I. MỤC TIÊU :
- Củng cố : - Cách viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Giải bài toán có lời văn. Khoanh vào chữ đặt câu trả lời đúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Sách toán chiều
- Phiếu bài tập (nếu không có vở toán chiều)
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 4 Tuần 29 Trường TH Đôn Xuân A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1 : HS đọc yêu cầu BT
-3 Học sinh lên bảng làm lớp làm giấy nháp,nhân xét
- GV nhận xét bổ sung
Bài 2 :
HS đọc bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì?
- Lớp làm vào vở.
Bài 3 :
HS đọc bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì?
- Lớp làm vào vở.
Bài 4 :
HS đọc bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì?
- Lớp làm vào vở.
Viết số thích hợp vào ô trống :
Hiệu của hai số
12
25
6
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
Mẹ hơn con 28 tuổi. Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
………………………………………………………………………………………
Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:
33 cây
Bài toán:
………………………………………………………………………………………
Bài giải
………………………………………………………………………………………....................................................................
Hai kho chứa 121 tấn gạo, trong đó số gạo trong kho thứ nhất bằng số gạo trong kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn gạo?
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc nhở HS về nhà làm những bài còn thiếu
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
------------------&------------------
ÔN TOÁN
Luyện tập về dạng toán tìm hai số khi biết
tổng và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập cách viết tỷ số.
- Rèn kỷ năng giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1:Giới thiệu bài.
HĐ2: HS làm bài tập (Sách thực hành Tiếng việt và Toán trang 70, 71)
HS làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Muốn giải chính xác bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm thế nào?
+ Xác định tỉ số
+Vẽ sơ đồ
+Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm giá trị một phần
+ Tìm số lớn? Tìm số bé?
Bài tập luyện tập thêm.
Bài 1: Tổng của hai số là 90. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó?
Bài 2: Tỉ số của hai số là . Tổng của hai số đó là 658. Tìm hai số đó?
Bài 3: (Dành cho HS khá) Chu vi một hình chữ nhật là 630m, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng.
a)Tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật đó?
b) Tính diện tích của hình chữ nhật?
- HS hoàn thành bài tập, GV chấm chữa
III.Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
Ôn Toán
Mục tiêu: Giúp HS củng cố về Bài toán tìm hai số khi biết tồng và tỉ số của hai số
Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Hoạt động dạy - học
Bài 1. Một cửa hàng nhập về tất cả 7490kg gạo. Trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Tính xem cửa hàng đó nhập về bao nhiêu ki lô gam gạo mỗi loại?
Bài 2: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài bằng 5/3 chiều rộng và chu vi bằng 64 m.
a, Tính diện tích thửa ruộng đó?
B, Nếu cứ 100m2 thu hoạch đợc 50 kg thóc, thì thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?
Bài 3: Nhà bạn An nuôi một đàn gà gồm 100 con. Biết rằng số gà mái gấp 3 lần số gà trống. Hỏi nhà An nuôi mỗi loại có mấy con gà?
Bài 4: Năm nay tuổi hai mẹ con là 40 tuổi. Biết rằng tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người?
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
-Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
-Gọi lần lượt từng HS lên bảng làm
-Gọi HS nhận xét
Chữa bài
Bài 1: 2996 kg gạo nếp
4494 kg gạo tẻ
Bài 2: a. Diện tích là 240 m 2
b. 120 kg
Bài 3: 75 con gà mái;
25 con gà trống
Bài 4: Mẹ 35 tuổi
Con 5 tuổi
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Luyện đọc
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng,phát âm đúng dễ đọc sai.Bài : ĐƯỜNG ĐI SA PA
- Biết ngắt nghỉ,nhấn giọng ở một số từ, HS biết đọc diễn cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện đọc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Luyện đọc bài
Yêu cầu HS đọc bài HS luyện đọc theo nhóm 2
Hs đọc bài trước lớp
GV nhận xét giọng đọc
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
Tổ chức HS làm việc cá nhân vào sách
GV kiểm tra bài một số bạn
Yêu cầu HS đọc bài tập 3
Tổ chức HS làm việc cá nhân
GV kiểm tra bài một số bạn
Đường đi Sa Pa
1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm vui, sự ngưỡng mộ của du khách trước cảnh đẹp trên đường lên Sa Pa (chú ý ngắt nghỉ hơi hợp lí và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả) :
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
2. Tập đọc thuộc và diễn cảm hai đoạn văn cuối bài (chú ý ngắt nghỉ hơi rõ ràng, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và từ ngữ gợi tả ở các câu văn diễn tả sự thay đổi mùa một cách nhanh chóng, kì diệu ở Sa Pa) :
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
3. Khoanh tròn chữ cái trước dòng nêu đúng và đủ ý nghĩa của bài Đường đi Sa Pa :
a – Ca ngợi cảnh đẹp giản dị ở Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
b – Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp ở Sa Pa.
c – Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
4. Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau :
a) Khi vào thăm cảnh đẹp ở địa phương, em nhìn thấy một bạn nhỏ vứt rác bừa bãi trên đường, em hãy nói một câu để bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác công cộng gần đó.
