Giải pháp giúp học sinh lớp 5B rèn đọc đúng -– Đọc diễn cảm

1/ LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP

 - Giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển , trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp , là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ , giúp trẻ tiếp thu các môn học khác.

 -Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn như : Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện , Chính tả, Tập làm văn , . Mỗi môn học đều có một chức năng ,khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà Tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ.

 -Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn co nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh ( về phát âm, từ ngữ, câu văn, ) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thu trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể cho các em.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp giúp học sinh lớp 5B rèn đọc đúng -– Đọc diễn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần không nhỏ trong việc luyện đọc cho học sinh. Vì vậy, trước mỗi giờ dạy, tôi phải nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm cách đọc hay nhất và tập đọc nhiều lần. Trên lớp, tôi chú ý đọc mẫu thật tốt để học sinh cảm thụ được bài học hiệu quả nhất. Có nhiều cách đọc mẫu như: + Đọc mẫu ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết học. + Đọc mẫu toàn bài . + Đọc mẫu từ , cụm từ, câu, đoạn. Vì vậy, tùy theo từng bài, từng nội dung mà giáo viên lựa chọn cách đọc mẫu phù hợp. Ví dụ 1: Với các bài tập đọc có độ khó không cao lắm như : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng , Tiếng rao đêm , Luật tục xưa của người Ê- đê,. giáo viên đọc mẫu toàn bài trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài sau khi cho học sinh luyện đọc đúng. Với các bài như : Người công dân số Một ( kịch ), Thái sư Trần Thủ Độ, .giáo viên cần đọc mẫu sau khi giới thiệu bài rồi mới hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng. Ví dụ 2: Bài “ Hộp thư mật ” Câu đầu – giọng đọc náo nức, thể hiện sự sốt sắng của Hai Long. Đoạn từ “ Người đặt hộp thư . đã đáp lại .” – đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng , trải dài thiết tha, trìu mến ở hai câu : Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. Đoạn từ “ Anh dừng xe. trả hộp thuốc về chỗ cũ.” – đọc nhịp nhanh hơn, phù hợp với việc diễn tả các tình tiết bất ngờ, thú vị nhưng vẫn thể hiện phong thái bình tĩnh, tự tin, đĩnh đạc của nhân vật. Đoạn cuối – giọng chậm rãi, vui tươi. “ Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ / hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm / mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc, Hai Long đã đáp lại.” (đoạn 1 , bài Hộp thư mật ) Ví dụ 3: Với bài thơ “Đất nước” toàn bài đọc với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. Giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng khổ thơ . Khổ thơ 1 và 2: Giọng tha thiết bâng khuâng. Khổ thơ 3 và 4: Nhịp nhanh hơn, giọng vui, khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào. Khổ thơ 5: Đọc giọng chậm rãi, trầm lắng , chứa chan tình cảm, sự thành kính. “ Mùa thu nay / khác rồi Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới Trời thu / thay áo mới Trong biếc/ nói cười thiết tha Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.” ( khổ thơ 3 và 4 bài Đất nước ) Ví dụ 4 :Với vở kịch “Lòng dân ” khi đọc chú ý đọc phân biệt tên nhân vật với lời nói của các nhân vật và lời chú thích về thái độ , hành động của nhân vật. Cai: ( xẵng giọng ) // Chồng chị à ? Dì Năm: - Dạ, chồng tui. Cai: - Để coi. ( Quay sang lính) // Trói nó lại cho tao// ( chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà// ( lính trói dì Năm lại) Với hầu hết các bài tập đọc trong chương trình, giáo viên chọn ra đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm, rồi đọc mẫu sau khi cho học sinh trao đổi tìm ra giọng đọc thích hợp nhất của bài. IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Trong năm học 2007-2008 này, nhờ kiên trì thực hiện các giải pháp rèn đọc nêu trên mà chất lượng đọc của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau : Tổng số học sinh : 31 em Mức độ đọc Đầu năm Giữa HK I Cuối HK I Giữa HK II Cuối HK II Đọc nhỏ,ngắt nghỉ chưa đúng 10 32,3 7 22,5 4 12,9 2 6,4 Đọc nhanh, sai từ 7 22,5 6 19,4 5 16,2 4 12,9 Đọc đúng chưa diễn cảm 11 35,5 13 41,9 14 45,1 15 48,4 Đọc diễn cảm 3 9, 5 16,2 8 25,8 10 32,3 Qua kết quả khảo sát trên và qua thực tế lớp , tôi nhận thấy trong các giờ Tập đọc