1.Tên dự án dạy học: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP HỌC SINH NẮM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á .
2.Mục tiêu dạy học:
Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Địa lý , Lịch sử, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú học tập.Có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn một cách linh hoạt,tiếp thu tốt.
3.Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh khối 8: 106 học sinh
-Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp, tìm hiểu kiến thức các môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS
- Các em nắm vững kiến thức bộ môn.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn giúp học sinh nắm vị trí địa lí và sự hình thành các nước Đông nam á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án dạy học: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP HỌC SINH NẮM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á .
2.Mục tiêu dạy học:
Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Địa lý , Lịch sử, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú học tập.Có kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn một cách linh hoạt,tiếp thu tốt.
3.Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh khối 8: 106 học sinh
-Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp, tìm hiểu kiến thức các môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS
- Các em nắm vững kiến thức bộ môn.
4.Ý nghĩa của dự án
- Ứng dụng công nghệ thông tin để nắm vị trí địa lí, quá trình hình thành các quốc gia Đông Nam Á.
- Vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử và Địa lý để hiểu sâu sắc và cụ thể, chân thực, sinh động hơn về nội dung bài học.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Bảng tương tác thông minh, máy chiếu, màn hình LCD
- Sử dụng tài liệu địa lý:
Việc vận dụng kiến thức liên môn với các môn học khác đóng vai trò quan trọng. Trong đó không thể không kể đến lĩnh vực lịch sử. Việc xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử của khu vực đó.
Học sinh tiếp nhận kiến thức địa lí qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung của hình ảnh trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
Việc vận dụng kiến thức liên môn toán học, vật lí cũng giúp tìm hiểu thêm về lịch sử,địa lí.Ở đây các em cần kết hợp yếu tố lịch sử và yếu tố khoa học tự nhiên: Yếu tố sử học thông qua việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, các em sẽ sử dụng kiến thức toán học, vật lí học để làm cụ thể hơn những thành tựu của họ, qua đó để thấy được đóng góp của các nhà khoa học đối với nhân loại.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn vẹn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ.
Kiến thức Địa lý được vận dụng để xác định lược đồ, bản đồ về các trận quyết chiến chiến lược, hướng tiến công của ta/ của địch…
Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học Lịch sử, Địa lí đã vận dụng phương pháp (PP) dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Không chỉ như môn địa lí, môn lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết cách sử dụng bản đồ khi học Lich sử, Địa lí.
Trải qua hơn năm thế kỉ vươn lên xây dựng đất nước, nhân dân ta còn phải tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Sự nghiệp giữ nước vĩ đại đó không chỉ làm nên những trang sử hào hùng cảu dân tộc mà còn góp phần to lớn phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam. Đầu thế kỉ X, nhân dân Việt Nam đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ một nghìn
Tuy nhiên giữa hai môn vẫn có sự khác biệt đáng kể: Môn Địa lí trong trường học Việt Nam, ngoài những kiến thức địa lí khu vực còn có kiến thưc địa lí tự nhiên đại cương. Những kiến thức này liên quan đến nhiều môn khoa học tự nhiên; trong việc xem xét các mối quan hệ giữa không gian và thời gian, môn Lịch sử chủ yếu chú ý tới các PP dạy học phân tích các sự kiện trong quá khứ, trong khi đó môn Địa lí tập trung vào các sự vật, hiện tượng của hiện tại. Đối tượng nghiên cứu của môn địa lí là các không gian khác nhau. Trong khi đó, đối với môn Lịch sử, không gian chỉ là các điều kiện để giải thích, tìm hiểu các sự kiện lịch sử; Trong việc khôi phục và tiếp cận các hiện tượng địa lí, lịch sử: nhiều hiện tượng địa lí có thể khôi phục trong phòng thí nghiệm hoặt quan sát ngoài thực địa, các hiện tượng, sự kiện lịch sử phải sử dụng các biện pháp hồi tưởng để khôi phục lại, khó có thể tạo khung cảnh lịch sử ở trên lớp học. Điều đó buộc giáo viên phải dùng lời hoặc dùng tranh ảnh để minh họa, để tạo các biểu tượng lịch sử.
Cơ sở lí luận để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lí: Căn cứ vào nội hàm khái niệm tích hợp, các mức độ tích hợp đã được trình bày. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông. Dạy học liên môn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học Địa lí. Dạy học liên môn là cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức.
Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học khắc phục việc "hiện đại hóa" lịch sử hoặc hư cấu sai sự kiện. Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho người học thói quen nghiên cứu khoa học lịch sử.
Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiên theo một số nguyên tắc sau: Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học; Bảo đảm tích hợp nội dung, phương pháp: Nội dung chủ đề HS khai thác, vận dụng kiến thức của bộ môn Lịch sử và Địa lí để phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo, hợp tác…; Gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS); Phù hợp với năng lực của HS, phù hợp với điều kiện khách quan của trường hiện nay; Các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo để tổ chức cho HS học tập tích cực, giúp HS khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.
*Các bước xây dựng chủ đề tích hợp:
Bước 1: Phân tích nội dung chương trình của môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn.
Bước 2: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của HS.
Bước 3: Đề xuất và tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể ở lớp 8 .
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí, các nguyên tắc đã đề ra và theo quy trình 4 bước đề tài đã lựa chọn 2 chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 8 như sau:
- Kết quả thử nghiệm cho thấy: HS biết vận dụng kiến thức của Các môn Lịch sử và Địa lí HS thấy hứng thú khi giải quyết bài tập theo kiểu dự án.
Tuy nhiên về phía giáo viên vẫn còn lúng túng; không tự tin khi đảm nhận việc giảng dạy những nội dung không thuộc chuyên môn của mình. Khả năng vận dụng liên kết kiến thức giữa các môn của HS còn hạn chế.
Người Viết.
Nguyễn Hoàng Lâm
File đính kèm:
- bai thi lien mon dia li-su.doc