Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, Tp (Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tp Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang). Diện tích 40.604 km2, dân số (2008) 17,69 triệu người (20,50% dân số cả nước). Là vùng tận cùng phía tây nam của Tổ quốc, có đường bờ biển dài 736 km, có nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc; vùng đặc quyền kinh tế rộng 360.000 km2, giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan; là đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu của ĐNÁ và TG, vùng sản xuất lương thực, thủy sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nước. Vùng nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, liền kề với vùng KTTĐPN (phát triển năng động nhất cả nước), gần các nước ĐNÁ (Thái Lan, Singapo, Malaixia, Inđônêxia.) là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á - Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Với vị trí như vậy, vùng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển (nổi bật nhất là khai thác hải sản, dịch vụ cảng biển, xuất - nhập khẩu, du lịch biển, vận tải biển.) và trở thành vùng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng bằng sông cửu long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ sâu > 2 m; 456 km với độ sâu 1,2 - 2,0m; 246 km có độ sâu < 1,2m). Hệ thống kênh rạch tạo thành mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau. Từ Tp HCM có thể đi đến các tỉnh trong vùng như: Tp HCM - Cần Thơ, đi Long Xuyên (An Giang), đi Mộc Hóa (Long An), đi Cà Mau, đi Kiên Lương (Kiên Giang). Hai tuyến chính, quan trọng nhất là Tp HCM đi Kiên Lương và đi Cà Mau.
Hệ thống cảng nội địa trải rộng khắp nội địa với các cảng chính: Mỹ Tho (Tiền Giang), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Nóc (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Kiên Lương (Kiên Giang). Khả năng thông qua các cảng là 5,0 - 50,0 vạn tấn/năm, tiếp nhận được các phương tiện có trọng tải tàu <500 tấn, xà lan 750 tấn (trên S.Tiền và S.Hậu có thể tiếp nhận tàu từ 1.000 - 3.000 tấn). Cần Thơ được công nhận là cảng quốc tế cho phép cập bến tàu có trọng tải 5.000 tấn.
Ngoài ra, một số bến mới được hình thành gần đây. Đó là: Xẻo Rô (trên sông Cái Lớn, Kiên Giang); Vị Thanh (trên S.Xà No, Cần Thơ); Thới Bình (trên S.Trẹm); các bến của nhà máy xi măng Tân Hiệp; bến tổng kho xăng dầu, bến tổng kho vật tư NN (kênh rạch Sỏi); bến tập kết đá XD (kênh Rạch Giá, Kiên Lương)... Đây là những bến chủ yếu nằm trên 2 tuyến vận tải chính của đồng bằng.
b. Đường bộ. Tổng chiều dài 5.200 km, có 8 quốc lộ chính với chiều dài 850 km
- QL1A: đi qua vùng phải vượt qua 2 con sông lớn là S.Tiền tại Mỹ Thuận và S.Hậu tại Cần Thơ. Số lượng cầu là 64 với tổng chiều dài 3.641 m (không tính cầu Mỹ Thuận). Những cầu chính gồm: cầu Bến Lức, Tân An, An Hữu, Cái Răng, Mỹ Thuận và phà Cần Thơ (đang XD).
- QL30: bắt đầu từ An Hữu qua Kiến Vân - Cao Lãnh - Thanh Bình - Hồng Ngự và kết thúc ở xã Thương Tin, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Dài 119,4 km, đi dọc theo sông Tiền và Tây Nam của đồng bằng. Trên QL này có 45 cầu với tổng chiều dài 1.688,7 km.
- QL50: được nâng cấp từ liên tỉnh lộ 50 cũ là tỉnh lộ 862 và 863 ở Tiền Giang.
- QL53: từ thị xã Vĩnh long đến thị xã Trà Vinh, dài 67,5 km.
- QL54: dài 120 km từ phà Vàm Cống (Thanh Hưng, Đồng Tháp) dọc theo S.Hậu qua huyên Lai Vung-Châu Thành (Đồng Tháp)-Bình Minh-Trà Ôn (Vĩnh Long)-Cầu Kè-Tiểu Cầu-Trà Cú-Châu Thành -TX Trà Vinh (Trà Vinh), tuyến này có 59 cầu với tổng chiều dài 2.121 m
- QL60: từ Trung Lương (Tiền Giang) qua cầu Rạch Miễu (trên S.Tiền – đang XD) đến TX Bến Tre, qua phà Hàm Luông về H.Mỏ Cày rồi nối với liên tỉnh lộ 70 ở bên kia S.Cổ Cò (Trà Vinh). Chiều dài 60 km, có 14 cầu với tổng chiều dài 648 m.