học sinh rất say mê học tập làm cho không khí lớp trở nên sôi nổi, kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc còn nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy nhưng đến gần cuối năm đã đọc to, rõ ràng ,lưu loát hơn, nhiều em đã biết đọc diễn cảm theo yêu cầu và rất thích đọc diễn cảm. C/ KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm: Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm trước hết giáo viên luôn cố gắng trau dồi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ , đọc mẫu phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi , lắng nghe giáo viên đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước, so sánh , đánh giá với giọng đọc của mình . Chính vì vậy, thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn mực. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất phát huy hết tính tích cực của học sinh trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn để hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên còn cần phải chủ động, sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao. Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác soạn giảng, hướng dẫn tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, đoạn văn, đoạn thơ, quan tâm ,theo dõi kịp thời phát hiện lỗi sai của học sinh , kiên trì uốn nắn, sữa chữa phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo. Trong dạy học, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng bài triền miên, nói nhiều , nên dành nhiều thời gian cho học sinh luyện đọc. Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ, rèn cho học sinh đọc trước đám đông, tổ chức các hoạt động phong phú cho học sinh tham gia như: thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỉ niệm những ngày lễ lớn. Giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh cần phải có một quyển sổ ghi chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay. Cần tổ chức phối hợp nhịp nhàng phân môn Tập đọc với các phân môn khác như: Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ , tổ chức các buổi hội thảo các chuyên đề, xây dựng các tiết dạy thao giảng , tổ chức trao đổi về các phương pháp thực hiện tốt nhất để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt các môn học trong đó có phân môn Tập đọc. 2/Hướng phổ biến , áp dụng giải pháp: * Phổ biến nội dung giải pháp , vận động áp dụng giải pháp trong khối lớp 5 của trường tiến tới vận động áp dụng ở các trường trong cụm Thị trấn góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh . 3/ Hướng nghiên cứu tiếp giải pháp : Từ những kinh nghiệm thực tế vận dụng trong năm học này cùng với việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giải pháp, tôi sẽ cố gắng khắc phục, sửa chữa cho giải pháp được hoàn thiện hơn , sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp cho các năm học tới. Tóm lại : Việc tổ chức cho học sinh rèn đọc đúng và diễn cảm là một công việc không dễ, nhưng với các biện pháp trên đã giúp cho học sinh đọc tốt hơn, dễ dàng hơn trong học tập , vận dụng vào học các kiến thức khác có liên quan chính xác hơn, làm cho các em tự tin hơn trong học tập, cũng như tự tin hơn khi học lên lớp trên, giúp các em có khả năng vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống , góp phần xây dựng nhân cách con người phát triển toàn diện ,đưa chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn. Với trình độ, khả năng và thời gian có hạn nên giải pháp sẽ không tránh khỏi có nhiều hạn chế , thiếu sót , rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của anh chị em đồng nghiệp dể cho việc vận dụng đề tài ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn . Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu Tâm lý giáo dục. * Báo Thế giới trong ta. * Tạp chí giáo dục * Tài liệu bồi dưỡng các phương pháp dạy học cho giáo viên tiểu học * Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học * Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh tiểu học * Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 và 2 * Tài liệu hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 & MỤC LỤC & A/ MỞ ĐẦU ..trang 1 Lý do chọn giải pháp .. trang 1- 2 Đối tượng nghiên cứu.trang 2 Phạm vi nghiên cứu .trang 2 Phương pháp nghiên cứu trang 2-3 B/ NỘI DUNG .. trang 3 Cơ sở lí luận .trang 3-4 Cơ sở thực tiễn trang 5 Nội dung vấn đề .. . trang 6-15 C/ KẾT LUẬN: .trang 16 Bài học kinh nghiệm .trang 16 Hướng phổ biến áp dụng đề tài.. .trang 17 Hùướng nghiên cứu tiếp đề tài ..trang 17 4. Tài liệu tham khảotrang 18

File đính kèm:

  • docde tai THu 07-08.doc
Giáo án liên quan