Gia nhập WTO , Cơ hội thách thức - Thảo luận đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Năm 2006, đối với Việt Nam là năm hội tụ nhiều sự kiện lịch sử đánh dấu những điểm mốc quan trọng về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, là năm chúng ta phải hoàn thành việc cắt giảm thuế quan để thực hiện khu vực mậu dịch tự do của ASEAN, năm đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC 14 với tiêu đề Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng. Năm nước ta được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới, hoàn thành một số cam kết trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ, thúc đẩy mạnh mẽ các Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, úc và New Zealand, đặc biệt Hiệp định CA- FTA.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia nhập WTO , Cơ hội thách thức - Thảo luận đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự tác động tạo ra lợi ích cũng không đồng đều giữa các ngành, các vùng và các nhóm dân cư khác nhau. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn để giải quyết tốt mối quan hệ “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Vấn đề này sẽ hết sức quan trọng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, Bởi vì nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao. Vấn đề an sinh xã hội, giải quyết vấn đề trợ cấp, việc làm, đào tạo lại để họ tìm việc làm mới. Đòi hỏi chúng ta phải dự báo và có những chính sách đón trước các vấn đề xã hội nảy sinh. Vấn đề nguồn lực, cái quyết định nhất là con người, khi chúng ta mở cửa vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực này rất khốc liệt. Lao động nông nghiệp nông thôn sẽ có biến đổi lớn, chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang các ngành kinh tế khác, đi vào khu vực thành thị và tham gia vào lao động quốc tế. Đây là xu hướng tích cực, chúng ta cần có chính sách để tạo điều kiện cho sự chuyển đổi này. Khi đó lao động ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn sẽ bất lợi thế kể cả số lượng, chất lượng, đọ tuổi. Vậy cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ để tạo một sự cân đối cần thiết. Chúng ta lấy trọng tâm chính là thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển, tuy nhiên cũng phải hiểu biết các quy định và sử dụng các công cụ WTO cho phép để bảo vệ nông nghiệp nước ta. Các công cụ đó là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, các ưu đãi giành cho các nước đang phát triển. Thực tế là chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ để lựa chọn thông minh các công cụ tự vệ. Dẫn chứng về việc sử dụng các công cụ phi thuế quan như đánh giá của UNCTAD. UNCTAD đã sử dụng cách thống kê các mặt hàng theo phân loại 6 chữ số HS, thống kê các biện pháp phi thuế quan đã áp dụng cho từng mặt hàng, tỷ lệ % áp dụng biện pháp phi thuế quan cho từng mặt hàng. Sau đó tính bình quân tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan chung cho các mặt hàng nông sản và tất cả các hàng hóa. Bằng cách tính như vậy, UNCTAD chỉ ra cho thấy trong các nước nghiên cứu, ấn Độ là nước áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhất với tỷ lệ áp dụng rất cao, 42,24% cho hàng nông sản. Tiếp đến là Hàn Quốc cũng có mức áp dụng tương đối phổ biến gần 11%. Trung Quốc và Nhật Bản tương đương nhau trên 7%, Mỹ 4,6%. Trong khi đó, Việt Nam có tỷ lệ áp dụng 0,4%. Điều này cho thấy rằng, mặc dù nông sản Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu, nhưng ta chưa có nhiều công cụ phi thuế quan áp dụng để bảo vệ nông sản nước ta. Để bảo hộ nông nghiệp theo qui định WTO, cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu thông lệ quốc tế, hiểu biết sâu sắc các công cụ phi thuế quan. Điều này không phải dễ dàng mà chúng ta có được ngay từ những năm đầu gia nhập WTO. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan của các nước, tính theo % Chia theo các nước nghiên cứu T.Quốc N.Bản H.Quốc A.Độ V.Nam T.Lan Malay. Phili. Mỹ Cho tất cả các SP 7,62 5,61 2,37 34,66 1,03 1,82 2,54 1,68 5,08 Riêng N.sản 7,3 7,69 10,76 42,24 0,61 3,35 3,53 0,76 4,56 Nguồn: UNCTAD Một thách thức lớn nữa là nông sản nước ta phải cạnh tranh khá gay gắt với chính các nước trong khu vực. Nông nghiệp nước ta với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indone sia, Trung Quốc có tính tương đồng khá cao, nhưng các nước đó lại đi trước chúng ta về kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, có trình độ khoa học công nghệ phát triển hơn v.v. . Trong nhiều năm gạo của ta phải chịu bất lợi thế cạnh tranh với gao Thái Lan, một vài năm gần chúng ta lại được đầu tương tự cả với Thái lan và Trung Quốc đối với mặt hàng rau quả trên thị trường Trung Quốc và ngay trên thị trường trong nước.Trước đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc thường chiếm từ 40 - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đang giảm dần, nhất là 2 năm vừa qua. Một mặt, là do trước đây Trung Quốc áp dụng chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế VAT cho rau quả Việt Nam buôn bán theo đường tiểu ngạch tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nhưng từ tháng 1/2004 chỉ còn thực hiện chính sách ưu đãi này tại Vân Nam. Mặt khác, là do bắt đầu từ 1/1/2004, Trung Quốc và Thái Lan đã thoả thuận giảm thuế xuống 0% đối với rau quả nên rau quả Thái Lan có lợi thế hơn (cả về chất lượng, quản lý chất lượng, tổ chức hệ thông thu mua phân phối), đã cạnh tranh làm cho rau quả của ta nhập sang Trung Quốc giảm sút. Nước ta cũng nhập khẩu khá nhiều rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là vào những thời gian trái vụ, khan hiếm rau quả (khoai tây, cà chua, cà rốt, rau đậu tươi hoặc ướp lạnh, rau khô, sắn, hành tỏi, chà là) hoặc những loại rau quả ôn đới nước ta không sản xuất được (cam quýt, nho, táo, lê, dưa, đào). Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng dần qua các năm. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng gấp đôi so với năm 2000. Một mặt, do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, giá rau quả của Trung Quốc tương đối rẻ, hợp với túi tiền của dân. Mặt khác, rau quả tươi là mặt hàng thực hiện chương trình “Thu hoạch sớm” trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ta phải giảm thuế rau quả từ 30 - 40% hiện nay xuống còn 15% trong năm 2005. Thực tế là rau quả của Trung Quốc đã vào thị trường nước ta rất lớn. Gia nhập WTO chúng ta có rất nhiều thời cơ, cũng có rất nhiều thách thức. Cơ hội đó có hay không phải do chính sách, do các doanh nghiệp. Gia nhập WTO để chúng ta phát triển, nhưng không có nghĩa bản thân việc gia nhập WTO là chúng ta giàu có lên, hay chúng ta nghèo đi, mà đó là một cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội đó, thì chúng ta giàu có. Chúng ta vượt qua được thách thức thì chúng ta tạo được cơ hội mới. Đó là một thực tế. Nếu tranh thủ được thời cơ, và chấp nhận để vượt qua thách thức này, chúng ta sẽ đưa nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các Bộ, ngành, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam để chúng ta mạnh lên và phát triển nhanh hơn. IV. Các câu hỏi đặt ra cần thảo luận để tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách xem xét lựa chọn xây dựng khuôn khổ pháp lý Như vậy sau 11 năm đàm phán, thương lượng với nổ lực đầy quyết tâm để gia nhập WTO, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Phía trước là cả một con đường rộng thênh thang nhưng đầy thử thách cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đảng, nhà nước và toàn bộ lực lượng xã hội đã không lưỡng lự trước ngã ba lịch sử mà chúng ta đã lựa chọn con đường tiến lên cùng nhân loại. Ai cũng biết rằng cơ hội sẽ đến nếu chúng ta đồng tâm hiệp lực, lựa chọn các quyết sách thông minh và nhiều thách thách, chướng ngại, rủi ro chờ đợi chúng ta ở phía trước. Cơ hội tiềm năng đã có, rủi ro đang rình rập, vậy làm thế nào để chúng ta biến cơ hội tiềm năng thành hiện thực và khai thác tối đa lợi ích của nó, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu những nguy cơ. Để dóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi của các diễn giả, đọc giả: 1. Chúng ta cần hoàn thiện và xây dựng những chính sách mới gì để hài hoà hoá và hợp chuẩn chính sách nông nghiệp và nông thôn phù hợp với khuôn khổ và chuẩn mực quốc tế? 2. Cần có những chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam, của các doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn và của các ngành hàng nông lâm sản, đặc biệt là các ngành hàng nông lâm sản chủ lực? Hay nói một cách khác là cần có những chính sách và cơ chế gì để thúc đẩy sự phát triển của ngành, của doanh nghiệp của sản phẩm ngành nông nghiệp, nông thôn? 3. Liệu chúng ta có phải điều chỉnh lại các định hướng chiến lược phát triển trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp không? Nếu có chiến lược điều chỉnh đó là gì, thể chế chính sách gì để khuyến khích sự điều chỉnh này? 4. Chúng ta cần có cơ chế và chính sách gì để tận dụng và khai thác triệt để các qui định, các công cụ của WTO nhằm bảo vệ và hỗ trợ nền nông nghiệp và nông thôn nước ta trước sự cạnh tranh của nông sản thế giới? Các biện pháp và công cụ này đương nhiên là phù hợp với qui định của Wto và cam kết của nước ta khi gia nhập. 5. Gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra xu thế phân công lại các ngành, phân công lại lao động xã hội và phân công lại nguồn lực. Sự phân công này diễn ra theo cơ chế thị trường, không phải tác động trực tiếp bằng điều tiết hành chính. Vậy nhà nước chúng ta phải dự báo như thế nào và chuẩn bị các chính sách gì để tạo môi trường chu chuyển, vận động của lao động và nguồn lực một cách thuận lợi nhất? 6. Chúng ta cần đón đầu nghiên cứu xây dựng chính sách an sinh xã hội gì để hạn chế các tổn thương khi các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp bị tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO gây nên? Hôi nhập kinh tế quốc tế là vấn đề phức tạp, tác động nhiều chiều và cũng là vấn đề mới mẻ. Ngành nông nghiệp và nông thôn sẽ chịu tác động rất lớn. Bản thân các nhà nghiên cứu chúng tôi vừa tiếp cận nghiên cứu vừa phải chịu trách nhiệm tham mưu để phát triển và quản lý ngành nhằm khai thác có hiệu quả các cơ hội và hạn chế các rủi ro thách thức. Chúng tôi rất mong được sự chia sẻ, nhận được sự trao đổi và đóng góp nhiều ý tưởng và gợi ý chính sách cụ thể để cùng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nước nhà.

File đính kèm:

  • docHoi nhap quoc te co hoi va thach thuc .doc