- QL61 (96,1 km) từ ngã ba Cái Tắc (QL1A) qua H.Vị thanh (Cần Thơ), phà Cái Tư (ranh giới Kiên Giang - Cần Thơ) gặp QL80. Trên tuyến có 28 cầu và 44 cống với chiều dài 856,56 m.
- QL80: từ P.Nam cầu Mỹ Thuận-Lai Vung (Đồng Tháp)-Thốt Nốt (Cần Thơ)-qua các huyện Tân Hiệp-Châu Thành-TX Rạch Giá-Hòn Hòn Đất, kết thúc ở Hà Tiên (Kiên Giang). QL80 được nối với QL17 đi CPC. Chiều dài là 210,7 km, trên tuyến có 69 cầu (dài 2.067 m)
- QL91: từ Cần Thơ-TX Long Xuyên-H.Châu Thành-Tri Tôn - TX Châu Đốc (An Giang). Từ tỉnh lộ 48 (Châu Đốc) đến biên giới CPC. Chiều dài của QL91 là 140km, có 25 cầu (734,6m)
- QL91B: từ giao lộ với QL91- đến đường 3/2 thuộc Cần Thơ, dài 12,4 km.
- Tuyến đường 12: từ Rạch Sỏi (Kiên Giang) - qua các huyện Ngọc Hiển - Cái Nước - Thới Bình - Hồng Dân và kết thúc ở Năm Căn (Cà Mau). Chiều dài 172,3 km (đoạn từ Cà Mau đang XD thành đường kéo dài QL1A). Toàn tuyến có 41 cầu (4,2m/cầu). Ngoài ra, vùng còn có 2.499 km đường liên tỉnh và huyện, chủ yếu là đường cấp phối.
c. Đường hàng không: Vùng có 3 sân bay đang khai thác là Trà Nóc (Cần Thơ) và 2 sân bay của Kiên Giang là Phú Quốc và Rạch Giá)
6.6. Định hướng phát triển
6.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Nằm giữa một khu vực kinh tế năng động, giáp với vùng KTTĐPN, là một đồng bằng châu thổ phì nhiều của khu vực ĐNÁ, là vùng quan trọng về sản xuất lương thực, thủy - hải sản và cây ăn trái lớn của cả nước. Có đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Là vùng có khối lượng hàng hóa nông sản nhiệt đới vào bậc nhất cả nước (đặc biệt là lúa gạo và nguồn lợi thủy hải sản trên vùng biển). Nhân dân trong vùng giàu truyền thống cách mạng, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa, có thể thích ứng nhanh trước đòi hỏi của KH - KT công nghệ và cơ chế thị trường. Sản phẩm lớn nhất của vùng là lương thực đến hoa quả, thực phẩm, nông, thủy sản, VLXD...
▪ Những khó khăn, hạn chế lớn nhất của vùng: Kết cấu hạ tầng (nhất là GTVT, điện, nước, TTLL) đang trong tình trạng yếu kém, đòi hỏi phải có thời gian và vốn đầu tư lớn. Vấn đề lũ lụt là một hạn chế cần khắc phục, mà một trong những giải pháp là "sống chung với lũ". Trình độ dân trí thấp, thiếu lao động có kĩ thuật. Công nghiệp chưa phát triển mạnh, mặc dù nông nghiệp, ngư nghiệp phát triển mạnh, nhưng thu nhập của người dân vẫn thấp. Tỉ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế kém. Nếu chỉ dựa vào phát triển sản xuất ở các khu vực truyền thống (nông-ngư) thì sẽ về lâu dài vẫn gặp khó khăn.
6.6.2. Định hướng phát triển
▪ Nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu ngành, đưa tỉ lệ chăn nuôi từ 20% lên 37% (năm 2010); phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vũng; tăng tỉ suất hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường, góp phần phục vụ xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho CNCB'. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi mùa-vụ một số loại cây trồng để tránh thiệt hại do lũ lụt, thiên tai. Chú trọng sử dụng quĩ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành các vùng chuyên canh có năng suất cao, bảo đảm chất lượng. Tập trung khai thác vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.
▪ Về Lâm nghiệp: Thực hiện công tác trồng rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành tuyến rừng bảo vệ bờ biển. Trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ vùng Bảy Núi, giữ vững điện tích rừng tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ rừng ngập mặn. Đẩy mạnh trồng cây phân tán, kết hợp chặt giữa phát triển nông - lâm - thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Từng bước thực hiện giao đất, khóan rừng để kết hợp làm vườn với sản xuất lâm-ngư; giữa nuôi tôm -trồng rừng.
