Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 3: Cụm các văn bản thơ

I. Khái niệm “Thơ mới” và “phong trào Thơ mới”

- Lúc đầu hai chữ “Thơ mới” dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do

- Khoảng sau năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” cho rằng thơ Đường luật là khuôn xáo, trói buộc. Họ đòi hỏi đổi mới thơ ca và sáng tác các bài thơ khá tự do không hạn định số câu, số chữ, số dòng, gọi đó là “thơ mới”

- Thơ mới có đặc điểm:

+ Thơ mới chủ yếu là thơ bảy chữ, thơ lục bát, thơ tám chữ

+ So với thơ cũ (Thơ Đường), thơ mới tự do phóng khoáng, linh hoạt hơn, không bị rằng buộc bởi những qui tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.

- Sau đó, “thơ mới” chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản, gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 3: Cụm các văn bản thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyền, tác giả dừng lại đặc tả cánh buồm, cánh buồm được miêu tả ntn? Cách miêu tả có gì đặc sắc, độc đáo? So sánh hai câu đầu ở khổ 5 và khổ 1 trong bài thơ “Ông đồ” Hình ảnh thơ có gì giống khác nhau? Hai câu kết có gì đặc sắc về nghệ thuật? Tác dụng? III. Luyện tập: Bài tập 1. Đặc điểm chung của các bài: “Nhớ rừng”; “Ông đồ”; “Quê hương” - Thể thơ tự do, có sự đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, giản dị, giảm tính ước lệ. - Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp phóng khoáng, tự do- thơ mới. Bài tập 2. Tâm trạng con hổ & cuộc sống nơi vườn thú: - Từ chỗ là chúa tể muôn loài, tung hoành nơi núi rừng hùng vĩ nay bị giam hãm không được tự do trong một thời gian dài, bị biến thành trò chơi của con người ở chung cùng kẻ tầm thường, hèn kém, không có cách gì để thoát khỏi môi trường tù túng, tầm thường chán ngắt ấy. Tất cả nỗi khổ, nỗi nhục, nỗi bất bình uất ức kết đọng trong tâm hồn trở thành “khối căm hờn” cứ lớn dần không có cách nào giải thoát , không cách nào làm tan bớt, vợi bớt. => Ngạo mạn, xem thường tất cả, chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng, khát vọng tự do sống đúng với phẩm chất của mình - Trong cảnh khổ đau, tù hãm, nhục nhằn, con hổ vẫn tự phân biệt mình với những kẻ mà tinh thần đã bị hoàn cảnh tầm thường đồng hóa. Sự đối lập giữa hai cách sống là cách thức nghệ thuật dùng để làm nổi bật cái kích thước cao cả và tô đậm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn thà bị khổ đau, quyết không hạ mình trong bất hạnh- Bài tập 3. - Hình ảnh cánh buồm: + Giương to - mảnh hồn làng + Rướn thân, thâu, góp gió => So sánh độc đáo mới lạ mang vẻ đẹp lãng mạn( Cánh buồm: sự vật cụ thể hữu hình được so sánh với mảnh hồn làng: hình ảnh trừu tượng vô hình). Hình ảnh đó gợi vẻ đẹp bay bổng, thơ mộng mang ý nghĩa lớn lao, làm cho cánh buồm mang hơi thở, nhịp đập, hồn vía của quê hương. Cánh buồm trở thành biểu tượng của quê hương làng chài Hình ảnh cánh buồm -> khát vọng chinh phục tự nhiên - khát khao mơ ước bay bổng của con người- biểu tượng về êưsc mạnh của conngười giữa tự nhiên, mang vẻ đẹp lãng mạn Bài tập 4. - Khổ thơ thứ nhất: Mỗi năm đào nở-> lại thấy ông đồ già - Khổ thứ 5: Năm nay đào lại nở -> không thấy ông đồ xưa -> Kết cấu đầu cuối tương ứng, hình ảnh tương phản, khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ cổ tô đậm sự vắng bóng của ô đồ (Tết đến, đào nở, qui luật xưa không còn đúng- ông đồ hoàn toàn biến mất giữa cuộc đời). - Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? -> Câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn, như tiếng gọi hồn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trước sự vắng bóng của