I. MỤC TIÊU:
- HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Nhạc cụ.
- Băng đĩa nhạc
- Bảng ghi các ký hiệu nhạc hoặc dùng tranh "Âm nhạc lớp 3" của Công ty Bản đồ – Tranh ảnh giáo khoa – Nhà xuất bản Giáo dục.
HS: - Nhạc cụ gõ
- SGK Âm nhạc 4, bảng con, phấn
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : tuần
Bài :
Ngày thực hiện:
Bài
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC
I. MỤC TIÊU:
HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Nhạc cụ.
- Băng đĩa nhạc
- Bảng ghi các ký hiệu nhạc hoặc dùng tranh "Âm nhạc lớp 3" của Công ty Bản đồ – Tranh ảnh giáo khoa – Nhà xuất bản Giáo dục.
HS: - Nhạc cụ gõ
- SGK Âm nhạc 4, bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
a) Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát lớp 3
– Hoạt động 1: GV chọn 3 bài hát cho HS ôn lại: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, cùng múa hát dưới trăng.
– Hoạt động 2: Tập hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động...
b) Nội dung 2: Ôn tập 1 số ký hiệu ghi nhạc
– Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời, ví dụ: Ở lớp 3 các em đã được học những ký hiệu ghi nhạc gì? Em hãy kể tên các nốt nhạc. Em biết những hình nốt nhạc nào?
– Hoạt động 2:
- GV cho HS tập nói trên nốt nhạc trên khuông (dùng bàn tay hoặc chỉ trên khuông)
- HS tập viết một số nốt nhạc trên khuông (bao gồm tên nốt, hình nốt. Ví dụ: son đen, son trắng...)
Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại 1 bài hát đã ôn tập.
Dặn dò HS tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị cho các tiết học sau.
Cả lớp hát
HS vừa hát vừa gõ đệm
HS trả lời bổ sung
HS thực hiện
Nhận xét bổ sung
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : tuần
Bài :
Ngày thực hiện:
EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
HS hát đúng và thuộc bài Em yêu hoà bình.
Qua bài hát, giáo dục các em lòng yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Bảng phụ, tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước.
- Băng đĩa bài hát, nhạc cụ quen dùng.
HS: - SGK Âm nhạc 4, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1) Phần mở đầu:
Ôn bài cũ
Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
Chữa 2 bài tập trong bài học trước ( gọi tên nốt nhạc bao gồm tên nốt và hình nốt, viết lên khuông một số nốt nhạc)
Giới thiệu bài mới
GV hát cho Hs nghe 1, 2 bài hát về chủ đề hoà bình rồi dẫn dắt vào giới thiệu bài hát Em yêu hoà bình.
GV nói đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Hát mẫu hoặc nghe băng.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát Em yêu hoà bình.
2) Phần hoạt động:
Nội dung 1:
Hoạt động 1: Gọi 1 – 2 HS đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK
- Hoạt động 2: Vỗ tay theo hình tiết tấu sau đây:
Nội dung 2:
- Hoạt động 1:
+ Dạy hát từng câu:
Phân chia như sau:
- Câu hát 1: em yêu hoà bình...Việt Nam
- Câu hát 2: Yêu từng gốc đa...đường làng.
- Câu hát 3: Em yêu xóm làng...khôn lớn
- Câu hát 4: Yêu những mái trường...lời ca
- Câu hát 5: Em yêu dòng sông...xanh thẳm
- Câu hát 6: Dòng nước êm trôi...phù sa
- Câu hát 7: Em yêu cánh đồng...hương lúa
- Câu hát 8: Giữa đám mây vàng ...bay xa
- Lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có.
- Lưu ý chỗ đảo phách:
- Hoạt động 2:
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.
3. Phần kết thúc:
Củng cố: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu từ câu 1 đến câu 4, rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài
Dặn dò:Tập hát cho thuộc + gõ đệm, tiết tấu.
