MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU . 3
PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ . 5
1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp. 5
2. Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lênlớp. 5
3. Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lênlớp . 6
4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp . 7
5. Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp . 8
PHẦN II: ỨNG DỤNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ THỰC
TẾ ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP . 11
1. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) . 11
2. Tiếp cận thực tế địa phương cho các hoạt động ngoàigiờ lên lớp . 11
3. Vận dụng dạy học và học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa
phương . 19
4. Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề . 22
5. Thiết kế mô đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đềtừ thực tế địa phương cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp . 29
PHẦN III: MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. 36
1. MÔN LỊCH SỬ. 36
2. MÔN ĐỊA LÝ.54
3. MÔN SINH VẬT. 59
4. MÔN TOÁN. 70
5. MÔN VĂN HỌC. 78
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Dạy và học từ thực tế địa phương trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình bày giải pháp của từng nhóm, cách tính của từng nhóm.
Từ đó, giáo viên phân tích và công bố đáp số đúng.
Từ đó tính toán xem những gia đình vừa khảo sát, gia đình nào sẽ trở nên giầu có, gia đình
nào sẽ trở nên nghèo đói. Thời gian bao lâu thì sẽ trở nên nghèo đói.
75
Sau (m) năm, những đứa trẻ lớn lên, tính toán xem, bao nhiêu gia đình nào có những đứa
trẻ có khả năng trở nên thành đạt và giầu có, những gia đình nào thì khả năng đó không cao hoặc
không có khả năng nuôi con trở nên thành đạt và giầu có.
Hoạt động 4: Tổng kết và đề xuất giải pháp
Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra các điều kiện cần thiết để một gia đình có thể trở nên
giầu có, và những đứa trẻ có khả năng thành đạt. Đó là: mâu thuẫn gia đình (nếu có), vấn đề sức
khoẻ của mẹ sẽ giảm đi theo số lượng tăng dần của những đứa con, chi phí phòng và chữa bệnh,
các chi phí tai nạn, thiên tai, chi phí học nghề, chi phí vui chơi giải trí, chi phí cưới hỏi, xin việc,
vấn đề đất đai, nhà cửa, vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ khác với nhà nước
..v.v..v.. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm ra các mâu thuẫn, những vấn đề mới nảy sinh
như: quan niệm sống, truyền thống, tính cộng đồng, trình độ nhận thức của người dân..v…v….v.
Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh nói lên ý kiến của mình về vấn đề dân số của mỗi
gia đình và của quốc gia. Đồng thời, giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra các giải pháp giải quyết vấn
đề dân số.
Hoạt động 5: Kết luận
Giáo viên và học sinh cùng rút ra kết luận về các vấn đề có liên quan đến dân số của khu
vực vừa được khảo sát.
7. Đánh giá
Giáo viên đánh giá học sinh qua ý thức, thái độ học tập và kết quả học tập trong buổi ngoại
khóa; đánh giá qua bài báo cáo tổng hợp mỗi học sinh phải hoàn thành.
76
MÔ ĐUN 3
VẬN DỤNG CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH CÁC HÌNH ĐỂ ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢI
TẠO SÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
(Do các giáo viên và sinh viên Trường Đại học Phạm Văn Đồng,
tỉnh Quảng Ngãi thiết kế, 2010)
1. Mục tiêu:
- Ôn tập cách tính diện tích các hình: hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,
hình Elip…
- Xây dựng được kế hoạch cải tạo sân trường Đại học Phạm Văn Đồng.
- Ôn tập kiến thức các hằng đẳng thức, công thức tính diện tích Elip…
2. Thời gian:
½ ngày hoặc 01 ngày, tuỳ điều kiện cụ thể của từng trường.
3. Cơ sở vật chất
Giấy, bút, thước dây, phấn, ê ke…
4. Địa điểm
Sân trường Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
5. Chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Liên hệ khu vực sân trường Trường Đại học Phạm Văn Đồng để tiến hành khảo sát, đo
đạc, tính toán;
+ Chia sinh viên thành 04 nhóm nhỏ (gọi là nhóm A, B, C, D);
+ Chuẩn bị sẵn các phiếu bài tập để giao cho các nhóm.
- Học sinh:
Tìm hiểu các thông tin về sân trường Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
6. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Làm bài tập nhóm
Giáo viên hướng dẫn sinh viên tham quan, khảo sát sân trường và thu thập thông tin phục vụ
cho việc cải tạo sân trường.
Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm, tương ứng với 4 khu vực để học sinh quan sát, đo đạc và
tập hợp dữ liệu.
Cụ thể, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh như sau:
- Giáo viên vẽ sơ đồ sân trường và dự kiến về yêu cầu cải tạo sân trường (Hình 1).
- Đồng thời giáo viên phân công cho các nhóm như sau:
77
+ Nhóm A: Tính diện tích khu vực trồng hoa, dự toán số lượng hoa và kinh phí (Hình a).
+ Nhóm B: Tính diện tích khu vực trồng cỏ, dự toán số lượng cỏ và kinh phí (Hình b).
+ Nhóm C: Tính diện tích khu vực lát gạch, dự toán số lượng gạch và kinh phí (Hình c).
+ Nhóm D: Tính diện tích khu vực lát gạch viền, dự toán số lượng gạch và kinh phí (Hình
d).
* Lưu ý: Kích thước các hình được đo đạc thực tế tại sân trường.
Hình 1: Sơ đồ sân trường và các khu vực cần cải tạo.
Hoạt động 2: Trình bày kế hoạch cải tạo theo từng nội dung
Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày các kích thước đã đo được, cách tính diện tích các
hình cụ thể, dự kiến về các loại vật tư, giá thành…
Các nhóm khác nghe và đóng góp ý kiến.
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tổng thể
Các nhóm trao đổi kết quả cho nhau và xây dựng bản kế hoạch tổng thể cải tạo sân trường.
Giáo viên đánh giá (chấm điểm) học sinh dựa vào bản kế hoạch tổng thể này.
7. Đánh giá
Hình c
Hình a Hình b
Hình d
78
Giáo viên và sinh viên đưa ra những nhận xét, kết luận và rút ra những bài học kinh
nghiệm.
5. MÔN VĂN HỌC
MÔ ĐUN 1
BẢO TỒN VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỊA PHƯƠNG
1. Mục tiêu
Sau bài ngoại khóa, học sinh có khả năng:
− Sưu tầm được một số tác phẩm dân gian địa phương.
− Biểu diễn tác phẩm văn học dân gian địa phương.
− Đề xuất các biện pháp giữ gìn văn học dân gian địa phương.
− Có ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc.
2. Thời gian: 3 buổi, trong đó
- 2 buổi tổ chức cho học sinh dã ngoại, tìm hiểu về các di tích ở địa phương ít nhiều liên
quan đến văn học dân gian.
- 1 buổi tổ chức thi lễ hội văn hóa dân gian: Thời gian phát động hội thi vào cuối học kì 1
(tháng 12) và tổ chức hội thi vào tháng 1. Tùy thuộc vào nội dung chương trình và số đội tham gia,
có thể tổ chức từ một đến hai buổi (hoặc có thể tổ chức từ 14h đến 18h).
3. Chuẩn bị
− Chuẩn bị kế hoạch, kinh phí cho cuộc dã ngoại, lựa chọn những địa điểm phù hợp với
học sinh;
− Họp BCH Đoàn trường nêu vấn đề, xác định mục đích, nội dung, kế hoạch của buổi dã
ngoại;
− Liên hệ với địa phương để cùng tổ chức cho các em đi dã ngoại, tìm hiểu giá trị văn
hóa dân gian địa phương;
− Dự thảo nội dung, thể lệ, quy chế Lễ hội; chuẩn bị kinh phí cho hội thi,thông thường từ
5-7 triệu để trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, bồi dưỡng Ban giám khảo, bồi
dưỡng dẫn chương trình (nếu cần), kinh phí giải thưởng, hoa, quà tặng lưu niệm;
− Giáo viên dành cho học sinh một lượng thời gian hợp lý để các em sưu tầm văn học
dân gian địa phương, tư vấn cho học sinh tham gia các hoạt động trong buổi lễ hội văn
hóa dân gian.
4. Địa điểm tổ chức
79
Tổ chức tham quan, dã ngoại cho học sinh tìm hiểu về các địa danh có ít nhiều liên quan
đến các sáng tác văn học dân gian (nơi gắn với các câu ca dao, truyện cổ tích, truyền thuyết, các
câu chuyện về những nhân vật lịch sử…)
Tổ chức lễ hội văn hóa dân gian cho học sinh.
