Giáo án Âm Nhạc 6 Năm học: 2013-2014 Trường THCS EaPhê

 1. Kiến thức:

- HS biết Nguyễn Huy Hùng là tác giả của bài “Niềm vui của em”. Biết bài hát có hai lời, nội udng nói về niềm vui của các bạn nhỏ miền núi được học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp.

- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca .

 2. Kĩ năng:

- Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng.

- Tập ngân đủ 3 phách, luyến âm đủ hai nốt nhạc với một tiếng trong lời ca; biết trình bày bài hát ở các hình thức hát tập thể có lĩnh xướng, đơn ca .

 3. Thái độ:

- Qua bài hát cảm nhận được niềm vui của bạn nhỏ miền núi khi được đến trường học và mẹ em cũng lên lớp vào buổi tối.

 

doc59 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm Nhạc 6 Năm học: 2013-2014 Trường THCS EaPhê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong cảnh đồng quê mùa lúa chín với nhiều đợt sóng lúa vàng dập dìu, lúc trầm lắng gợi tả nỗi niềm mong đợi ngày thống nhất đất nước của tuổi thơ Việt Nam. 1. Ôn tập bài hát (12’): “Hô-la-hô, hô-la-hê” Dân ca Đức 2. Ôn tập TĐN số 10 (12’): “Con kênh xanh xanh” (Trích) Nhạc và lời: Ngô Huỳnh 3. Âm nhạc thường thức (16’): * Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát (01/12/1910 – 1993) - Tác phẩm: “Con voi”, “Thằng bờm”, “Hò kiến thiết” … - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật * Bài hát “Lúa thu” – Sáng tác năm 1958 3. Củng cố, luyện tập (3’): - GV cùng HS gõ lại tiết tấu bài TĐN để khắc sâu kiến thức về nhịp 3/4 - HS đọc lại 1 lần cả bài kết hợp gõ đệm 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Nắm chắc nội dung đã học ở học kì II - Tập chép các kí hiệu âm nhạc, ghi nhớ cách vận dụng ------------------------------------------------------------------- Tuần 33: Ngày soạn: 27/04/2014. Tiết 33: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát “Tia nắng hạt mưa” và bài hát “Hô- la- hô, hô- la- hê”. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca ... - HS biết tác dụng của dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi. Nhận biết được những kí hiệu đó trong bản nhạc. - HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 8, 9, 10 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. 2. Kĩ năng: Luyện tập biểu diễn âm nhạc và ghi nhớ nốt nhạc, kí hiệu âm nhạc 3. Thái độ: Giáo dục HS khả năng cảm thụ âm nhạc II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập - Bảng phụ chép bài TĐN số 8 và 1 số ví dụ - Chuẩn kiến thức kĩ năng 2. Chuẩn bị của HS: Học nội dung yêu cầu. Ôn tập các kiến thức từ tiết 19 đến nay. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Để chuẩn bị cho kiểm tra lấy điểm tổng kết môn học, các em sẽ có 2 tiết ôn tập để luyện tập và ghi nhớ kiến thức. 2. Dạy nội dung bài mới (43’): Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV HS GV GV ? HS GV HS GV HS Nêu yêu cầu và nội dung cần ôn: + Nội dung: ôn luyện 2 bài hát + Yêu cầu: Hát bài 1 với giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm trong sáng, lạc quan Hát bài 2 với tình cảm vui tươi, sôi nổi Tập hát theo nhóm và cá nhân Hát mỗi bài 1 lần - Sửa sai – nếu cần thiết - Gọi từng nhóm lên biể diễn, cho HS bình thứ hạng sau khi đã góp ý, bổ sung; khuyến khích sự sáng tạo của HS - Cho HS đọc lại thang âm Cdur 5 âm và 7 âm thành thục I III V ( I ) I III V ( I ) Đàn Đọc thang âm – đọc nhạc thuần thục từng bài (mỗi bài 1 lần) Trong những bài TĐN này có những kí hiệu âm nhạc nào? Cách viết? Áp dụng? Trả lời các kí hiệu có trong các bài TĐN đang ôn Khắc sâu cho HS qua từng bài và nhấn mạnh: Kí hiệu khuông, khoá, dấu lặng không được tính là kí hiệu âm