ông đồ già- ông đồ xưa- những người “muôn năm cũ”. Câu hỏi không lời đáp gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt => Bộc lộ niềm thương cảm chân thành trước tình cảnh của nhg ông đồ đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời; niềm nhớ nhung tiếc nuối cho cả một lớp người, cả một phong tục đẹp mang vẻ đẹp VH gắn với những giá trị tinh thần truyền thống đang bị thờ ơ, rơi vào quên lãng. Tâm sự- tấm lòng của thi nhân mang ý nghĩa nhân văn đáng quí, đáng trọng Tiết 8: Các văn bản thơ hiện đại I. Hệ thống các văn bản thơ hiện đại – Thơ cách mạng: Kể tên các bài thơ cách mạng đã học? Tác giả là ai? Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của từng bài? Tác giả Tác phẩm Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Khi con tu hú (Tố Hữu) Lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù đày. Giọng thơ tha thiết sôi nổi, Sự tưởng tượng phong phú. Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) Thất ngôn tứ tuyệt Tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, bài thơ mang nét đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Nghệ thuật nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ cùng phép đối xứng, đối lập. Đi đường (Hồ Chí Minh) Thất ngôn tứ tuyệt ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Bài thơ mang tính đa nghĩa trong hình ảnh, điệp từ được sử dụng hiệu quả. Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” có gì đặc biệt đáng chú ý ? Cách đặt tiêu đề như vậy có tác dụng gì? Viết đoạn văn trình bày cảm nhân của em về 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”? Hình ảnh mở đầu & kết thúc bài thơ có gì giống & khác nhau? Vì sao? II. Luyện tập Bài tập 1. Nhan đề của bài thơ chỉ là 1 vế phụ của câu (trạng ngữ) Cách đặt tiêu đề như vậy có tác dụng gợi mốc thời gian, gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài Bài tập 2. Với 6 câu thơ lục bát thanh thoát mềm mại đã gợi nên bức tranh thiên nhiên đẹp tràn trề nhựa sống. Tất cả sự sống như đang bừng dậy, đang hứa hẹn, đang bước vào độ chín, đang rất đẹp. Tất cả đều chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị; đều được hưởng một cuộc sống tự do, tự nhiên trong không gian rộng lớn, khoáng đạt. Đó là cảnh mùa hè đẹp đẽ, tự do, trẻ trung đầy sức sống được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, bằng tâm hồn yêu đời yêu cuộc sống của người tù chiến sĩ - Bức tranh được tái hiện qua trí tưởng tượng (nhà thơ đang ở trong tù) -> Tâm hồn trẻ trung, yêu đời, gắn bó máu thịt với cuộc sống, có tâm hồn nhạy cảm yêu thiên nhiên, khao khát tự do mãnh liệt Bài tập 3. - Mở đầu- kết thúc đều bằng tiếng chim tu hú -> Nghệ thuật đầu cuối tương ứng + Mở đầu: tiếng chim gọi bầy-> báo hiệu mùa hè căng đầy sự sống-> Tâm trạng hào hứng yêu đời, yêu cuộc sống. + Kết thúc: tiếng chim cứ kêu-> gợi niềm chua xót, đau khổ. Đặc biệt tiếng chim cứ kêu-> tiếng kêu khắc khoải, thôi thúc giục giã, là tiếng gọi người tù trở về đội ngũ. => Mở đầu hay kết thúc, tiếng chim giống như tiếng gọi tha thiết của tự do. Thể hiện niềm khát khao mãnh liệt được đập tan xà lim ngục tối đang cầm tù người tù và cầm tù cả dân tộc, đất nước Tiết 9: Các văn bản thơ hồ chí minh Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình THCS Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc? Kể tên các bài thơ đã học trong chương trình THCS Bác sáng tác trong hoàn cảnh lao tù? Em có cảm nhận gì về câu thơ thứ hai trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” có điểm chung với bài thơ nào đã được học? Đó là những điểm chung nào? Câu thơ cuối trong bài “Đi đường” gợi em