1.1.Kiến thức:
-HS biết bài TĐN số 9 – Ngày đầu tiên đi học là phần đầu của bài hát cùng tên, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
- HS kể được tên 1 – 2 bài hát của nhạc sĩ Văn Chung, hát đúng 1 – 2 câu trong những bài hát đó.
- HS biết vài nét về NS Văn Chung và nội dung bài hát Lượn tròn, lượn khéo.
1.2.Kĩ năng:
- Hs trình bày hoàn chỉnh bài TĐN số 9 - Ngày đầu tiên đi học. Biết gõ nhịp, phách bài TĐN số 9.
1.3.Thái độ: Qua nội dung bài học giúp HS có thêm kiến thức về nhạc lí. Thấy được tầm quan trọng của phân môn nhạc lí trong việc học nhạc.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm Nhạc 6 Tiết 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 9.
ÂNTT: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ
BÀI HÁT LƯỢN TRÒN LƯỢN KHÉO.
Bài: 7 – tiết:29
Tuần dạy: 30
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
-HS biết bài TĐN số 9 – Ngày đầu tiên đi học là phần đầu của bài hát cùng tên, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
- HS kể được tên 1 – 2 bài hát của nhạc sĩ Văn Chung, hát đúng 1 – 2 câu trong những bài hát đó.
- HS biết vài nét về NS Văn Chung và nội dung bài hát Lượn tròn, lượn khéo.
1.2.Kĩ năng:
- Hs trình bày hoàn chỉnh bài TĐN số 9 - Ngày đầu tiên đi học. Biết gõ nhịp, phách bài TĐN số 9.
1.3.Thái độ: Qua nội dung bài học giúp HS có thêm kiến thức về nhạc lí. Thấy được tầm quan trọng của phân môn nhạc lí trong việc học nhạc.
2. TRỌNG TÂM:
- HS biết vài nét về NS Văn Chung và nội dung bài hát Lượn tròn, lượn khéo.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
- Đàn Organ, bảng phụ TĐN Ngày đầu tiên đi học.
- Sưu tầm tư liệu và tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Chung.
- Băng, đĩa một số bài hát của nhạc sĩ Văn Chung (nếu có)
3.2.Học sinh:
- Viết bài TĐN số 9, nhận xét, tập nhận tên nốt bài TĐN.
- Đọc trước phần ANTT và tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Chung.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số HS.
- Ổn định tổ chức.
4.2.Kiểm tra miệng:
* Câu 1: Trình bày bài hát Tia nắng, hạt mưa theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca.
* Câu 1: Nhận biết những kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 8. Đọc nhạc và vỗ tay theo phách bài TĐN số 8.
Đáp án: Những kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 8: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi.
4.3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài
Tập đọc nhạc: TĐN số 9
“NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC”
- Gv ghi bảng, hs ghi bài
- Gv treo bảng phụ và giới thiệu bài
+Hs lắng nghe
- Gv thuyết trình : bài TĐN Ngày đầu tiên đi học, viết giọng Đô trưởng, nhịp ¾.
- Gv hỏi: Số chỉ nhịp 3/4 cho biết gì ?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Cao độ sử dụng trong bài TĐN gồm những nốt gì?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Trường độ sử dụng trong bài TĐN gồm những hình nốt gì ?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Trong bài sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?
+ Hs trả lời:
- Gv hỏi: Bản nhạc chia thành mấy câu ?
+ Hs trả lời:
- Gv chỉ định hs đọc tên nốt nhạc từng câu kết hợp gõ tiết tấu.
* Dạy đọc:
- GV cho HS đọc gam Đô trưởng 2-3 lần.
- Gv đàn giai điệu câu 1 ( 2-3 lần ) hs lắng nghe và cảm nhận
- Gv đàn giai điệu câu 1. Hs đọc hoà theo (3-4 lần)
- Gv đàn giai điệu câu 2( 2-3 lần ) hs lắng nghe
- Gv đàn giai điệu câu 2. Hs đọc hoà theo (3-4 lần)
- Gv đàn nối câu 1 và 2. Hs đọc nhạc hoà theo
Tập tương tự theo lối móc xích cho đến khi hết bài.
- Gv chú ý sửa sai cụ thể cho HS.
- GV cho hs đọc nhạc kết hợp gõ phách.
- Gv chỉ định hs khá đọc
- Gv hỏi :Từ đọc nhạc chuyển qua ghép lời ngân mấy phách ?
+ Hs:( 5 phách)
- Cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ phách
- Gv chia lớp thành 2 dãy: nửa lớp đọc nhạc nửa lớp ghép lời . Ngược lại
- Chia nhóm hs luyện tập.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.GV chốt ý sửa sai.
- Gọi cá nhân hs trình bày.
- Gọi hs nhận xét. GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Âm nhạc thường thức:
“NHẠC SĨ VĂN CHUNG
VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO”
- Gv ghi bảng, Hs ghi bài
- Gv ghỉ định hs đọc phần giới thiệu trong Sgk trang 56
- Gv cho hs nghe trích đoạn một số tác phẩm của nhạc sĩ Văn Chung ( Đếm sao, Trăng theo em rước đèn)
- Gv cho hs nghe bài hát Lượn tròn lượn khéo.
- Gv gọi hs phát biểu nội dung của bài hát, và cảm nghĩ sau khi nghe bài hát.
+ Hs trả lời
- Gv chốt ý.
1/ Tập đọc nhạc: TĐN số 9
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
(Trích)
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời thơ: Viễn Phương
* Tìm hiểu bài TĐN :
- Bài TĐN số 9, viết giọng Đô trưởng, nhịp 3/4 , mỗi ô nhịp có 3 phách, giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ.
- Cao độ: ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA.
- Trường độ: Nốt móc đơn, nốt đen, nốt đen chấm dôi, nốt trắng, nốt trắng chấm đôi.
- Kí hiệu âm nhạc: Dấu luyến, dấu hoàn, khung thay đổi.
- Bài gồm: 2 câu
- Đọc tên nốt nhạc
* Dạy đọc:
- Luyện thanh: gam Đô trưởng
- Tập đọc nhạc từng câu
- Tập đọc nhạc cả bài
2/ Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO.
* Đôi nét về nhạc sĩ Văn Chung:
- Tên khai sinh: Mai Văn Chung. Sinh năm 1914, mất 1984. Quê quán Phù tiên - Hưng Yên.
- Ông sáng tác ca khúc từ năm 1936. Âm nhạc của ông hồn hậu, chất phát, đậm nét dân gian.
- Một số ca khúc của ông như: Đếm sao, Lì và Sáo,…
* Sơ lược về bài hát:
- Bài hát Lượn tròn lượn khéo ra đời năm 1954
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Câu 1: Đọc nhạc kết hợp gõ phách bài TĐN số 9.
- Câu 2: Hát một vài tác phẩm quen thuộc của nhạc sĩ Văn Chung.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Đọc nhạc kết hợp gõ phách bài TĐN số 9.
+ Ghi nhớ những nét cơ bản về NS Văn Chung và bài Lượn tròn, lượn khéo.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc lời, tìm hiểu nội dung, kí hiệu âm nhạc trong bài Hô-la-hê, Hô-la-hô.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Phương tiện:
File đính kèm:
- Am nhac 6 Tiet 28.doc