Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá với mục tiêu năm 2020 Việt Nam từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu đó là con người. Đào tạo con người lao động tích cực chủ động sáng tạo là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo mà trước hết là giáo dục phổ thông.
Do sự phát triển nhanh và mạnh mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình sách giáo khoa phải thay đổi điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức của nhân loại mặt khác lượng tri thức mới luôn luôn bổ sung hàng ngày hàng giờ nên quá trình dạy học phải coi trọng cả dạy kiến thức lẫn việc phương pháp để con người có thể học tập suốt đời
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới nội dung phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá Công Nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy, học sinh điều chỉnh cách học cho phù hợp với từng bài
3 Hình thức kiểm tra.
kiểm tra thường xuyên
Là các bài kiểm tra dưới 45’ kể cả các bài kiểm tra thực hành, kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 30’. Kiểm tra thường xuyên được thực hiện qua quan sát những hoạt động học tập của học sinh qua việc ôn tập củng cố hệ thống hóa kiến thức, tiếp thu kiến thức mới và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Kiểm tra thờng xuyên giúp GV điều chỉnh cách dạy, học sinh điều chỉnh cách học cho phù hợp với từng bài
b. Kiểm tra định kì:
Thường là kiểm tra với thời gian 45’ được tiến hành sau mỗi chương hoặc phần, nhằm củng cố những kiến thức trọng tâm. kết quả kiểm tra định kì giúp GV nhìn nhận đánh giá lại kết quả giảng dạy của GV và việc học tập của học sinh qua mỗi chương. thông qua việc kiểm tra định kì GV viên đánh giá kết quả về phương pháp dạy học của mình, những ưu điểm và tồn tại trong cách dạy sau một khối lượng kiến thức nhất định có phương án điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng, hiêu quả dạy học trước khi chuyển sang phần kiến thức mới
c. Kiểm tra tổng kếtLà các bài kiểm tra học kì được thực hiên sau khi kết thúc một học kì. Một năm học nhằm đánh giá kết quả chung của một học kì hoặc năm học
2/ Đổi mới phương pháp dạy học
Một trong những trọng tâm của công nghệ 11 tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực chủ động sáng tạo của học sinh với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập tạo niền tin và niềm vui trong học tập tiếp tục vận dụng các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và dần làm quen với những phương pháp dạy học mới.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đổi mới hình thức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp giữa dạy học trong phòng học và ngoài thực tiễn đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng đổi mới đánh giá phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan.
III/ Giáo án mẫu
Giáo án số: 20
sở giáo dục đào tao quảng ninh
trường thpt minh hà
Năm học: 2007-2008
ngày soạn: 6/1/ 2008
Giáo án lý thuyết
Môn: công nghệ11
Số tiết: 01
Tiết theo: PPCT: 20
Bài16: CÔng nghệ chế tao phôi
a/ Mục tiêubài học:
1. kiến thức:
- Qua bài giảng này giáo viên phải làm rõ cho học sinh:
- Biết được bản chất của công nghệ chế tao phôi bằng phương pháp đúc
- Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cáct
- Biết được bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
2. kĩ năng:
- Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
B/ Chuẩn bị bài giảng:
1/ chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 16SGK
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng
2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Sưu tầm một số mẫu vật là sản phẩm đúc
Chuẩn bị tranh quy trình chế tạo phôi
C/Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp giải thích, nêu vấn đề
D/Tiến trình giảng dạy:
I/ phân bố bài giảng
Bài giảng được thực hiện trong 2 tiết gồm các nội dung chính như sau
+ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc (tiết1)
+ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn ( tiết2)
II. Các hoạt động dạy học
1/ ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số lớp học
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. làm thế nào để biết gang có độ cứng hơn đồng?
