I. MỤC TIÊU :
- Củng cố : - Cách tính rồi rút gọn, tìm x
- Giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Sách toán chiều
- Phiếu bài tập (nếu không có vở toán chiều)
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 4 Tuần 26 Trường Tiểu Học Đôn Xuân A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại diện nhóm lên làm. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 4 :
HS đọc bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì?
- Lớp làm vào vở.
TÍNH :
a)=…………… =……………
b)= ………… =…………………
Tính :
a)=………… =…………………
b)= ……………… =……………
Tính :
a) =……………………………………………
b)=…………………………………
Lớp 4A có 30 học sinh tham gia làm vệ sinh trường học. Cô giáo cử số học sinh làm vệ sinh lớp học, số học sinh làm vệ sinh sân trường. Hỏi lớp 4A còn lại bao nhiêu học sinh?
BÀI GIẢI
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc nhở HS về nhà làm những bài còn thiếu
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
ÔN TOÁN
PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I.Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Củng cố về diện tích hình bình hành.
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu cách chia 2 phân số.
-Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Tính rồi rút gọn
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi 4 HS TB lên bảng làm.
-Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn và nêu cách làm.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm x:
-Gọi 2 HS TB khá lên bảng làm.
-Nêu thành phần chưa biết, cách tìm.
-Chữa bài.
Bài 3:
-Gọi 1HS đọc đề bài.
-Nêu yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở .
-Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 4: Nối phép chia và phép nhân (theo mẫu):
-Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm vào vở
-Gọi HS nêu trả lời.
-Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
-2HS lên bảng nêu.
-Nhắc lại tên bài học
-Tự làm bài vào vở lần lượt từng bài
-Nhận xét bài của bạn.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-HS nêu
- 1HS đọc đề bài.
-Tự tóm tắt bài toán và giải.
-1HS khá lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Độ dài cạnh đáy là:
: = (m2)
Đáp số: m2
-Đọc yêu cầu.
-Làm vào vở.
-2 HS nêu câu trả lời.
-Về thực hiện
------------------&------------------
ÔN TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu
Giúp H luyện tập về các phép tính về phân số. Củng cố về tìm hai phân số khi biết tổng và hiệu.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài tập 1: Tính
a. b. c.
H làm vào bảng con, T lưu ý H lựa chọn MSC
Bài tập 2: Tính
a. b. c.
H làm và nêu kết quả. Chẳng hạn:
Bài tập 3: Tính:
a. b. c.
- HS: Làm bài vào vở, sau đó 3 em chữa bài bảng lớp
* Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 480 m. Chiều dài hơn chiều rộng 80 m.Tính diện tích thửa ruộng đó.
- HS: Tự làm bài vào vở.
- T chấm bài mội số em và chữa bài
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là
(480 - 80) : 2 = 200 (m)
Chiều dai thửa ruộng là
200 + 80 = 280 (m)
Diện tích thửa ruộng là
280 x 200 =56 000 (m2)
Đáp số: 56 000 (m2)
3. Dặn dò:
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại bài ở nhà
LUYỆN ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng,phát âm đúng dễ đọc sai.Bài : bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh & th¾ng biÓn
- Biết ngắt nghỉ,nhấn giọng ở một số từ, HS biết đọc diễn cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện đọc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Luyện đọc bài
Yêu cầu HS đọc bài HS luyện đọc theo nhóm 2
Hs đọc bài trước lớp
GV nhận xét giọng đọc
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
Tổ chức HS làm việc cá nhân vào sách
GV kiểm tra bài một số bạn
Luyện đọc bài
HS luyện đọc theo nhóm 2
Hs đọc bài trước lớp
GV nhận xét giọng đọc
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
Tổ chức HS làm việc cá nhân
GV kiểm tra bài một số bạn
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
1. Luyện đọc thuộc và diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe (chú ý ngắt nhịp thơ hợp lí và nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả) :
Không có kính / không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
2. Khoanh tròn chữ cái trước dòng dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài thơ.
a – Ca ngợi tinh thần dũng cảm chiến đấu của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b – Ca ngợi tinh thần vui vẻ, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
c – Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
THẮNG BIỂN
1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn sau với giọng dồn dập, gấp gáp, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện tinh thần bền bỉ, dẻo dai, quyết thắng của thanh niên xung kích :
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
2. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả qua 3 đoạn của bài Thắng biển theo trình tự nào ? Khoanh tròn chữ cái trước dòng nêu trình tự đúng :
a – Biển tấn công – Biển đe doạ – Người thắng biển.
b – Biển đe doạ – Biển tấn công – Người thắng biển.
c – Biển đe doạ – Người tấn công – Người thắng biển.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở HS về nhà luyện đọc những bài tập đọc đã học, học thuộc các bài thơ.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
LUYỆN VIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS biết cách mở bài và kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện viết :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài cá nhân
Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở.
