Giải pháp hữu ích một số biện pháp hướng dẫn học sinh thuộc bảng nhân chia trong phạm vi 100 ở lớp 3

Thông thường người ta hiểu Đạo đức là một bộ phận quan trọng các hình thái ý thức xã hội. Trong tiết học Đạo đức được hiểu là hệ thống quy tắc của đời sống xã hội và hành vi của con người, nó quy định nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội, như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.

 Bởi vậy Đạo đức là một môn học có vị trí rất quan trọng đối với HS Tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng. HS không những phải hiểu được nội dung bài học mà HS còn phải phân biệt được những chuẩn mực đạo đức hay hành vi đạo đức sai. HS có thói quen thực hành tốt các chuẩn mực đạo đức đúng theo bài học, bởi đó là nền tảng, là sợi dây xuyên suốt trong quá trình hình thành nhân cách cho HS. Cổ nhân xưa đã dạy “Tiên học lễ – Hậu học văn”, muốn trở thành con người theo đúng nghĩa của nó thì trước khi học tập văn hoá phải tự rèn đạo đức.

 Song trên thực tế một số GV còn coi nhẹ tầm quan trọng của môn Đạo đức , coi Đạo đức chỉ là một môn phụ nên chỉ tập trung bồi dưỡng cho HS những môn học như Toán, Tiếng Việt trong quá trình dạy học GV đã vận dụng nhiều phương pháp nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Ví thế tiết học Đạo đức còn khô khan, chưa gây hứng thú học tập cho HS dẫn đến HS tiếp thu kiên thức còn thụ động, chưa có ý thức rèn các hành vi Đạo đức chuẩn mực.

 