3/ Đặt vấn đề vào bài mới
Trong cơ khí để giảm thời gian gia công các chi tiết nâng cao năng xuất lao động phải có phôi. phôi là gì? Phôi được chế tạo ra do đâu? hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề này
4/ Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tao phôi bằng phương pháp đúc
GV: Em hãy kể tên một số sản phẩmđúc mà em biết?
HS:Liên hệ thực tế lấy ví dụ. Tượng, xoong, nồi …
GV: Như thế nào là đúc?
GV: trong thực tế có các phương pháp đúc nào?
dựa vào khuôn đúc có các phương pháp đúc
GV trong thực tế các vật liệu nào có thể đúc
gv đặt câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh trả lời?
GVtrong quá trình đúc sản phẩm đúc có nhược điểm gì?
I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
1. Bản chất:
- Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn
- Phân loại :
+ Đúc trong khuôn cát
+ Đúc trong khuôn kim loại
2. ưu nhược điểm
a/ ưu điểm
Đúc được tất cả các kim loại hợp kim khác nhau
Đúc được vật có khối lượng lớn, nhỏ
tạo ra được các hình dạng mà các phương pháp gia công khác không tạo ra được
Hiện nay với công nghệ phát triển hiện đại đã được áp dụng vào và tạo ra nhiều sản phẩm đúc có độ chính xác cao, năng suất cao, giảm chi phí sản xuất
b. Nhược điểm
Có nhiều khuyết tật: rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy kuôn, vật đúc bị nứt
Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Gv các em quan sát H16.1 cho biết quá trình đúc trong khuôn cát có mấy bước
GV: Treo tranh hướng dẫn học sinh quan sát để thấy dõ hình dạng, kích thước của mẫu và khuôn
Gv Hỏi mẫu được làm bằng vật liệu gì ? có hình dạng và kích thước như thế nào?
Vì sao phải có chất kết dính? Nếu không có chất kết dính có làm được khuôn không?
GV Dùng tranh hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
quy trình làm khuôn được tiến hành như thế nào?
GV Dùng tranh hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
GV Hỏi vật liệu nấu gồm những chất gì?
GV Dùng tranh hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
Sản phẩm đúc xong sử dụng ngay gọi là gì?
Vật đúc tiếp tục gia công tiếp gọi là gì?
3. Công nghệ chế tạo phôi bằn phương pháp đúc
Bước 1: chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn
mẫu có hình dạng giống như chi tiết cần đúc
- vật liệu làm khuôn: là hỗn hợp cát và đất sét
(70 - 80% cát + 10-20%đất sét còn lại là nước)
Bước 2: tiến hành làm khuôn
đặt mẫu vào trong và chèn cát để khô tháo khuôn lấy vật mẫu ra được khuôn giống như mẫu
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu
- vật liệu nấu gồm: than đá, gang, chất trợ dung theo tỉ lệ xác định
Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn
- Kim loại được nấu chảy rót kim loại lỏng vào khuôn
- Khi kim loại lỏng kết tinh nguội phá khuôn , thu được vật đúc
* Trong quá trình rót chú ý rót từ từ tránh để hỏng khuôn, rỗ khí
- Chi tiết đúc
- Phôi đúc
III/ Tổng kết đánh giá
- GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh
+Trình bày các bước cần thiết thực hiện trong quá trình đúc
IV/ Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài 16 SGK. Đọc trước bài 16 phần II, III SGK đọc thông tin bổ sung SGK
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hai phương án mở đầu bài dạy
Phương án 1:
Trong thực tế, ta thấy gia đình nào cũng có những đồ dùng là sản phẩm của phương pháp đúc trong khuôn cát như những xoong gang... Để có được những sản phẩm đó. Thì ở 2 tiết trước các em đã nắm được trình tự đúc trong khuôn cát, trong đó ta thấy hỗn hợp làm khuôn, rót, dỡ khuôn, làm sạch vật đúc là trình tự rất quan trọng của quá trình đúc trong khuôn cát. Trình tự này có đặc điểm gì đó chính là nội dung tiết học này.
