- Đọc trôi chảy lưu loát baì tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút biết đọc diễn cảm đoạn thơ,đoạn văn; thuộc2-3 bài thơ,đoạn văn dễ nhớ,hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần1 đến tuần9 theo mẫu trong SGK
- HS khá giỏi đọc diễn cám và nhận biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
* KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án 5B Tuần 10 Năm học 2012 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây trồng nhiều hơn hay kí hiệu con vật nhiều hơn?
+ Từ đó em rút ra điều gìvề vai trò của nghành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp? HĐ3 Tìm hiểu các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt nam.
HS hoàn thành bài tâp 2 trong vở bài tập
H Đ3 Tìm hiểu giá trị của lúa gạo và cây trồng công nghiệp lâu năm.
- HS trao đổi về các vấn đề sau:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Em biết gì về tình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta?
+ Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên?
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của các loại cây này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
HĐ4 Sự phân bố cây trồng ở nước ta
- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở Việt Nam.
HĐ5 Nghành chăn nuôi ở nước ta
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu bò, lợn được nuôi củ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho nghành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
3.Củng cố dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài – Gọi HS đọc phần bài học
- HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập – GV theo dõi giúp đỡ thêm
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra- Ôn nội dung tiết 8
I. Mục tiêu:
- Viết được bài văn tả cảnh theo yêu cầu nội dung của đề bài
II. Hoạt động dạy học:
1 GV nêu yêu cầu
2 Ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
- HS tìm hiểu nắm yêu cầu của đề bài
3, HS làm bài – GV theo dõi
HS làm bài vào vở ô li – GV theo dõi
4 Thu bài,nhận xét:
Thu vở chấm,chữa vào tiết sau
_____________________
Toán
Tổng của nhiều số thập phân
I. Mục tiêu
Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân.
- Tnh chất kết hợp của phép cộng số thập phân.
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm: Bài1(a,b);bài 2;bài 3 (a,c)
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
a) 12, 34 + 12, 66 ….. 12,66 + 12,34
b) 56,07 + 0,09 ….. 52,39 + 4,09
c) 15,82 + 34,57 ….. 21,78 + 23,98
2. Dạy học bài mới
HĐ1 Giới thiệu bài
HĐ2 Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân
a) Ví dụ 1: HS đọc bài toán, tóm tắt và nêu phép tính .
27,5 +36,75 + 14,5
- HS tự làm bài theo những hiểu biết của bản thân các em.
- GV nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
- HS thực hiện phép tính trên.
b) bài toán. HS nêu cách tính chu vi hình tam giác và thực hiện phép tính.
+ HS nhắc lại cách tính tổng của nhiều số thập phân.
* HĐ3 Luyện tập thực hành
Bài1: Tính : HS tự làm – GV theo dõi
a) 5,27 + 14,35 + 9,25 b)6,4 + 18,36 + 52
Bài2 :Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c)
- GV hướng dẫn HS làm diền kết qủ vào ô trống rồi so sánh
Bài 3: Tính nhanh : Hướng dẫn HS sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
= (12,7 + 1,3) + 5,89 = ( 5,75 + 4,25) + ( 7,8 + 1,2)
= 14 + 5,89 = 10 + 9
= 19,89 = 19
HS khá giỏi làm thêm
Bài1 c) 20,08 + 32,91 + 7,15 d) 0,75 + 0,09 + 0,8
Bài3: b) 38,6 + 2,09 + 7,91 d) 7,34 + 0,45 = 2,66,+ 0,55
HĐ4 Chấm chữa bài
Củng cố dặn dò
GV tổng kết tiết học
- Nhận xét bài làm của cả lớp sau khi chấm chữa
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khỏe(tiết 1)
I. Mục tiêu
Ôn tập kiến thức về:
Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi đậy thì
Cách phòng tránh bệnh sốt rét,sốt xuất huyết,viêm não, viêm gan A,nhiễm HIV/ AIDS
II. Đồ dùng dạy và học
Vở bài tập khoa học lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
+ Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
Dạy học bài mới
* HĐ1 Ôn tập về con người
+ HS hoàn thành bài tập 1 trong vở bài tập
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì của con trai và con gái.
+Bài tập 2.3 HS làm vào vở bài tập.
+ HS thảo luận để ôn lại các kiến thức bằng hệ thống câu hỏi sau: ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới? Nữ giới?
? Hãy nêu sự hình thành một cơ thể con người?
? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
3. Củng cố dặn dò
Tiếp tục ôn cách phòng tránh một số bệnh.
___________________________
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần và tháng 10
I. Sơ kết tuần
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần vừa qua.
+ Nề nếp sinh hoạt và học tập
+ Thể dục vệ sinh
+ Các hoạt động đội
+ ý kiến của cá tổ trưởng,đề xuất tuyên dương,phê bình trong tổ
II. Bình bầu cá nhân tiêu biểu
Cả lớp thống nhất bình chọn dựa trên đề xuất của tổ
III. Kế hoạch tuần tới và biện pháp thực hiện
Chuẩn bị ôn tập tốt để KTĐK lần 1
Nộp các khoản tiền
Dực viết chữ vẫn xấu,toán yếu, Huỳnh yếu toán, Dũng, Tuyết cần cố gắng hơn
------------------------------------------------
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Luyện tập từ đồng nghĩa,từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về từ đồng nghĩa ( BT1)
- Kĩ năng đặt câu về từ nhiều nghĩa (BT2,3)
- Kĩ năng xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một từ nhiều nghĩa ( BT4)
II. Hoạt động dạy và học
1. GV nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1.(5 phút) Thảo luận nhóm
Chon ý thích hợp trong ngoặc để giải thích nội dung chung của thành ngữ, tục ngữ dưới đây. Sau đó tìm câu tục ngữ có nghĩa tương tự với các câu tục ngữ đó
a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
b) Lá rụng về cội.
c) Trâu bảy năm vẫn nhớ chuồng.