.............................................................................................
b) Viết một câu vào tấm bi
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở HS về nhà luyện đọc những bài tập đọc đã học, học thuộc các bài thơ.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
------------------&------------------
LUYỆN VIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS biết cách tóm tắt tin tức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện viết :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài cá nhân
Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở.
HS đọc bài làm của mình
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu
Tổ chức HS làm vào vở
Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi.
1. Đọc kĩ hai đoạn tin trong SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 109, em hãy khoanh tròn chữ cái trước tên phù hợp với mỗi tin :
* Đoạn tin a
a – Khách sạn trên ngọn cây
b – Khách sạn đắt tiền
c – Khách sạn trên cao
* Đoạn tin b
a – Nhà nghỉ dành riêng cho các con vật
b – Nhà nghỉ cho khách du lịch nuôi súc vật
c – Nhà nghỉ cho khách du lịch bốn chân
2. Đọc và tóm tắt đoạn tin sau bằng một hoặc hai câu :
Nhà sinh vật học người Thuỵ Sĩ Mô-ri-xô Kô-tê-lát và Tân Học Hội đến từ Viện bảo tàng về nghiên cứu đa dạng sinh vật học ở Xinh-ga-po đã phát hiện loài cá nhỏ nhất thế giới khi lọc nước từ một chiếc lưới. Đó là những con cá cái dài không quá 7,9 mm và những con đực dài 10,3 mm. Những kích thước này khiến chúng trở thành cá có xương sống nhỏ nhất. Loài cá này được tìm thấy trong những đầm lầy nhiệt đới Xu-ma-tra, nơi nước bùn có nhiều a-xít hơn 100 lần so với nước mưa. Khi được gửi về Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Luân Đôn (Anh), những con cá này được coi là mới trong giới khoa học.
(Tóm tắt) : ......................................................................................
3. Em hãy đặt tên cho bản tin ở bài tập 2 :
................................................................................................
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
ÔN TIẾNG VIỆT
Đường đi Sa Pa
I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả: sặc sỡ, nồng nàn, lướt thướt.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
III.Hoạt động dạy học
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc bài nhóm đôi
- Đại diện nhóm đọc: Tất cả các nhóm đều đọc
HĐ2. Tìm hiểu bài
- GV giúp HS tìm hiểu đôi nét về nội dung bài.
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- Nêu nội dung của bài nói gì ? Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
HĐ3. Đọc diễn cảm
- 3 HS đọc từng đoạn của bài văn.
- HS luyện đọc
- Tổ chức thi đọc đoạn văn, toàn bài.
- Nhận xét về giọng đọc, cho điểm.
IV.Hoạt động nối tiếp: - Bài văn muốn nói với mọi người điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
------------------&------------------
Tiết 3: Môn : HĐTT
THI ĐUA THÁ
NG ÔN TẬP HỌC TỐT-CHUẨN BỊ KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/MỤC TIÊU
Gíup học sinh hiểu được mục đích ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua để chuẩn bị cho thi học kì II
Giáo dục HS có ý thức tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn của thầy ,cô giáo.
Rèn kĩ năng sinh hoạt
II/CHUẨN BỊ :
- Bản chương trình hành động của lớp
- Bản đăng kí thi đua của tổ, cá nhân
- Một vài tiết mục văn nghệ
III/ CÁCH TIẾN HÀNH :
- Hát tập thể
- Tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu
- Lớp trưởng trình bày chương trình hành động
- Lớp trưởng phát động thi đua
- Một số cá nhân đọc đăng kí thi đua của mình
- Từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu và ghi nhận quyết tâm thi đua của lớp
- Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta kết đoàn”của Mộng Lân
IV/TỔNGKẾT :
Giáo dục HS qua giờ sinh hoạt
Quyết tâm chăm học để nắm vững kiến thức chuẩn bị cho thi học kì II
Được tốt thoả lòng mong mỏi của thầy cô và cha mẹ
------------------&------------------
File đính kèm:
- giao an seqap lop 4 tuan 29.doc