▪ Về thuỷ - hải sản: Phát huy thế mạnh vùng bờ biển dài, có ngư trường rộng và kinh nghiệm của nhân dân trong việc nuôi trông, đánh bắt thủy - hải sản. Tăng cường tiềm lực cho ngành để có thể đóng góp 50% giá trị xuất khẩu của cả nước. Đầu tư trang bị hiện đại cho các phương tiện đánh bắt xa bờ. Phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị như tôm, cua và các loại đặc sản có giá trị xuất khẩu. Khuyến khích các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đời sống nhân dân.
▪ Về công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp CB' LTTP; phát triển các ngành công nghiệp may mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện tử, VLXD, hóa chất, CB' thức ăn gia súc, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển các KCN khi có điều kiện ở Trà Nóc, Nam Hưng Phú, Vị Thanh, Bến Lức, Đức Hòa, Cầu Ván, Gò Đen, Lương Hòa, Cần Đước, Năm Căn, Cà Mau, Bạc Liêu, Đại Ngãi, Đài An, thị xã Trà Vinh, Bắc Mỹ Thuận, Bình Minh, Bắc Cổ Chiên, Diều Gà, Tân Quy Tây, Trần Quốc Toản, Mỹ Trà, Sông Hậu, Kiên Lương, Ba Hòn, Hòn Chông, Rạch Giá, Tắc Cẩu, Bến Nhất, Phú Quốc, Vàm Cống, Châu Đốc, Bảy Núi, Châu Thành (Tiền Giang), Cai Lậy, Gò Công Đông. Từng bước xây dựng các KCN theo phương châm làm dứt điểm từng khu, không dàn trải để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển ngành công nghiệp có khả năng tận dụng nguồn lao động tại chỗ, bố trí phân tán với những nhà máy có qui mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết việc làm và góp phần CNH' nông thôn.
▪ Về thương mại và dịch vụ. Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh. Xây dựng trung tâm thương mại liên vùng ở Cần Thơ; xây dựng trung tâm thương mại liên tỉnh ở Tân An, cao Lãnh, Mỹ Tho, Long Xuyên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên , Châu Đốc, Tân Châu và Mộc Hóa nhằm cung cấp hàng hóa phục vụ sản xuất, đời sống. Khai thác lợi thế về VTĐL để phát triển nhanh các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, sinh thái, gắn với Tp HCM, vùng KTTĐPN và các tuyến du lịch liên vùng Tây Nguyên, ĐNBộ. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng , CSVC - KT phục vụ du lịch, khai thác gắn với tôn tạo, bảo tồn thiên nhiên, duy trì phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
▪ Về kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh lưới GT (đường thủy, bộ, hàng không) theo qui hoạch. Chú trọng mạng lưới GT nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho các vùng khó khăn, cho các căn cứ kháng chiến cũ và hải đảo. Nâng cấp các cảng biển và các cảng dọc sông Tiền và sông Hậu. Thường xuyên nạo vét luồng lạch (đặc biệt là luồng của Định An, cửa Tiền, cửa Trần Đề). Nâng cấp một số quốc lộ, hoàn chỉnh hệ thống GT các tỉnh. Gắn GT với việc hoàn thiện thủy lợi, cầu cống và các công trình phục vụ thoát lũ, phòng chống lũ lụt. Xây dựng sân bay Trà Nóc trở thành sân bay trung tâm của vùng. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp - thoát nước cho các khu đô thị, các KCN, giải quyết nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn. Xây dựng mới kết hợp với nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, nhà VH. Hiện đại bưu chính viễn thông, coi trọng mục tiêu điện khí hóa nông thôn và phục vụ CNH'.
▪ Mạng lưới đô thị và các hành lang: Xây dựng mới kết hợp với cải tạo nhằm hình thành mạng lưới đô thị các cấp. Phát triển 3 khu vực đô thị tứ giác trung tâm (Tp Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long và Cao Lãnh). Tổ chức hành lang Đông - Nam (Tp Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức...) và hành lang đô thị Tây - Bắc. Phát triển các điểm dân cư nông thôn theo hướng ĐTH'; tạo điều kiện phát triển ở các vùng biên giới, ven biển và hải đảo, vùng ngập lũ; khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng.
(Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)
File đính kèm:
- Dong bang song Cuu Long.doc