(Làm người phải thủy chung; Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; Loài vật thương nhớ nơi ở cũ)
Bài tập 2.( 7 phút ) HS tự làm
- Đặt hai câu với từ chín đảm bảo yêu cầu sau đây:
Một câu có từ chín là từ đồng âm.
Một câu có từ chín là từ nhiều nghĩa
Bài tập 3. ( 5 phút) HS tự làm
Đặt câu trong đó có một từ chân mang nghĩa gốc và một từ chân mang nghĩa chuyển
Bài tập 4. ( 5 phút) HS tự làm
- Trong các câu dưới đây, câu nào có từ ăn mang nghĩa gốc, câu nào có từ ăn mang nghĩa chuyển.
Nhà em ăn sáng vào lúc 6 giờ 30 phút.
Hai người làm việc thật ăn ý với nhau.
c) Chiều chiều, tàu vào cảng ăn than.
HĐ3 Chữa bài( 10 phút)
3 Củng cố kiến thức ( 7 phút)
+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
---------------------------------------------------------
Luyện toán
Tổng nhiều số thập phân
I Mục tiêu
- Củng cố khắc sâu kĩ năng thực hành tính tổng nhiều số thập phân qua các bài tập
II. Đồ dùng
- Vở bài tập toán của HS
III. Hoạt động dạy học
2. Làm bài tập
Bài 1( 7 phút) HS tự làm vào vở
- Đặt tính rồi tính : GV hướng dẫn các em cách đặt tính chú ý đặt dấu phẩy và các háng thẳng cột
Yêu cầu cả lớp làm bài – GV hướng dẫn HS yếu làm hết
28,16 + 7,93 + 4,05 5,7 + 19,74 + 20,76 0,92 + 0,77 + 0,74
Bài 2: Tính nhanh ( Thảo luận nhóm)
a) 6,9 + 8,75 + 3,1 b) 4,67 + 5,88 + 3,12
c) 0,75 + 1,19 + 2,25 + 0,81
Cả lớp làm GV theo dõi giúp đỡ
Bài3: Làm cá nhân vào vở
- Bác An trộn 1,6kg bột mì với 0,3 kg đường và 250 g sữa để làm bánh. Hỏi bột làm bánh đó cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 4: Thi giải toán nhanh
- Tính bằng cách thuận tiện
a) 24,6 + 8,7 + 1,3 + 75,4 b) 9,25 + 4,8 + 5,2 + 0,75
3 Chấm,chữa bài
GV chấm bài – HS chữa bài – Nhận xét
4 Củng cố kiến thức
- Cho HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
- Muốn tính nhanh ta làm thế nào?
- Nhắc lại tính chất giao hoán và kết hợp
- Nhận xét chung tiết học
Hoạt động tập thể
Hoạt động ngoại khoá tháng 10
I Mục tiêu:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trái bóng yêu thương”. Thông qua trò chơi HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình bạn.
II Đồ dùng:
- Một quả bóng ném
III Tổ chức hoạt động:
Bước 1:Hướng dẫn luật chơi,cách chơi
- Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng với bạn.Ví dụ:
+ Bạn rất vui tính
+ Bạn là người bạn tốt
+ Bạn rất chăm chỉ học tập
+ Bạn viết rất đẹp
+ Bạn rất tiến bộ về học tập
+ Bạn là người rất gương mẫu
+ Tớ rất quý ban…….
- Người nhận bóng mà giữ bóng lâu hơn 10 lần số đếm mà chưa nói được lời yêu thương phải trả lại bóng cho lớp trưởng.
- Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt, bóng trả về tay lớp trưởng.
- Mỗi HS chỉ được nhận bóng một lần, nếu tung bóng cho bạn lần 2 thì sẽ mất quyền tung bóng, trả lại bóng cho lớp trưởng.
Bước 2: Cho HS chơi
- Cho HS chơi thử một lượt sau đó chơi thật
- Cả lớp đứng thành vòng tròn, GV hoặc lớp trưởng đứng ở giữa làm quản trò và bắt đầu chơi
Bước 3: Thảo luận sau trò chơi
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận sau khi chơi:
- Em cảm thấy thé nào khi nhận được những lời khen tặng,yêu thương của bạn bè đối với mình?
- Em cảm thấy như thế náo khi nói những lời yêu thương khen với bạn
- Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì?
GV nhận xét khen ngợi những lời nói yêu thương,khích lệ bạn bè của HS. Dặn HS luôn sử dụng những lời nói yêu thương, khen ngợi đối với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. TRân trọng đón nhận tình bạn.
--------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Bài 5: Em làm gì để giữ an toàn giao thông
I. Mục tiêu:
- Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi ngời
- Lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2 Các hoạt động
HĐ1.Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi ngời
- HS thảo lụân nêu những việc làm để phòng tránh tai nạn giao thông
-GV bổ sung kết luận: Nhiệm vụ của hs là phải thực hiện đúng luật giao thông
- Khi đi xe đạp , xe máy phải đội mũ bảo hiểm để được an toàn
HĐ2. Lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông
- Con đường an toàn từ nhà đến trường
_ Thi tìm hiểu an toàn giao thông( vẽ tranh….)
3 Củng cố dặn dò;
- Dặn HS thực hiện bài học
- Nhận xét cung tiết học.
File đính kèm:
- giao an(1).doc