- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 2 – Tuần 16 Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết bảng con chữ O từ 2, 3 lần.
- Học sinh đọc cụm từ.
- Giải nghĩa từ.
- Luyện viết chữ Ong vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở theo yờu cầu của giáo viên.
- Tự sửa lỗi.
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 32 TRÂU ƠI !
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được BT2; BT3 a/b hoặc BT chính tả.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng nhóm.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng viết: Đồi núi, tàu thủy, tùy ý.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết.
- Bài viết này là lời của ai nói với ai ?
- Chữ cái đầu mỗi câu thơ viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Quản công, nông gia, ruộng, ngoài đồng.
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- GV quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh.
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Chấm chữa: thu chấm bài nhận xét cụ thể.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au
Bài 2a: Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống.
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh.
- Nhận xét bài làm của học sinh đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Học sinh lên bảng viết.
- 2 học sinh đọc lại.
- Của người nói với trâu.
- Chữ cái đầu mỗi câu phải viết hoa.
- Học sinh luyện viết bảng con.
- HS nghe GV đọc chép bài vào vở.
- Soát lỗi.
Bài 1: Làm miệng.
Ao
cháo, mào, giao, rao, thao,
Au
cháu
Màu, giàu, lau,
Bài 2a: Học sinh làm theo nhóm.
- Đại diện học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng.
Tr
cây tre, buổi trưa, ông trăng, con trâu, nước trong.
Ch
che nắng, chưa ăn, chăng dây, châu báu, chong chóng.
----------------------------------------------------------------
Toán(tiết 79)
THỰC HÀNH XEM LỊCH.
I. Mục tiêu:
Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tờ lịch - Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài 2/79.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gv tổ chức cho học sinh làm miệng
- Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng 1 .
- Tháng 1 có mấy ngày ?
- Tháng 1 có mấy ngày thứ bảy ?
- Có mấy ngày chủ nhật ?
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ?
Bài 2: xem tờ lịch của tháng tư rồi cho biết:
- Các ngày thứ sáu của tháng tư là các ngày nào ?
- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày nào ? Thứ ba tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 30 tháng 4 là ngày mấy ?
- Tháng 4 có mấy ngày ?
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Hoc sinh lam bài.
- Học sinh quan sát tờ lịch tháng 1.
- Tháng 1 có 31 ngày.
- Tháng 1 có 5 ngày thứ bảy.
- Có 4 ngày chủ nhật.
- Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ hai.
- Học sinh xem lịch rồi trả lời:
- Các ngày thứ sáu của tháng 4 là: 2, 9, 16, 23, 30.
- Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4 thì thứ ba tuần trước là ngày 13. Thứ ba tuần sau là ngày 27.
- Ngày 30 tháng 4 là thứ sáu.
- Tháng 4 có 30 ngày.
------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012.
Tập làm văn (tiết 16)
KHEN NGỢI KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
LẬP THỜI GIAN BIỂU.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2).
- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3).
* Kiểm soát cảm xúc .
* Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một vài học sinh lên bảng làm bài tập 3/126.
- Giáo viên ,cả lớp nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đặt câu.
- Học sinh làm miệng.
GV nhận xét .
Bài 2: Yêu cầu học sinh kể về con vật nuôi trong nhà mà em biết.
Bài 3: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HS làm bài .
- Học sinh trả lời miệng.
+ Chú cường khỏe quá!
+ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!
+ Bạn Nam học giỏi quá!
- Học sinh làm bài vào vở.
- Một số học sinh đọc bài của mình.
- Cả lớp cùng nhận xét.
T1: Bò; T2: Chó.
T3: Gà; T4: Ngựa.
T5: Trâu; T6: Mèo.
- Học sinh tự lập thời gian biểu buổi tối của mình.
- Đọc cho cả lớp nghe.
--------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội (tiết 16)
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG.
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Nêu được công việc của các thành viên trong nhà trường.
*Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập .
II. Đồ dùng học tập:
SGK
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: (35p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng nêu cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Kết luận: Trong trường tiểu học gồm có: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, bảo vệ, y tá, lao công, …
* Hoạt động 3: Học sinh thảo luận về các thành viên và công việc của họ.
- Giáo viên cho học sinh nhóm.
- Giáo viên kết luận: Học sinh phải biết kính trọng, lễ phép, yêu quí các thành viên trong trường.
* Hoạt động 4: Cho học sinh chơi trò chơi “Đố ai’.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- Nhắc lại kết luận
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Nhắc lại kết luận.
- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp cùng nhận xét.
--------------------------------------------------------------------
Toán (tiết 80)
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu:
Biết các đơn vị đo thời gian : ngày, giờ ; ngày, tháng – biết xem lịch.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh lên nối đồng hồ đúng với câu tương ứng.
Bài 2: Cho học sinh làm miệng.
a) Cho học sinh nối nhau nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 5.
b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết:
- Ngày 1 thỏng 5 là ngày thứ mấy ?
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là ngày nào?
- Thứ tư tuần này là ngày 12 tháng 5. Thứ tư tuần này là ngày nào ? Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
- Học sinh lên bảng làm bài 2 / 74.
- Học sinh lên thi làm nhanh.
Câu a ứng với đồng hồ d.
Câu b ứng với đồng hồ a.
Câu c ứng với đồng hồ c.
Câu d ứng với đồng hồ b.
- Nối nhau nêu các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng 5.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh xem lịch rồi trả lời.
- Ngày 1 tháng 5 năm là thứ bảy.
- Các ngày thứ bảy trong tháng 5 là: 1, 8, 15, 22, 29.
Hs trả lời.
ÂM NHẠC
HỌC BÀI HÁT:KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu:
- HS nghe kể chuyện âm nhạc .
- HS vừa hát vừa biểu diễn vài động tác.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ chép bài hát .
- Học sinh: Vở tập hát.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hát từng câu.
-GV hát từng câu mẫu sau đó hs hát theo.
- Giáo viên nhận xét .
-HS hát từng câu nối tiếp theo từng dãy bàn.
- Nhận xét HS hát từng câu
- GV cho HS hát cả bài .
- GV xóa dần bài hát.
GV gọi HS vừa hát vừa biểu diễn.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh lên bảng hát bài chiến sĩ tí hon
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hát .
-HS hát.
-HS học thuộc bài hát.
Sinh hoạt lớp tuần 16
A- Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động của lớp hàng tuần để hs thấy được những ưu nhược điểm của mình, của bạn để phát huy và khắc phục trong tuần tới.
B – Các hoạt động :
1- Sinh hoạt lớp :
- Lớp trưởng cho các bạn tổ trưởng báo cáo kết quả trong tuần vừa qua của tổ mình.
- Các tổ khác góp ý kiến cho tổ vừa nêu.
- Lớp trưởng tổng hợp ý kiến và xếp loại cho từng bạn trong lớp theo từng tổ.
2- ý kiến của giáo viên:
- GV nhận xét chung về kết quả học tập cũng như các hoạt động khác của lớp trong tuần.
- GV tuyên dương những em có nhiều thành tích trong tuần.
+ Tổ có hs trong tổ đi học đầy đủ, học bài và làm bài đầy đủ, giúp đỡ bạn học bài và làm bài.
+ Gv tuyên dương những tổ đã đóng góp các khoản thu đủ.
- GV nhắc nhở hs còn khuyết điểm cần khắc phục trong tuần tới.
3- Kế hoạch tuần 17
- Thực hiện chương trình tuần 17
- Trong tuần 17 học bình thường.
- HS ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kì.
- Khắc phục những tồn tại của tuần 16
- Nhắc học sinh đóng góp các loại khoản thu của trường
File đính kèm:
- giaoanlop2tuan1-35idfididfidfi (13).doc