Giáo án 4 Tuần 35 Trường TH Đôn Xuân A

Bài 1: HS đọc yêu cầu BT

-4 Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét

- GV nhận xét bổ sung – tuyên dương

 

 

Bài 2 : HS đọc yêu cầu BT

-4 HS lên bảng làm , Cả lớp làm vào vở. Một vài HS nêu cách thực hiện các phép tính . HS nhận xét bài làm của bạn

GV nhận xét – tuyên dương

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 4 Tuần 35 Trường TH Đôn Xuân A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp vào chỗ trống để hoàn thiện lời nhận xét về nội dung câu chuyện Ăn “mầm đá”: Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh ........................, vừa biết làm cho chúa ............................, vừa khéo răn chúa : No thì ............................................ Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (Bài luyện tập) Đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 166 – 167), dựa vào nội dung bài đọc, hãy lần lượt chọn từng câu trả lời đúng (mục B trang 167) và điền ý trả lời vào chỗ trống : (1) Nhân vật chính trong đoạn trích tên là .............................................. (2) Trong đoạn trích này có những nước tí hon : ..................................... (3) Nước định đem quân xâm lược nước láng giềng là .............................. (4) Trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” vì .................................. (5) Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút vì ....................................................................................................................................................................................... (6) Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà trong ................................................................................. (7) Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu ............................................................................ (8) Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận chủ ngữ là .......................................................................................................…………………………………………………………………………………………. ------------------&œ------------------ Luyện viết I. MỤC TIÊU: - Củng cố đọc đoạn văn và gạch dưới những từ miêu tả hoạt động của con vật - Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật quan sát được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách củng cố buổi chiều Phiếu bài tập (nếu không có sách) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định : 2. Luyện viết : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài tập 1 HS đọc yêu cầu bài tập, 3 HS đọc bài HS thảo luận nhóm đôi Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở. HS đọc bài làm của mình HS nhận xét GV nhận xét – tuyên dương Bài tập 2 HS đọc yêu cầu Tổ chức HS làm vào vở Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét, học hỏi. GV nhận xét tuyên – dương 3. Củng cố - Dặn dò : - Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Luyện viết 1. Đọc phần thân bài và kết bài cho bài văn miêu tả con chó và thực hiện các yêu cầu ở dưới : Tô-ni lớn nhanh như thổi. Giờ đây, nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối và đẹp đẽ. Toàn thân nó phủ một lớp lông dày màu vàng nâu, điểm những khoang đen, trắng. Đôi tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to, sáng. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn. Tô-ni có dáng như chó săn. Cái ức nở đầy đặn, bụng thon, bốn chân cao, gân guốc và vững chãi. Cái đuôi xù cuốn tròn thành hình chữ O trên lưng. Nó đi đứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng sáng, Tô-ni nô giỡn trên sân với chú mèo tam thể. Chúng đuổi nhau, vờn nhau không biết chán. Thấm mệt, Tô-ni trèo lên thềm, nằm sấp, gác mõm lên hai chân trước, lim dim ngủ. Nhưng chớ lầm là nó ngủ say. Tuy lơ mơ thế nhưng hai cái tai úp xuống không bỏ qua một tiếng động nào. Chỉ cần có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài rào là nó đứng phắt dậy, linh hoạt hẳn lên. Nếu là người lạ, nó lập tức cất tiếng sủa vang. Còn người quen đi đâu về là nó chạy xồ ra, vẫy đuôi mừng tíu tít. Ngày nào em đi học về, Tô-ni cũng ra tận cổng đón. Nó chồm hai chân trước, ôm chầm lấy em và quấn quýt không rời. Đêm đến, khi mọi người đã đi ngủ, một mình Tô-ni vẫn thức trông nhà. Có nó, cả nhà yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mệt nhọc. (Thực hành Tập làm văn 4, NXB Giáo dục) * Yêu cầu : (1) Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, thói quen sinh hoạt và hoạt động chính của con chó Tô-ni trong đoạn văn trên. (2) Viết thêm đoạn mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp) để hoàn chỉnh bài văn tả con chó Tô-ni. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................. 2. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả một vài nét ngộ nghĩnh của con vật mà em yêu thích. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------&œ------------------ ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các bài để chuẩn bị cho thi KTĐK lần 4 II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: I/ Luyện từ và câu (6 điểm) Ghi dấu "x" vào 0 trước ý trả lời đúng các câu hỏi sau: 1. Thành ngữ nào dưới đây nói về tinh thần dũng cảm? 0 Gan vàng dạ sắt 0 Chân lấm tay bùn 0 Vào sinh ra tử 0 Vai sắt chân đồng 2. Câu "Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng" là loại câu gì? 0 Câu kể 0 Câu hỏi 0 Câu cầu khiến 0 Câu cảm 3. Trong các câu hỏi sau, câu nào là trạng ngữ chỉ mục đích? 0 Tại sao? 0 Để làm gì? 0 Nhằm mục đích gì? 0 Vì cái gì? III/ Tập làm văn (4 điểm) Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích. 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học ÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố các bài để chuẩn bị cho thi KTĐK lần 4 II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: A.Đọc thầm đoạn văn sau Chim hoạ mi Chiều nào cũng vậy , con chim hoạ mi không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi , nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt nhất ở rừng xanh. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn ai bấm trong bóng xế, mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa, sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền bụi nọ bụi kia, tìm vài con sâu, ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông. Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu1 : Bài văn tả đặc điểm gì của hoạ mi? a. Tiếng hót mê li, làm say đắm lòng người. b. Thức ăn ngon lành của hoạ mi ở rừng xanh. c. Giấc ngủ đặc biệt của hoạ mi sau những cuộc viễn du. d. Niềm vui sướng của hoạ mi vì được rong ruổi bay chơi. Câu 2: Tiếng hót của hoạ mi cuối chiều được tả như thế nào? a.Vang lừng, đón chào nắng sớm. b.Ngân dài, làm rung động cỏ cây. c.Mời bạn bè xa gần lắng nghe. d.Ngân vang, khii êm đềm , lúc rộn rã như một điệu đàn Câu 3: Vì sao tiếng hót của hoạ mi rất hay? a. Vì chất giọng vốn có, lại vui sướng sống đời tự do. b. Vì hoạ mi vui mừng đón ngày mới bắt đầu. c. Vì hoạ mi đã có một giấc ngủ say sưa. d. Vì hoạ mi được bay nhảy trong rừng. Câu 4: Vì sao hoạ mi được gọi là nhạc sĩ giang hồ? a. Vì hoạ mi thường sống bên hồ. b. Vì hoạ mi là nhạc sĩ của núi sông. c. Vì hoạ mi ca hót , ăn ngủ trên những bụi cây. d. Vì hoạ mi sống đời nghệ sĩ tự do, nay đây mai đó Câu 5: Trong câu” Tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn rã”, có thể thay từ êm đềm bằng từ nào? a. Êm êm b. Êm ái c. Dè dặt d. Dịu ngọt Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ láy? a. Vui mừng, mây gió, ngon ngọt, rung động,vỗ cánh. b. Vui mừng , say sưa, nhanh nhẹn, vỗ cánh, mờ mờ. c. Êm đềm , rộn rã , mờ mờ , say sưa , nhanh nhẹn. d. Mây gió, nhanh nhẹn , rung động, rộn rã , say sưa. Câu 7: Các từ in đậm trong câu: “ Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm” thuộc những từ nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ Câu 8: Trong câu “ Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm” bộ phận nào là trạng ngữ? a. Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẫn bụi hồng b. Phương đông vừa vẫn bụi hồng c. phương đông , bụi hồng d. Nắng sớm Đáp án: 1 a ; 2d ; 3a; 4 d; 5 b; 6 c; 7 c; 8a 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docgiao an seqap lop 4 tuan 35.doc