HS đọc bài làm của mình
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu
Tổ chức HS làm vào vở
Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu
Tổ chức HS làm vào vở
Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi
1. Cho biết từng đoạn văn dưới đây là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây phượng – cây hoa mai – cây dừa (ghi kết quả vào chỗ trống trong ngoặc đơn) :
a) Giữa sân trường em có cây phượng vĩ cổ thụ, bóng cây che rợp một nửa sân trường. (Mở bài ..................)
b) Ba em rất thích hoa mai. Nhiều lần ba ao ước có một mảnh vườn nhỏ trước nhà để trồng một cây mai. Đầu năm nay, khi gia đình em dọn đến nơi ở mới rộng rãi, ba em đã mua ngay một cây hoa mai trồng ở mảnh vườn trước cửa. (Mở bài ....................................)
c) Xóm em có nhiều cây cối um tùm. Từ xa nhìn về xóm chỉ thấy một màu xanh bát ngát. Lẫn trong màu xanh tươi mát ấy, em thích nhất là cây dừa đầu xóm. (Mở bài ....................................)
2. Dựa theo cách viết mở bài cho bài văn miêu tả cây cối ở bài tập 1, em hãy viết đoạn mở bài trực tiếp cho một cây mà em yêu thích ở địa phương.
* Gợi ý :
Cây đó là cây gì, được trồng ở đâu ? Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc : do ai mua, ai tặng, mua – tặng vào dịp nào) ? Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?
3. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một cây mà em yêu thích ở địa phương.
* Gợi ý :
Cây có ích lợi, tác dụng gì trong đời sống nhân dân ở địa phương ? Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cây đó (hoặc : kỉ niệm sâu sắc của em đối với cây, tình cảm của em khi đi xa nhớ về cây,...).
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
------------------&------------------
ÔN TIẾNG VIỆT
MRVT: DŨNG CẢM. LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
- Giúp HS hoàn thành kiến thức buổi sáng
- Củng cố về câu kể Ai làm gì? Làm một số bài tập xác định câu kể Ai làm gì?
và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Dũng cảm
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : - Gọi HS trả lời câu hỏi:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa và cùng nghĩa với từ dũng cảm.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+Từ cùng nghĩa : can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,...
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu giới thiệu các thành viên trong gia đình em, trong đó có dùng câu kể Ai là gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố - dặn dò
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- 2 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hành viết đoạn văn - sau đó nhận xét bài của bạn.
- HS đọc đoạn văn - nhận xét bổ sung.
------------------&------------------
Tiết 3: Môn : HĐTT
TÌM HIỂU VỀ MỸ THUẬT DÂN GIAN
I/MỤC TIÊU :
-Giúp học sinh hiểu về mỹ thuật dân gian và chất liệu của nó .
-Giúp học sinh bước đầu hiểu về vẻ đẹp điêu khắc dân gian có ngay ở địa phương mình (đề tài , bố cục và đường nét , hình khối ) .
-Giáo dục HS có lòng ham mê mỹ thuật
II/CHUẨN BỊ : GV : Tranh ảnh minh hoạ .
HS : Tìm hiểu về mỹ thuật dân gian qua sách báo …
III/CÁCH TIẾN HÀNH
-Cho HS xem tranh minh hoạ đồng thời đặt câu hỏi cho các em suy nghĩ liên tưởng .
-Nêu một số tác phẩm điêu khắc dân gian mà em biết (qua sách báo , đền chùa ở địa phương em ) : Tượng Phật bà , quan âm bồ tát …..vv.
-Kể tên các nơi có tượng phật bà , quan âm bồ tát ,….ở địa phương em
( chùa Phước Huê, Chùa Cốc , chùa Đại Giác….
GV bổ sung và nhận xét .
IV/ TỔNG KẾT :
Về tìm hiểu thêm mỹ thuật dân gian .
------------------&------------------
File đính kèm:
- seqap 4 tuan 26.doc