên 7 nốt nhạc trên khuông, viết được khoá son trên khuông nhạc
B. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- bảng phụ
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn hát
III. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV đệm đàn
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV h/dẫn
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV thực hiện
GV hỏi
GV ghi bảng
GV ghi bảng
GV thực hiện
GV hỏi
GV kết luận
GV ghi bảng
GV g/thiệu
GV ghi bảng và giới thiệu
GV ghi bảng
GV h/dẫn vẽ khoá son
GV h/dẫn
I. Ôn hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
1. Luyện thanh.
2. Ôn tập.
- Cho hs nghe lại giai điệu của bài hát để các em so sánh và sửa những chỗ chưa chính xác.
- Cả lớp ôn tập lại bài hát, GV nghe và sửa sai ( nếu có).
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát => Gv chỉ ra những chỗ các em hát chưa chính xác và hướng dẫn các em sửa sai.
3. Tập các hình thức biểu diễn:
- Một hs nam và 1 hs nữ hát đối đáp đoạn 1- đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng.
- Đoạn 1- 1 hs hát lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp hoà giọng.
4. Kiểm tra:
Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài hát=> Gv nhận xét và cho điểm.
II. Nhạclí:
1. Nhữnh thuộc tính của âm thanh.
- Lấy ví dụ: Tiếng vật rơi ở trên cao xuống và tiếng chim hót.
? Hai âm thanh trên khác nhau ở điểm gì? (1 tiếng không có độ cao thấp rõ rệt, một có độ trầm bổng rất rõ)
a. Có 2 loại âm thanh:
- Âm thanh không có độ trầm bổng rõ rệt -t.động
- Âm thanh có độ trầm bổng rõ rệt là âm thanh dùng trong âm nhạc.
b. Bốn thuộc tính của âm thanh.
- Đọc 1 câu nhạc quen thuộc cho hs nghe nhiều lần.
? Em nhận ra dược những thuộc tính nào của âm thanh?
- Cao độ: độ trầm bổng, cao thấp
- Trường độ: độ ngân dài, ngắn
- Cường độ: độ mạnh, nhẹ
- Âm sắc: chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
2. Các kí hiệu âm nhạc:
a. Kí hiệu ghi cao độ.
- Người ta dùng 7 tên nốt nhạc để ghi lại cao độ từ thấp lên cao là: đô, rê, mi,fa son, la,si
b. Khuông nhạc: Gồm 5 dòng và 4 khe được tính từ dưới lên trên. Ngoài ra còn có dòng và khe phụ dưới, dòng và khe phụ trên.
c. Khoá: (Khoá son).Là kí hiệu dùng để xác định tên nốt nhạc trên khuông.
- Hướng dẫn hs xác định vị trí các nốt nhạc khác trên khuông nhạc.
HS ghi bài
HS l.thanh
HS nghe
HS thực hiện
HS trình bày
HS trình bày
HS ghi bài
HS bghe
HS trả lời
HS ghi bài
HS nghe
HS trả lời
HS ghi bài
HS nghe- ghi nhớ
HS tập kẻ khuông nhạc
HS ghi bài
HS tập vẽ khoá son
HS xác định các nốt nhạc trên khuông
III. Củng cố, kết thúc:
Hs trình bày lại bài hát theo nhóm.
Về nhà học thuộc lời bài hát , làm bài tập 1-2/ 11
Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tuần 4:
Tiết 4:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
NHẠC LÍ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh và mối quan hệ giữa các kí hiệu đó.
- Đọc chính xác bài TĐN số 1, biết đọc ngăt và nhấn vào những phách mạnh.
B. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép TĐN số 1
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: 1. Có mấy loại âm thanh, âm thanh coá những thuộc tính nào?
2. Viết vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
III. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV h/dẫn hs viết các hình nốt trên khuông
GV ghi bảng
GV h/dẫn ghi dấu lặng
GV ghi bảng
GV hỏi
GV thực hiện
GV yêu cầu
GV đàn
GV đàn g/điệu
GV đàn và h/dẫn đọc bài
GV đệm đàn
GV đàn
I. Nhạclí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
1. Hình nốt.
- Nốt tròn ( ): Có độ ngân dài nhất
- Nốt trắng ( ): Có độ ngân bằng ½ nốt tròn
- Nốt đen ( ): Có độ ngân bằng ½ nốt trắng
- Nốt móc đơn ( ): Có độ ngân bằng ½ nốt đen
- Nốt móc kép ( ): Có độ ngân bằng ½ nốt đơn
=> Giới thiệu sơ đồ mối quan hệ giữa các hình nốt.
a. Cách viết nốt nhạc trên khuông.
- Nốt nhạc hình bầu dục hơi nghiêng lên về phía bên phải.
- Các nốt nằm ở dòng thứ 3, đuôi có thể quay lên hoặc quay xuống.
- Các nốt nằm từ khe thứ 3 trở lên, đuôi thường quay xuống.
- Các nốt nằm ở khe thứ 2 trở xuống, đuôi thường quay lên.
-Các nốt móc đứng cạnh nhau có thể nối với nhau bằng 1 hoặc 2 vạch ngang.
3. Dấu lặng. Là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Môti hình nốt có một dấu lặng tương ứng.
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1
1. Nhận xét:
? Về cao độ bài TĐN có sử dụng những nốt nhạc nào? (Đồ, rê, mi, fa, son, la)
? Về trường độ có những hình nốt nào? (Nốt đen, dấu lặng đen).
2.Chia câu: 2 câu
3. Đọc tên nốt.
4. Đọc gam C
5. Tập đọc từng câu.
- Cho hs nghe giai điệu cả bài 1-2 lần
- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần, hs nghe- đọc nhẩm theo và đọc lại theo đàn.
- Tập câu 2 tương tự câu 1
- Nối câu 1 và câu 2 => Đọc thuần thục cả bài.
- Chia từng dãy bàn đọc nhạc kết hợp gõ nhấn vào các phách mạnh.
6. Ghép lời ca.
- GV đệm đàn tiết tấu Pop, TP 110. ½ lớp đọc nhạc, ½ lớp hát lời kết hợp gõ nhấn vào các phách mạnh. Sau đó đổi lại.
- Cả lớp cùng đọc nhạc và hát lời ca.
* Trò chơi âm nhạc.
- GV đàn cao độ 7 nốt nhạc cho hs nghe nhiều lần, sau đó đàn 3 nốt bất kì cho các em nghe và yêu cầu các em cho biết đó là các nốt nào và đọc lại hoặc hát bằng âm la
HS ghi bài
HS nghe và ghi
HS ghi bài
Hs nghe và ghi bài
HS tập viết các hình nốt trên khuông
HS ghi bài
HS ghi bài
HS trả lời
HS theo dõi
HS đọc tên nốt
HS đọc gam C
HS nghe
HS thực hiện
HS trình bày
Hs tham gia trò chơi
III. Củng cố, kết thúc:
Hs trình bày lại bài TĐN theo nhóm.
Về nhà học bài, chép bài TĐN vào vở , làm bài tập 1-2/ 14
Chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giaoanamnhac6789tron.doc