Giáo án Am nhạc 2 Trường Tiểu học Diên Thọ

I. MỤC TIÊU :

 -Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.

 -Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1.

 -Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang .

 -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

 - Hát tốt các bài hát lớp 1.

 - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách, ).

 - Băng nhạc bài Quốc ca.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là bài đầu tiên của năm học

 

doc54 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Am nhạc 2 Trường Tiểu học Diên Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, cá nhân). - HS tập ghép lời ca mới theo giai ddieeuj đã học. - HS tập hát thuộc lời mới. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Từng nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách (sử dụng thanh phách, song loan ,…) - HS thực hiện theo yêu cầu - HS nghe và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 32 TIẾT 32 Ngày .................................. - Ôn tập 3 bài hát: Chim chích bông, Chú ếch con, Bắc kim thang - Nghe nhạc I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúnh lời ca . - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . - Tập biễu diễn bài hát . -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). - Bảng phụ ghi sẵn những đoạn thơ 3 chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát. 1. Ôn bài hát Chim chích bông. - GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả? - Hướng dẫn Hs ôn hát lại bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. - GV tìm những bài thơ 3 chữ cho HS tập dọc theo tiết tấu bài Chim chích bông kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Ví dụ: Hòn đá to Hòn đá nặng Chỉ một người Nhấc không đặng Hòn đá to Hòn đá nặng Nhiều người nhấc Nhấc lên đặng (GV giải thích từ “đặng” nghĩa là “được” và ý nghĩa của bài thơ: Nếu biết đoàn kết chung, sức, chung lòng thì việc gì khó cũng làm được.) 2. Ôn tập bài hát Chú ếch con. - GV đố HS biết bài hát nào của tác giả Phan Nhân kể về một con vật rất chăm chỉ học hành, thích hát? - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp, nhận xét. 3. Ôn tập bài hát Bắc kim thang. - GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát (GV đệm đàn hoặc mở băng). - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca (Hát thầm để kiểm tra gõ tiết tấu lời ca có chính xác chưa?) - Có thể chia lớp thành các nhóm để hát nối tiếp từng câu xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp. - Hướng dẫn HS hát kết hợp trò chơi. - Cách chơi: Các em đứng thành vòng tròn, quay lưng vào trong, mặt nhìn ra ngoài. Tất cả đều đứng trên một chân, chân còn kại co về phía sau, bàn chân chụm vào chân các bạn. Tất cả cùng hát và nhảy tại chỗ bằng 1 chân. Nếu em nào để chân còn lại chạm đất là thua cuộc. - Hướng dẫn HS tập đọc lời theo tiết tấu bài Bắc kim thang. Ví dụ: Leo leo leo ! Rửa mặt như mèo Xấu xấu lắm ! Chẳng được mẹ yêu Khăn mặt đâu mà ngồi liếm láp Đâu mắt rồi lại khóc meo meo. (Trích bài hát Rửa mặt như mèo – Hàn Ngọc Bích) Hoặc một số bài thơ khác (như bài Ai dậy sớm – Thơ: Võ Quảng, chọn 4 câu đầu và thêm các tiếng đệm “thì”, “là” vào cho phù hợp tiết tấu bài Bắt kim thang). - Nhận xét. Hoạt động 2: Nghe nhạc - GV ổn định lại tư thế, thái độ cho HS khi nghe nhạc. - GV giới thiệu cho HS một trích đoạn nhạc không lời (hoặc một bài hát được diễn tấu bằng nhạc cụ). - Cho HS nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi HS: + Tiết tấu đoạn nhạc nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? + Em nghe đoạn nhạc có hay không? - GV cho HS nghe lại lần thứ hai, sau đó nhận xét qua tác phẩm. Củng cố – Dặn dò: - Cho HS ôn hát lại một trong các bài hát đã học. - Cuối cùng, GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác nimh họa cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn. - HS nghe và trả lời. - HS hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân. - Hát kết hợp vận động phụ họa. - HS tập đọc thơ theo tiết tấu bài Chim chích bông. - HS đoán tên bài hát: Chú ếch con. - HS ôn bài hát theo hướng dẫn. (Sử dụng nhạc cụ gõ) - HS lên biểu diễn trước lớp (tốp ca, đơn ca). - HS hát tập thể bài Bắc kim thang (Hát đúng giai điệu và đúng nhịp). - HS hát và gõ đệm theo phách. - HS hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca (tập thể, từng nhóm). - Chia thành nhóm thi hát nối tiếp (6 nhóm, mỗi nhóm hát một câu). - HS nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi. Mỗi nhóm, tổ chọn 1 em lên thi và chia làm nhiều đợt (nếu còn thời gian) để nhiều em được tham gia trò chơi. - HS tập dọc lời theo tiết tấu bài Bắc kim thang. Chú ý đọc rõ lời, đúng tiết tấu. - HS có thể vừa đọc vừa kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. - HS tập trung, trật tự. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS nghe lần 2, nghe nhận xét. - HS ôn hát theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 33 TIẾT 33 Ngày ………………………………….. - Ôn tập các bài hát đã học - Trò chơi “Chim bay, cò bay” I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và lời ca . - Nhóm HS có năng khiếu biết tên tác giả của bài hát .Hát đúng giai điệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Tập bài hát lớp 2. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ,…). - Máy nghe, băng nhạc mẫu. - Nghiên kĩ trò chơi, tập hát trước bài Chim bay, Cò bay. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại một trong các bài hát đã học. (Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo một trong 3 cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát – Nhận xét). 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁOVIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tập các bài hát đã học. - GV chọn một số bài hát khó trong 12 bài hát HS đã học trong năm để ôn tập. - Cho HS hát đồng thanh lần lượt từng bài, GV đệm đàn. - Cho một vài cá nhân HS lên hát, nhận xét, cho điểm. - Tổ chức cho một số tốp ca lên biểu diễn trước lớp. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Chim bay, Cò bay” - GV có thể hát hoặc mở băng bài Chim bay cò bay cho HS nghe và hướng dẫn trò chơi như sau: HS đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau một sải tay (nếu ở ngoài sân, ở trong lớp thì đứng tại chỗ). GV đứng điều khiển và hát bài Chim bay cò bay. Hát hết 1 lần. GV sẽ hô to “Chim bay” hoặc “Cò bay”, các em phải làm động tác vẩy 2 tay như đang bay. Khi nghe GV hô “Nhà bay” thì các em phải đứng im. Nếu các em thực hiện không đúng các động tác theo khẩu lệnh thì thua cuộc. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước). - Dặn dò HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi trật tự, lắng nghe. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Cả lớp gõ đệm hoặc vỗ tay theo các bạn đang biểu diễn. - HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn trò chơi. - HS tham gia trò chơi và cố gắng để thực hiện đúng theo khẩu lệnh của GV. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 34+35 TIẾT 34+35 Ngày …………………………………… Oân tập và biễu diễn bài hát . I. MỤC TIÊU -Oân tập một số bài hát đã học ở học kì 1 ,kì 2 và tập biễu diễn một vài bài hát đó . - Nhóm HS có năng khiếu ôn tập và tập biễu diễn những bài hát đã học . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Máy nghe,băng nhạc - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). - Tranh minh họa các bài hát đã học trong năm học. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức, nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ôn tập 12 bài hát đã học: - GV có thể dùng tranh ảnh minh họa, băng nhạc 12 bài hát cho HS xem, nghe. Yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học? - Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ họa hoặc các trò chơi theo từng bài hát. GV có thể mở băng nhạc hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn. - Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn. Nhận xét – Đánh giá: - GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết quả cao hơn. - Trả lời đúng tên các bài hát khi xem tranh hoặc nghe giai điệu các bài hát đã học (gồm 12 bài hát chính khoá và 2 bài hát tự chọn). HS nêu được tên tác giả càng tốt. - Từng nhóm lên biểu diễn bài hát theo yêu cầu của GV. Yêu cầu đối với HS: + Hát thuộc lời, đúng giọng, biết phân biệt các kiểu gõ đệm bài hát (theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca), có thể hát két hợp một trong các kiểu gõ đệm. - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docGA NHAC 2 CA NAM.doc
Giáo án liên quan