Phương án 2:
“Đúc trong khuôn cát” –Vật liệu làm khuôn và lõi là gì? Có phải chỉ là một loại cát bất kỳ? Là hỗn hợp có yêu cầu nhất định, đó là những yêu cầu gì? Khi hỗn hợp đảm bảo yêu cầu ta tiến hành làm khuôn, làm lõi đ ráp khuôn và trình tự tiếp theo là gì để có sản phẩm?
Đó chính là hai vấn đề mà tiết học hôm nay cô cùng các em cần nghiên cứu.
* 10 câu hỏi đàm thoại với Học sinh
1. Cát khuôn là gì?
2. Tính dẻo của hỗn hợp làm khuôn tăng khi nào?
3. Dộ bền của hỗn hợp làm khuôn tăng khi nào?
4. Làm thế nào để hỗn hợp có tính lún tốt?
5. Tính thông hơi của hỗn hợp làm khuôn tăng khi nào?
6. Nhiệt độ rót có ảnh hưởng như thế nào tới vật đúc?
7. Khi đúc xilanh, pittông vị trí của khuôn đúc như thế nào?
8. Bên trong thùng rót (gáo rót) nhỏ đựoc trát bằng đất sét để làm gì?
9. Nhiệt độ rót của gang được quy định như thế nào?
10. Trình bày công việc làm sạch vật đúc?
* Ba phương án củng cố kiến thức
Phương án 1: Sử dụng sơ đồ
Đúc trong khuôn cát
Vật liệu làm khuôn: cát SiO2 đất sét, chất dính kết
Yêu cầu đối với hỗn hợp làm khuôn
Dụng cụ làm khuôn
Rót, dỡ khuôn, làm sạch vật đúc
Tính dẻo
Tính thông hơi
Độ bền
Tính lún
Tính bền nhiệt
Phương án 2
Hệ thống lại kiến thức cơ bản: Vật liệu làm khuôn, yêu cầu đối với hỗn hợp làm khuôn và ruột, rót, dỡ khuôn, làm sạch vật đúc bằng phương pháp đàm thoại tái hiện.
Phương án 3: Kiểm tra nhanh
- Vật liệu làm khuôn?
- Yêu cầu đối với hỗn hợp làm khuôn và lõi?
- Nhiệt độ rót được quy định như thế nào?
- Dỡ khuôn? Làm sạch vật đúc?
* Các phương tiện dạy học
Phim trong hình 6.13 và máy chiếu
* Những khó khăn của thày, trò và biện pháp khắc phục
- Khó khăn:
+ Phương tiện không có.
+ Khả năng thực tế của HS hạn chế.
+ Là môn học từ trước tới nay xã hội cũng như HS đều cho là không thiết thực, do đó động cơ học tập không thoả đáng.
- Khắc phục
+ GV cố gắng giảng giải, gắn nội dung của bài sát với thực tế để HS dễ hiểu và nắm kiến thức.
+ Bằng cách nào đó GV cố gắng cho các em thấy rằng bài học cũng như môn học nó thực sự gắn liền thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực học chuyên nghiệp sau này, kể cả học đại học.
Lời kết
Trên đà đổi mới phương pháp dạy học ở bậc học trung học phổ thông đang còn là bước đầu còn nhiều bỡ gỡ do vậy để dạy tốt môn này thì giáo viên không ngừng học hỏi đọc tài liệu chuyên môn vận dụng phương pháp dạy học mới vào một số các bài học ktcn cũ để vận dụng làm quen bên cạnh đó phải chao đổi với đồng nghiệp tập huấn chuyên môn làm quen với phương pháp dạy học mới để năm học tới chương trình công nghệ không còn là điều mới mẻ mà không bị bỡ ngỡ.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về bộ môn đưa ra để đồng nghiệp đóng góp ý kiến
File đính kèm:
- sangkienKN .doc