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Sưu tầm văn hóa dân gian tại địa phương
− Tổ chức tham quan, dã ngoại cho học sinh để tìm hiểu các di tích văn hóa của địa
phương (chùa, đình…) hoặc các loại hình nghệ thuật dân gian địa phương (nghe hát
quan họ, xem chèo…).
− Hình thức tổ chức: chia nhóm học sinh theo từng loại hình văn hóa dân gian, cho học
sinh lựa chọn nhóm theo sở thích cá nhân.
Hoạt động 2: Lễ hội văn hóa dân gian
Sau khi tổ chức cho học sinh sưu tầm văn hóa dân gian của địa phương, giáo viên tổ chức
cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả sưu tầm qua tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian.
Tổ chức hội thi
+ Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo và thư kí, chọn người dẫn chương trình
(có thể là 1 giáo viên và 1 học sinh);
+ Chuẩn bị sân khấu ngoài trời, âm thanh, ánh sáng, dàn nhạc, bố trí sân khấu, bảng
điểm cho giám khảo, tài liệu cho thư ký;
+ Các nhóm trình diễn các loại hình văn hóa mà các em sưu tầm được; hình thức
trình diễn tùy thuộc vào loại hình văn hóa dân gian: đọc ca dao, tục ngữ của địa
phương mà các em sưu tầm được; diễn kịch dân gian địa phương, hát dân ca truyền
thống như: quan họ, chầu văn, ví dặm, các điệu lý, hò mái nhì, hò giã gạo, hát ru
con, kể chuyện danh nhân địa phương…; các trò chơi dân gian của địa phương như:
chạy cù, kéo co, vật...
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá kết quả
− Ban Tổ chức công bố kết quả và trao giải thưởng, tặng phẩm cho các tiết mục, các đội
đạt giải.
− Giáo viên tổng kết và nhấn mạnh ý thức giữ gìn văn học, văn hóa dân gian của học
sinh.
6. Đánh giá chung
Giáo viên đánh giá số lượng các loại hình văn hóa dân gian và chất lượng công việc sưu
tầm cũng như trình diễn của học sinh.
80
7. Gợi ý cho người sử dụng
− Hoạt động này sử dụng cho học sinh phổ thông nhưng cần được sự chuẩn bị khá công
phu và cách tổ chức hợp lí tạo sự hứng thú cho học sinh.
− Nên tổ chức cho nhiều lớp, một khối hoặc cũng có thể là học sinh toàn trường. Vì vậy,
cần có sự tích cực tham gia của một nhóm giáo viên làm ban tổ chức, ban giám khảo
cho cuộc thi, trọng tài cho các trò chơi.
81
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000. Đề án Đưa các Nội dung Bảo vệ Môi trường vào Hệ thống Giáo dục
Quốc dân. Hà Nội, 2000.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo/Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, 1998. Các hướng dẫn chung về
Giáo dục Môi trường dành cho người Đào tạo Giáo viên Trường tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung
học Phổ thông. Dự án VIE/95/041
3. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, Tài liệu tập huấn, VVOB - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
2010.
4. Bradshaw H.T. 1952. DDT anaysis report, Environmental Reviews, 13: 10-17.
5. Diesendorf M and C.Hamilton. 1997. Human Ecology, Human Economy, London UK
6. Duraiapath w. 1993. Effects on wildlife. Environmental Reviews. 13: 23-34
7. GEF/UNDP/IMO, 1996. Strategic Environmental Management Plan for the Bantangas Bay Region.
Environment and Natural Resources Office of The Provincial Government of Bantaygas, 1996.
8. Jensen A.R. 1978. Relation between Human Activities and Biosphere, Nature 12:23-98
9. Lưu Xuân Mới, 2000. Lý luận Dạy học Đại học. Nxb. Giáo dục.
10. Master R. 1980. The theory of Human Geography. Princeton University, 345-456.
11. Project Wild K-12 Activity Guide, Council for Environmental Education, USA.
12. Reign. W, 1991. Life in Our Hands: Ecology and Issues/Organisms in Their Environments. Steve
Malcolm.
13. Ryan. F and S. Ray, 1991. The Environment Book: Activities and Ideas for Environmental
Education. Macmillan Comp. Australia
14. Stapp B. and D.A. Cox, 1979. Environmental Education Activities Manual.Michigan USA.\
15. UNESCO, 1998. Outdoor Activities of Environmental Education in Schools
File đính kèm:
- Day hoc dua tren giai quyet van de.pdf