HS đọc
Hs vỗ tay
Nhận xét bổ sung
Cả lớp hát
Nhóm hát
Cá nhân hát
HS vừa hát vừa gõ đệm, gõ theo tiết tấu
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : tuần
Bài :
Ngày thực hiện:
Bài
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
I. MỤC TIÊU:
HS thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Nghiên cứu một vài động tác phụ hoạ phù hợp với bài hát (tuỳ theo sáng tạo của GV)
- Bảng chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu.
- Nhạc cụ quen dùng.
HS: - Một số nhạc cụ gõ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1) Phần mở đầu: Cả lớp hoặc cá nhân hát lại bài Em yêu hoà bình theo phách.
2) Phần hoạt động:
a) Nội dung 1:
Hoạt động 1: Chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Hoạt động 2: Hướng dẫn hát kết hợp các động tác phụ hoạ.
GV hướng dẫn HS hát kết hợp các động tác phụ hoạ
b) Nội dung 2:
Hoạt động 1:
Giới thiệu cho HS nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc và tập đọc đúng cao độ.
Hướng dẫn gõ bằng thanh phách hoặc vỗ tay theo "bài tập tiết tấu" trong SGK
Thay thế bằng các âm tượng thanh. Ví dụ:
Bắt chước tiếng trống.
Hoạt động 2: Làm quen với bài tập âm nhạc.
Gọi HS nói tên nốt, GV đọc mẫu, HS đọc theo, ngón tay gõ theo phách (tương ứng nốt đen và lặng đen). Thực hiện bài "luyện tập cao độ" trong sGK
3. Phần kết thúc
Hát lại bài Em yêu hoà bình, vỗ tay hoặc nhún chân theo nhịp.
Dặn dò: gõ cho đều, đúng
Chuẩn bị bài mới
HS hát
2 nhóm
A: hát
B: gõ
HS hát + phụ hoạ theo
HS quan sát
Gõ nhịp
Tiết tấu
Cả lớp
Nhóm
Cá nhân
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : tuần
Bài :
Ngày thực hiện:
BẠN ƠI LẮNG NGHE
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
HS hát đúng và thuộc bài Bạn ơi lắng nghe
Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba Na (Tây Nguyên)
II. CHUẨN BỊ:
GV : - Chép bài hát lên bảng phụ
- Bản đồ Việt Nam
- Bảng bài hát và nhạc cụ quen dùng
HS: - SGK Âm nhạc 4, vở chép nhạc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1) Phần mở đầu:
Nghe cao độ các nốt Đô, Mi, Son, La (GV đọc hoặc dùng đàn)
Cho các em đọc lại bài tập cao độ và bài tập tiết tấu
Giới thiệu bài hát Bạn ơi lắng nghe. GV hát mẫu hoặc mở băng cho HS nghe
Có thể khởi động giọng trước khi tập hát.
2) Phần hoạt động:
a) Nội dung 1: Dạy hát bài Bạn ơi lắng nghe
Hoạt động 1: Dạy hát từng câu
Chú ý: Hát những chỗ nửa cung thật chính xác.
Lời 1:
Hỡi bạn ơi (Đô Si Đô)
Tiếng dòng suối (Đô Si Đô)
Vui đùa (Pha Mi)
Hoạt động 2: Gợi ý cho HS nhận xét: bài hát nhỏ này gồm 4 tiết nhạc
Tiết 1 và 2 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết)
Tiết 3 và 4 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết)
b) Nội dung 2:
Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu sau
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách
c) Nội dung 3: GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ (in trong SGK Âm nhạc 4) và tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện này. Có thể dúng số câu hỏi gợi ý dưới đây:
Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy?
Câu chuyển xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
3. Phần kết thúc:Cả lớp hát với phần đệm đàn củaGV hoặc hát cùng với băng nhạc
Dặn dò: Chuẩn bị bài mới
HS đọc tập thể, sau đó gọi 1 số HS
Cả lớp
Nhóm
Cá nhân
Hs lắng nghe nhận xét
Hát + gõ đệm
Đọc
Thảo luận nhóm
Trả lời
File đính kèm:
- HAT.doc