Bên cạnh đó, bố mẹ HS ít có thời gian quan tâm đến việc rèn những hành vi Đạo đức cho con em mình. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp 3A – trường TH. Lán Tranh II” để các đồng nghiệp cùng tham khảo, đóng góp ý kiến để việc dạy – học môn Đạo đức ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng ngày càng có hiệu quả hơn.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hữu ích một số biện pháp hướng dẫn học sinh thuộc bảng nhân chia trong phạm vi 100 ở lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội, như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Bởi vậy Đạo đức là một môn học có vị trí rất quan trọng đối với HS Tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng. HS không những phải hiểu được nội dung bài học mà HS còn phải phân biệt được những chuẩn mực đạo đức hay hành vi đạo đức sai. HS có thói quen thực hành tốt các chuẩn mực đạo đức đúng theo bài học, bởi đó là nền tảng, là sợi dây xuyên suốt trong quá trình hình thành nhân cách cho HS. Cổ nhân xưa đã dạy “Tiên học lễ – Hậu học văn”, muốn trở thành con người theo đúng nghĩa của nó thì trước khi học tập văn hoá phải tự rèn đạo đức. Song trên thực tế một số GV còn coi nhẹ tầm quan trọng của môn Đạo đức , coi Đạo đức chỉ là một môn phụ nên chỉ tập trung bồi dưỡng cho HS những môn học như Toán, Tiếng Việt trong quá trình dạy học GV đã vận dụng nhiều phương pháp nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Ví thế tiết học Đạo đức còn khô khan, chưa gây hứng thú học tập cho HS dẫn đến HS tiếp thu kiên thức còn thụ động, chưa có ý thức rèn các hành vi Đạo đức chuẩn mực. Bên cạnh đó, bố mẹ HS ít có thời gian quan tâm đến việc rèn những hành vi Đạo đức cho con em mình. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp 3A – trường TH. Lán Tranh II” để các đồng nghiệp cùng tham khảo, đóng góp ý kiến để việc dạy – học môn Đạo đức ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng ngày càng có hiệu quả hơn. II/ THỰC TRẠNG. 1)Thuận lợi. BGH nhà trường cũng như bộ phận chuyên môn, các Đoàn thể như Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội TNTP HCMthường xuyên theo dõi, kiểm tra, động viên và nhắc nhở GV thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong công tác GD HS. Đội ngũ GV của trường trẻ, khoẻ, có tâm huyết với nghề; nhìn chung đã xác định rõ được mục tiêu và tầm quan trọng của môn học Đạo đức. Đa số HS ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức tốt trong học tập cũng như tu dưỡng Đạo đức. Chương trình Đạo đức lớp 3 bao gồm những chuẩn mực tương đối gần gũi với HS. 2)Khó khăn. Bên cạnh một số thuận lợi cần phát huy vẫn còn không ít khó khăn đang gặp phải: Một số GV vận dụng – phối hợp nhiều phương pháp nhưng hiệu quả chưa cao; ví quá trình đó mới mới chỉ được thực hiện trong tiết dạy mà chưa rèn thói quen cho HS mọi lúc, mọi nơi. Rrong tiết học Đạo đức GV thường hay chú trọng truyền thụ lí thuyết cho HS nhiều hơn, chưa thực sự quan tâm đến việc thực hành các chuẩn mực Đạo đức. Đa số HS trong lớp đều có bố mẹ làm nông nghiệp, gia đình đông con, trình độ dân trí thấp, kinh tế cón gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trong lớp tôi cón có 1/3 là HS dân tộc nên việc quan tâm GD con em của gia đình cón rất hạn chế. Như chúng ta đã biết thời gian HS ở trường 1 ngày chỉ có khoảng 4 giờ, còn lại các em sinh hoạt trong gia đình và cộng đồng, do đó HS chịu ảnh hưởng rất lớn từ những thói quen, lề lối sinh hoạt của gia đình. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu Môn học. Cơ sở vật chất còn tạm bợ, thiếu thốn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ học, thái độ, ý thức học tập của HS. Công tác phối hợp GD Đạo đức giữa Nhà trường – Gia đình và Xã hội chưa được nhịp nhàng và hiệu quả thực sự còn chưa cao. III/ GIẢI PHÁP. Đa số GV đã biết kết hợp giữa các phương pháp: Đàm thaọi, kể chuyện, phương pháp nêu gươngSong còn một vài phương pháp như phương pháp đóng vai, phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp trò chơichưa thực sự được sử dụng – kết hợp nhuần nhuyễn. 1/ Phương pháp trò chơi. * Trong tiết dạy Đạo đức GV còn gò bó HS vào một bài học nhất định dẫn đền HS chưa ham thích môn học. Vì vậy cùng với học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của HS Tiểu học. dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả GD tốt. Trong trò chơi trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn để hình thành những phẩm chất vàhành vi Đạo đức. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong tiết học Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để GD hành vi Đạo đức cho HS. * Tổ chức trò chơi: Phương pháp trò chơi có thể thực hiện ở đầu tiết học. Ví dụ Bài “Chăm làm việc nhà” (T2). GV tổ chức cho HS trò chơi “Giúp mẹ việc gì”. Cách chơi: Cử 3 – 3 bạn lên thể hiện hành động không lời về một việc nhà. Các tổ khác giải đoán xem bạn đó đang làm việc gì để giúp mẹ? Phương pháp trò chơi có thể tổ chức ở cuối tiết, ví dụ trò chơi “ Tìm đôi”, trò chơi “Tiếp sức” 2/ Phương pháp đóng vai. * Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. HS được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của HS. Khích lệ sự thay đổi thài độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi Đạo đức. Mặt khác có thể thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của vai diễn. * Tổ chức đóng vai. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai chp từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai. Các nhóm thảo luận, chuẫn bị đóng vai. Các nhóm lần lượt đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét. GV kết luận – nhấn mạnh về cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống. 3/ Phương pháp luyện tập, thực hành. * Phương pháp rèn luyện thói quen có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy – giáo dục Đạo đức cho HS. Trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ, chóng thuộc nhưng lại mau quên. Đa số khi học trên lớp HS trả lời lí thuyết rất tốt đạt điểm 9, điểm 10. Song trên thực tế có một số HS khi gặp GV chủ nhiệm thì chào hỏi rất lễ phép còn gặp các thầy cô khác thì lại cúi mặt đi. Hay một số chuẩn mực Đạo đức như “Chăm làm việc nhà”, “Chăm sóc ông bà, cha mẹ”thì HS thực hành ở gia đình Vậy muốn cho các tri thức, hành vi thấm sâu, bền vững, trở thành kĩ năng kĩ xảo và thói quen Đạo đức nhất thiết trẻ phải được tập dượt, ôn luyện nhiều lần cả về nhận thức và hành động thông qua hình thức luyện tập. * Cách tổ chức: Giao trách nhiệm cho HS kiểm tra lẫn nhau để hàng ngày các em có ý thức, thói quen giúp đỡ gia đình khi có thời gian. Bên cạnh đó yêu cầu HS kiểm tra về việc thực hiện chuẩn mực Đạo đức khi vui chơi ở nhà hay khi gặp nhau qua thời gian học ở trên lớp. Gặp phụ huynh HS để trao đổi việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng Đạo đức của HS khi ở nhà. Không chỉ trong tiết học Đạo đức GV mới dạy Đạo đức cho HS mà ở tất cả các tiết học khác hay trong lúc gặp gỡ HS, có lúc GV cũng cần nhắc nhở để củng cố lại kiến thức, chuẩn mực Đạo đức cho HS. 4/ Phối kết hợp giáo dục. Với gia đình: Thường xuyên liên hệ với gia đình để trao đổi việc học tập của HS, phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc rèn luyện thói quen và các xhẩn mực Đạo đức ở nhà của con em. (Nất là HS dân tộc). Với nhà trường và Đội thiếu niên: Tổ chức phong trào thi đua, chầm điểm thường xuyên như đi dày dép đến lớp, giữ gìn vệ sinh cá nhân, lễ phép với người lớn, thực hiện an toàn Giao thông Với phụ huynh HS và Chính quyền địa phương. Sự quan tâm của Hội phụ huynh và Chính quyền địa phương cũng rất cần thiết để nâng cao các chuẩn mực Đạo đức cho HS. IV/ KẾT LUẬN. Từ đặc điểm về nội dung, kĩ năng và một vài phương pháp khi dạy Đạo đức cho HS lớp 3 tôi thấy: Nếu muốn HS thực hành tốt các chuẩn mực Đạo đức ở lớp cũng như ở nhà trong chương trình Đạo đức ở Tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng, khi áp dụng những phương pháp dạy trên sẽ giúp HS có điều kiện để: Trau dồi, tu dưỡng, rèn luyện những chuẩn mực Đạo đức để trở thành con người mới XHCN, có đủ đức – đủ tài, trở thành công dân tốt Phát triển năng lực trình bày, kả năng diễn đạt, tính tự tin trong cuộc sống Qua thời gian áp dụng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp 3” các em đã có ý thức cao về việc rèn luyện Đạo đức , rầt hào hứng khi được học môn Đạo đức. HS tự quản lí nhau trong học tập, dẫn đến các em rất ham học các môn học khác. Tuy nhiên vì tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và những vấn đề tôi nêu trong đề tài này chỉ là ý kiến cá nhân mang tính chủ quan chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp (Lớp 3A – trường TH. Lán Tranh II) nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ đạo của các cấp quản lí Giáo dục, sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để Giải pháp này được hoàn thiện hơn và có thể đem áp dụng ở phạm vi rộng hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Liên Hà, ngày 30 tháng 12 năm 2003. Người viết Nguyễn Thị Bình.

File đính kèm:

  • docsang kien dung2.doc
Giáo án liên quan