Giáo án 4 Tuần 23 Trường Tiểu Học Đôn Xuân A

I. MỤC TIÊU :

- Củng cố : - Cách điền dấu thích hợp vào chỗ chấm, số thích hợp vào chỗ chấm, đặt tính rồi tính

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Sách toán chiều

- Phiếu bài tập (nếu không có vở toán chiều)

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 4 Tuần 23 Trường Tiểu Học Đôn Xuân A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Gọi HS nhận xét , chữa bài – GV nhận xét . Bài 2: Tìm X biết : 3/5 < X/ 5 < 6/5 - GV HD – Y/c HS nêu cách làm. - Gọi HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở . ( X = 4;5 ) - HS nhận xét , chữa bài – GV nhận xét . Bài 3: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn . a) 3/ 4 ; 2/3 ; 5/6 ; 7/12 b) 16/ 20 ; 2/5 ; 21/15 ; 6/5 - Gọi HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở . - HS nhận xét , chữa bài – GV nhận xét – Chấm một số bài . ÔN TOÁN ÔN TẬP QUY ĐỒNG PHÂN SỐ, SO SÁNH PHÂN SỐ I. MụC TIÊU: Giúp HS: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số và so sánh hai phân số ( cùng mẫu số và không cùng mẫu số ). II-HOẠT ĐỘNG : Bài 1:Quy đồng mẫu số các phân số sau . a) 1/3 và 4/5 b) 3/4 và 5/16 c) 5/27 và 5/9 d) 2/3 ; 4/5 và 7/15 e) 3/7 ; 2/21 và 5/6 HS làm bài – chữa bài – nhận xét. GV chữa bài – củng cố Bài 2 : So sánh các phân số sau a, 5/7 và 2/7 b. 7/9 và 7/8 b. 9/8 và 2/7 d. 3/4 và 18/24 d, 5/12 và 3/ 24 e. 2/5 và 2/ 7 HS làm bài – chữa bài – nhận xét. GV chữa bài Bài 3. Điền dấu thích hợp vào dấu chấm 3/4........1 2008/2009.........1 25/25......1 3/10…..1 17 /15 .....1 24/24 .......1 HS làm bài – chữa bài – nhận xét. Bài 4: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lứon đến bé a) 4/6 ; 16/ 20 ; 1 ; 12 / 27 b) 5/7 ; 8/7 ; 1 ; 4/7 ; 12/7 HS làm bài – chữa bài – nhận xét. Chấm 1 số bài làm của HS Luyện đọc I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, phát âm đúng dễ đọc sai.Bài : chî tÕt & hoa häc trß - Biết ngắt nghỉ,nhấn giọng ở một số từ, HS biết đọc diễn cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách củng cố buổi chiều Phiếu bài tập (nếu không có sách) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định : 2. Luyện đọc: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Luyện đọc bài Yêu cầu HS đọc bài HS luyện đọc theo nhóm 2 Hs đọc bài trước lớp GV nhận xét giọng đọc Yêu cầu HS đọc bài tập 2 Tổ chức HS làm việc cá nhân vào sách GV kiểm tra bài một số bạn Luyện đọc bài HS luyện đọc theo nhóm 2 Hs đọc bài trước lớp GV nhận xét giọng đọc Yêu cầu HS đọc bài tập 2 Tổ chức HS làm việc cá nhân GV kiểm tra bài một số bạn CHỢ TẾT 1. Luyện đọc thuộc và diễn cảm đoạn thơ tả cảnh đi chợ Tết (chú ý ngắt nhịp thơ hợp lí, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả) : Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon Vài cụ già chống gậy bước lom khom Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa. 2. Đọc đoạn thơ ở bài tập 1 và cho biết : Mỗi người, mỗi con vật đến chợ Tết với một dáng vẻ riêng như thế nào (thằng cu áo đỏ, cụ già, cô yếm thắm, em bé, người gánh lợn, con bò vàng) ? HOA HỌC TRÒ 1. Chọn một trong hai đoạn văn sau (a hoặc b) để luyện đọc diễn cảm (chú ý ngắt nghỉ hơi hợp lí ; có thể gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng) : a) Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành ; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi ; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. b) Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. 2. Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới : Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. a) Gạch dưới 3 từ ghép chỉ vẻ đẹp của lá phượng. b) Cho biết câu kể nói trên thuộc kiểu câu nào ? (Kiểu câu ...........................) c) Chủ ngữ của câu trên do danh từ hay cụm danh từ tạo thành ? (Chủ ngữ do ............................ tạo thành.) 3. Củng cố - Dặn dò : - Nhắc nhở HS về nhà luyện đọc những bài tập đọc đã học, học thuộc các bài thơ. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. ------------------&œ------------------ LuyÖn viÕt I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS biết cách t×m hiÓu vÒ c¸ch miªu t¶ bé phËn cña c©y cèi - HS viết đoạn văn tả, thân hay gốc mà em quan sát được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sách củng cố buổi chiều Phiếu bài tập (nếu không có sách) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định : 2. Luyện viết : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài tập 1 HS đọc yêu cầu bài tập HS làm bài cá nhân Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở. HS đọc bài làm của mình Bài tập 2 HS đọc yêu cầu Tổ chức HS làm vào vở Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi. 1. Đọc đoạn văn Bàng thay lá (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41), tìm hiểu về cách miêu tả bộ phận của cây cối (tả lá cây) qua các bài tập sau : a) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét : Đoạn văn tả lá bàng từ khi mới nhú (lộc) đến khi lá ...................... (Đó là cách miêu tả theo trình tự .........................................) b) Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để miêu tả đặc điểm của lá bàng : – Dáng mọc của lộc......................................, búp lá .........................., ............................, chi chít đầy cành. (nhỏ xíu, xanh biếc, thẳng đứng trên cành) – Lá non lớn nhanh, ................................. và ............... chừng gang tay ................................... như những chiếc tai thỏ. (cuộn tròn, cao, đứng thẳng) – Tán bàng bây giờ là một màu ................................ lỗ đỗ những vệt hoa ............................. . Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những .............................................. . (hồng thắm, hốc bướu cổ quái, áo lục non). 2. Đọc đoạn văn Cây tre (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 42), tìm hiểu về cách miêu tả bộ phận của cây cối (tả thân cây, gốc cây) qua các bài tập sau : a) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét : Đoạn văn tả thân tre rồi đến .......................... (Đó là cách miêu tả theo trình tự ...........................................). b) Chép lại câu văn có hình ảnh so sánh hay trong đoạn văn : c) Dựa vào đoạn văn Cây tre, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nhận xét riêng của bạn nhỏ về những búp măng : Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là ................................. của tre năm năm tháng tháng được mẹ ......................., ngày một ......................, ngày một ................................. trong bóng mát ............................ 3. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả lá, thân hay gốc của một cây mà em quan sát. * Gợi ý : – Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung. – Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (lá, thân hay gốc) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hoá thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn. – Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ về bộ phận của cây đã tả. 3. Củng cố - Dặn dò : - Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới. LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP VỀ CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I MỤC TIÊU : - Củng cố về loại câu kể Ai thế nào ? chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - Ôn tập về cách viết đoạn văn miêu tả cây cối . II – HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Câu 1 : Hãy khoanh tròn vào trước câu đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng . Con chuồn chuồn đỏ chót / trông như một quả ớt chín . Con chuồn chuồn / đỏ chót trông như một quả ớt chín . Con chuồn chuồn đỏ chót trông như / một quả ớt chín . Đáp án : Khoanh vào ý b Câu 2 : Viết vào chỗ trống bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu “ Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ” a) Bộ phận chủ ngữ : ………………………. b) Bộ phận vị ngữ : ………………………………………………………… Câu 3 : Vị ngữ của câu sau do những từ ngữ nào tạo thành ? “ Thị trấn Cát Bà xinh xắn , có những dãy phố hẹp , những máI ngói cao thấp chen chúc nép dài dưới chân núi đá “ Vị ngữ của câu do tính từ tạo thành Vị ngữ của câu do cụm tính từ tạo thành . Vị ngữ của câu do cụm động từ tạo thành . Vị ngữ của câu do tính từ và cụm động từ tạo thành Đáp án : Khoanh tròn vào ý b . Câu 4 : Viết một đoạn văn gồm 5 đến 7 câu miêu tả một cây ăn quả mà em thích . Trong đó có dùng ít nhất 3 câu kể Ai thế nào ? GV HD - HS tự làm , sau đó đọc bài làm của mình . HS nhận xét , chữa bài . III- CỦNG CỐ – DẶN DÒ : ôn luyện TLV(TC) I:Mục tiêu : Giúp HS :Củng cố về VN trong câu kể Ai thế nào? Đặt cu hỏi cho các bộ phận của câu II Hoạt động dạy học Hoạt động dạy 1: Bài cũ : 2: Bài mới : GTB Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm bài : Chữa bài chốt kết quả đúng Bài 2: yêu cầu HS làm bài : -HS đặt 3câu văn làcâu kể Ai thế nào để tả 3 cây hoa. Chữa bài chốt kết quả đúng Bài 3: HS đặt câu hỏi để tìm VN trong câu kể Ai thế nào? GV nhận xét đánh giá 3: Củng cố – Dặn dò Hoạt động học HS xác định VN trong câu kể Ai thế nào?trong các câu văn HS nêu , lớp nhận xét ,bổ sung HS làm bài vào vở HS làm bài và trình bày Tiết 3: Môn : HĐTT TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT I/MỤC TIÊU : Học sinh hiểu được phong tục , tập quán về ngày tết của nước ta và của địa phương nơi em sống . Biết được thời gian nghỉ tết . - Giáo dục học sinh biết vui tết lành mạnh ,biết giúp đỡ các bạn khó khăn. II/CHUẨN BỊ : GV : Một số tranh lễ hội trong ngày tết . Một số phong tục , tập quán của nước ta trong ngày tết . HS : Tìm hiểu một số phong tục , tập quán về ngày tết ở địa phương . Một số bài hát về ngày tết . III/CÁCH TIẾN HÀNH : GV nêu ý nghĩa ngày tết . Cho cả lớp hát một bài thuộc chủ đề . GV cho cả lớp xem tranh về một số lễ hội trong ngày tết của nước ta . Cho học sinh kể về phong tục và tập quán về ngày tết ở địa phương em . GV nhận xét bổ sung thêm . Đại diện các nhóm lên đọc lời chúc mừng năm mới . Văn nghệ mừng xuân . Phát động ủng hộ các bạn nhà nghèo cùng vui xuân . IV/ TỔNG KẾT : -Vui tết nhớ không tham gia vi phạm đốt pháo trong những ngày tết . -Không tham gia các tệ nạn xã hội như :đánh bài ,cờ bạc …. ------------------&œ------------------

File đính kèm:

  • docseqap 4 tuan 23.doc
Giáo án liên quan