nhạc; còn kí hiệu thường gặp ở bài TĐN số 8 mới được gọi là kí hiệu âm nhạc. Đọc lại TĐN số 8 để thể hiện các kí hiệu thường gặp - Các kí hiệu âm nhạc thể hiện nội dung, tình cảm của bài hát mà tác giả thể hiện trong các tác phẩm âm nhạc - Gọi 1 số HS khá, giỏi, yếu kém lên đọc bài và sửa sai (nếu có) để giúp HS biết cách đọc, cách học Tự luyện đọc bài 1. Ôn tập bài hát (20’): “Tia nắng hạt mưa” (Khánh Vinh – Lệ Bình) “Hô-la-hô, hô-la-hê” (Dân ca Đức) 2. Ôn TĐN số 8, 9, 10 (23’): 3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố luyện tập trong bài) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): Nắm chắc các kiến thức đã học trong tiết ôn tập Tuần 34: Ngày soạn: 04/05/2014. Tiết 34: ÔN TẬP (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- HS hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm 8 bài hát đã học trong năm. Biết biểu diễn các bài hát theo hình thức đơn ca, song cac, tốp ca ... - HS biết đặc điểm của nhịp 2/4 và 3/4. Biết các kí hiệu ghi cao độ, trường độ, giải thích được tác dụng của các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. - HS đọc đúng giai điệu và ghép đúng lời ca các bài TĐN đã học, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. - HS biết vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ: Mô-da, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phong Nhã, Văn Chung và Nguyễn Xuân Khoát 2. Kĩ năng: Rèn đọc, ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc và vị trí nốt nhạc trên khuông 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập - Chuẩn kiến thức kĩ năng 2. Chuẩn bị của HS: Nội dung kiến thức III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong tiết hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn các kiến thức đã học từ đầu năm để bài kiểm tra học kì đạt kết quả cao nhất 2. Dạy nội dung bài mới (41’): Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV HS GV ? HS GV ? HS ? HS GV HS GV GV Đưa ra nội dung, yêu cầu: - Nội dung: Các bài hát trong học kì II - Yêu cầu: Luyện theo nhóm Chọn hình thức biểu diễn cho từng bài Tập luyện với sự góp ý, khích lệ của GV Treo bảng chép bài TĐN số 7, 8 Em hãy trình bày nội dung của nhịp bài TĐN? + Nhịp 2/4: 2 phách / nhịp, 1 phách = 1 đen, có 1 trọng âm: P1 – mạnh + Nhịp 3/4: 3 phách / nhịp, 1 phách = 1 đen, có 1 trọng âm: P1 – mạnh Nhấn mạnh: đây là loại nhịp đơn (1 phách mạnh) Trong bài TĐN số 7, kí hiệu nào là kí hiệu ghi cao độ? Kí hiệu nào là kí hiệu ghi trường độ? + Cao độ: khuông, khoá, nốt nhạc + Trường độ: hình nốt, dấu lặng Các kí hiệu thường gặp trong bài TĐN số 8 các tác dụng gì? Trả lời bài cũ Khắc sâu tất cả kiến thức về nhạc lí cho HS Đọc lại thang âm Cdur thành thục I III V ( I ) Tập đọc các bài TĐN đã học theo nhóm hoặc cá nhân Giúp đỡ HS đọc đúng cao độ, trường độ và đúng tính chất nhịp; hát đúng lời theo giai điệu các bài TĐN Gợi ý cho HS nhắc lại vài nét về các nhạc sĩ đã được giới thiệu trong phần âm nhạc thường thức và khắc sâu kiến thức cho HS: - Mô-da (1756 – 1791) – Người Áo: thiên tài âm nhạc từ khi chưa tròn 3 tuổi ... - Văn Cao (1923 – 1995) là tác giả bài “Quốc ca” của Việt Nam ... - Lưu Hữu Phước (1921 – 1989) tác giả bài ca chính thức của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam “Lên đàng” … - Phong Nhã (1924) – tác giả bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” … - Văn Chung (1914 – 1984) có nhiều bài hát thành công về đề tài nông thôn trong kháng chiến và hoà bình … - Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993): Anh cả của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại … 1. Ôn luyện các bài hát (17’): 2. Ôn tập nhạc lí và TĐN (18’): 3. Ôn tập phân môn âm nhạc thường thức (6’): 3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố và luyện tập trong bài) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (3’): - Về nắm chắc kiến thức về nhạc lí, âm nhạc thường thức và học thuộc TĐN và bài hát đã ôn - Xem lại các kí hiệu ghi cao độ, trường độ … - Tiết sau kiểm tra học kì II – tổng kết năm học Tuần 35: Ngày soạn: 11//05/2014. Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II 1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: * Kiến thức: Kiểm tra cá nhân về kiến thức âm nhạc nhạc lí, âm nhạc thường thức và thực hành biểu diễn bài hát và TĐN đã học. * Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng biểu diễn, khả năng thực hành trong các bài hát và các bài TĐN và nhận biết các kí hiệu âm nhạc. * Thái độ: Rèn viết kí hiệu âm nhạc và kĩ năng biểu diễn trước lớp. 2. NỘI DUNG ĐỀ: * Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Học hát Tên bài hát Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 1 2,5 2 3,5 35% Nhạc lí Gọi tên và ghi được các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc Nắm được ý nghĩa các loại nhịp Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 1 2 2 3 30% Tập đọc nhạc Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 2,5 1 2,5 25% Âm nhạc thường thức Tên tác giả Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 1 1 10% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %: 2 2 20% 1 3 30% 1 2,5 25% 1 2,5 25% 5 10 100% * Đề kiểm tra: *1. Đề kiểm tra lí thuyết (15’): (Yêu cầu làm ra giấy kiểm tra) Lớp 6A1: Câu 1: Câu hát “con tim ta xốn xang” có trong bài hát nào? Câu 2: Nhịp 3/4 là loại nhịp như thế nào? Câu 3: Ai là tác giả bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ? Câu 4: Kể tên và minh họa bằng kí hiệu các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc xuất hiện trong đoạn nhạc sau: Lớp 6A2: Câu 1: Câu hát “đẹp những ước mơ” có trong bài hát nào? Câu 2: Nhịp 3/4 là loại nhịp như thế nào? Câu 3: Ai là tác giả bài hát “Lúa thu” ? Câu 4: Kể tên và minh họa bằng kí hiệu các kí hiệu thường gặp trong bản nhạc xuất hiện trong đoạn nhạc sau: *2. Đề kiểm tra thực hành (25’): (HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình) Phiếu 1: Hát bài hát “Niềm vui của em” và đọc bài TĐN số 9. Phiếu 2: Hát bài hát “Hô-la-hô, hô-la-hê” và đọc bài TĐN số 7. Phiếu 3: Hát bài hát “Ngày đầu tiên đi học” và đọc bài TĐN số 8. Phiếu 4: Hát bài hát “Tia nắng, hạt mưa” và đọc bài TĐN số 10. 3. ĐÁP ÁN: * Phần kiểm tra lí thuyết (5 điểm): Lớp 6A3: Câu 1 (1 điểm): Câu hát “con tim ta xốn xang” có trong bài hát “Hô-la-hô, hô-la-hê” Câu 2 (2 điểm): Nhịp 3/4: Có 3 phách / nhịp; mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2, 3 nhẹ . Câu 3 (1 điểm): Tác giả bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là nhạc sĩ Phong Nhã. Câu 4 (1 điểm): Đoạn nhạc gồm có các kí hiệu: Dấu nhắc lại đi kèm 2 khung thay đổi 1 và 2; dấu nối (dưới 2 nốt nhạc cùng tên) Lớp 6 A4: Câu 1 (1 điểm): Câu hát “đẹp những ước mơ” có trong bài hát “Niềm vui của em” Câu 2 (2 điểm): Nhịp 3/4: Có 3 phách / nhịp; mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2, 3 nhẹ. Câu 3 (1 điểm): Tác giả bài hát “Lúa thu” là nhạc sĩ Nguyễn Xuâ Khoát. Câu 4 (1 điểm): Đoạn nhạc gồm có các kí hiệu: Dấu nhắc lại đi kèm 2 khung thay đổi 1 và 2; dấu nối (dưới 2 nốt nhạc cùng tên) * Phần kiểm tra thực hành (5 điểm): - Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát (2,5 điểm) - Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN (2,5 điểm).

File đính kèm:

  • docGiao an am nhac 6 K2 2015.doc
Giáo án liên quan