hình dung được điều gì về tư thế- tâm trạng của con người khi đứng trên cao ngắm cảnh? Hai bài thơ cho em cảm nhận gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh? Vì sao nói thơ Bác vừa cổ điển vừa hiện đại? Chỉ rõ qua hai bài: “Ngắm trăng”; “Đi đường” I. Khái quát chung: 1. Các bài thơ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pắc Bó 2. Các bài thơ trong tập “ Nhật ký trong tù”: Ngắm trăng, Đi đường II. Luyện tập: Bài tập 1. Câu thơ thứ 2: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng - Nói về việc ăn uống: + Cháo bẹ rau măng -> hình ảnh thực -> cuộc sống đạm bạc, kham khổ, thiếu thốn. – Vẫn sẵn sàng -> Khẳng định cháo bẹ rau măng lúc nào cũng sẵn có ( Đầy đủ- dư thừa) => ý thơ toát lên nụ cười hồn nhiên, hóm hỉnh, vượt lên trên cái gian khổ, khó khăn. (Nếu hiểu: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng -> như vậy không phù hợp với tinh thần, giọng điệu chung (đùa vui, thoải mái) của bài thơ. Không thật phù hợp với cảm xúc của tác giả, làm giảm tầm tư tưởng của bài thơ, ý thơ có vẻ lên gân.) Bài tập 2. Bài thơ “Ngắm trăng”; “Đi đường” có Những điểm chung cơ bản với bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” - Đây đều là các bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tù ngục; - Tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước, cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà nho tinh thông Hán học; - Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng của những người tù chiến sĩ; - Toát lên hình ảnh người tù sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày; giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung trong thử thách; - Khao khát tự do đến cháy bỏng, tinh thần lạc quan cách mạng. => Những điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, sự hấp dẫn riêng của từng bài. Bài tập 3. Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian -> Gợi tư thế ung dung say sưa ngắm cảnh, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân & tâm trạng vui sướng vô biên khi vượt qua những dãy núi, những chặng đường đầy gian nan. Ngụ ý diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi càch mạng đã hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh (con đường núi gợi đường đời, đường cách mạng; người đi đường gợi hình ảnh người chiến sĩ ). => Câu kết toả sáng tinh thần của toàn bài. Bài tập 4. - Hồ Chí Minh một con người vĩ đại với tình yêu thiên nhiên tha thiết, một tâm hồn nghệ sĩ, khát vọng tự do, phong thái ung dung lạc quan, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ, - Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh: luôn hướng ra ánh sáng, luôn vượt qua hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh giành lấy cái tự do mà nhà tù không sao gông xiềng được Bài tập 5. + Bài: “Ngắm trăng”: Thể hiện phong cách thơ Hồ Chí Minh: vừa có màu sắc cổ điển (đề tài, thi liệu cổ, cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình ung dung giao hoà với thiên nhiên); vừa mang tinh thần thời đại (thể hiện ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong của người chiến sĩ: hồn thơ lạc quan hướng ra ánh sáng, toát lên tinh thần thép) + Bài: “Đi đường”: Giọng thơ tự nhiên bình dị, lời thơ cô đọng hàm súc, kết cấu chặt chẽ; hình tượng thơ vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng 4. Củng cố: Những văn bản thơ đã học được phân chia như thế nào 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức đã học - Tập phân tích cảm thụ các bài thơ đã học Duyệt giáo án, ngày 25 tháng 2 năm 2014 P. Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docTuani 3.doc