Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý trong trường THCS

 Ở bất kỳ đất nước nào, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kỳ vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Trong những năm qua, những thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá học sinh đã thúc đẩy được đổi mới phương pháp dạy học. Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mục tiêu dạy học của môn địa lý ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực, hành động giải quyết những tình huống, vấn đề của đời sống xã hội. Vì vậy, kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học địa lý ở các trường THCS. Chất lượng dạy học địa lý được nâng cao thể hiện ở chỗ: học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, nắm vững kiến thức địa lý vững hơn, việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn địa lý sẽ tạo ra quá trình dạy học địa lý một chất lượng tốt hơn, một hiệu quả cao hơn so với kiểm tra đánh giá cũ.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh. Tự luận là hình thức kiểm tra với các câu hỏi dạng mở, yêu cầu học sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết đểgiải quyết vấn đề nêu ra. + Hạn chế khi kiểm tra, đánh giá   - Tự luận có ưu điểm phát huy được khả năng diễn đạt, kiểm tra được nhiều kỹ năng, khả năng cảm thụ, phân tích, tổng hợp đánh giá, phát triển tư duy đặc biệt là tư duy trừu tượng, phát hiện được những ý tưởng sáng tạo của học sinh, tuy nhiên cũng có không ít nhược điểm cần khắc phục như:  Kiến thức trong bài kiểm tra hạn hẹp, đề không bao quát hết nội dung chương trình vì có ít câu hỏi, học sinh dễ trúng tủ dẫn đến kết quả cao hoặc thấp, khó kiểm tra hoặc ít phát huy khả năng phản ứng nhanh nhạy của học sinh trước những tình huống khác nhau liên tiếp xảy ra. - Đối với người học, hình thức kiểm tra tự luận khối lượng câu hỏi ít hơn, mỗi câu hỏi bài tập có thể rơi vào một vấn đề, một mảng kiến thức nào đó. Đề bài có tổng hợp đi chăng nữa vẫn có thể có xác xuất “trúng tủ”, do vậy khi làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận, học sinh đã có thể thành công khi học tủ. Với phạm vi bao quát của đề kiểm tra, học sinh có thể chuẩn bị tài liệu để sử dụng khi thi. Tuy nhiên với đề kiểm tra tự luận không chỉ kiểm tra được mức độ nhận biết của học sinh mà đòi hỏi ở học sinh phải thông hiểu biết, vận dụng, phân tích tổng hợp, từ đó giáo viên có thể nhận thức được về kiến thức, thái độ, hành vi và kỹ năng của học sinh. So với bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, kết quả bài thi theo hình thức tự luận thường thấp hơn vì đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Học sinh khó thể hiện được tính thống nhất đồng bộ giữa các lĩnh vực nhận thức trong quá trình học tập. Khó đánh giá được năng lực tư duy ở mức độ cao nhất là tư duy trừu tượng, khả năng cảm thị giáo dục nhân văn kỹ năng giao tiếp, khả năng phân tích tổng hợp đánh giá. + Kết quả kiểm tra, đánh giá năm học: * Năm học 2005- 2006: Địa lý 6: Giỏi: 20%, Khá: 25%, Trung bình: 54%, Yếu: 1% Địa lý 7: Giỏi: 22%, Khá: 23%, Trung bình: 55%,   Địa lý 8: Giỏi: 30%, Khá: 40%, Trung bình: 30%,   Địa lý 9: Giỏi: 32%, Khá: 38%, Trung bình: 30%,   * Năm học 2006- 2007: Địa lý 6: Giỏi: 18%, Khá: 22%, Trung bình: 57%, Yếu: 3% Địa lý 7: Giỏi: 25%, Khá: 35%, Trung bình: 38%, Yếu: 2% Địa lý 8: Giỏi: 20%, Khá: 50%, Trung bình: 30%,   Địa lý 9: Giỏi: 25%, Khá: 40%, Trung bình: 35%,   * Năm học 2007- 2008: Địa lý 6: Giỏi: 25%, Khá: 30%, Trung bình: 43%, Yếu: 2% Địa lý 7: Giỏi: 19%, Khá: 20%, Trung bình: 60%, Yếu: 1% Địa lý 8: Giỏi: 25%, Khá: 30%, Trung bình: 45%,   Địa lý 9: Giỏi: 20%, Khá: 35%, Trung bình: 44%, Yếu: 1% IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM THÔNG QUA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH. Hiện nay chúng ta đang hết sức quan tâm đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, thi. Có thể khẳng định đổi mới phương pháp là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá và ngược lại. Đổi mới đánh giá tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chắc chắn còn phải tiếp tục kiểm nghiệm, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp và cho thực sự đổi mới. Yêu cầu của đánh giá xếp loại học sinh phải căn cứ và bám sát vào mục tiêu đào tạo và chương trình học. Hình thức ra đề kiểm tra cũng phải thực sự đổi mới, cần kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận, có yêu cầu cao hơn về khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành và đặc biệt là quan tâm đến khả năng độc lập tư duy, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Có thể nói, kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu. - Đối với Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức và nội dung kiểm tra sẽ tác động tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh. Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên theo dõi nội dung chương trình dạy học của môn học để chỉ đạo thực hiện tốt đồng thời kiểm tra việc đổi mới giờ dạy, đánh giá kết quả học tập của giáo viên và cả việc nhận thức kiến thức thái độ, kỹ năng ở môn học của học sinh để thúc đẩy quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. - Đối với giáo viên- người trực tiếp thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó thúc đẩy phương pháp dạy học cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng vấn đề, từng mảng kiến thức của môn GDCD ở từng khối lớp: yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập, mỗi kỳ, mỗi lớp để thiết kế đề bài và kiểm tra, đánh giá cho phù hợp. + Giáo viên cần phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá giữa việc học kiến thức lý thuyết với việc vận dụng vào thực tế đời sống thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi của học sinh. Từ đó giáo viên đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và không bỏ sót để có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. + Giáo viên khi đánh giá hoạt động dạy- học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm, cần lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá quá trình dạy học. + Giáo viên khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Nội dung đánh giá có thể hơi “cao” so với trình độ học sinh nhưng không được quá khó, để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú. - Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, đặc biệt trong thực hiện việc kiểm tra đánh giá, học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập. Trong đó học sinh cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức thể hiện qua việc nghĩ và làm; đồng thời đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ thuộc kiến thức môn học một cách máy mọc. - Nội dung việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải bao quát được chương trình đã học. - Đảm bảo mục tiêu dạy học: bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học. - Đảm bảo tính chính xác khoa học. - Phù hợp với thời gian kiểm tra. - Góp phần đánh giá chính xác, khách quan công bằng trình độ năng lực của học sinh. Đề kiểm tra là công cụ, phương tiện chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình một lớp học, cấp học. Trước khi ra đề kiểm tra cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xây dựng mục tiêu, nội dung và hình thức kiểm tra: xác định rõ chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu thái độ trọng chương trình môn học, cấp học nhằm đánh giá khách quan trình độ năng lực của học sinh đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục. Nội dung trong đề kiểm tra phải trải rộng trong toàn bộ chương trình, có nhiều câu hỏi trong một đề, các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho câu hỏi. V/ NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Qua thực tế giảng dạy, trực tiếp thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá để từ đó thúc đẩy phương pháp dạy học, chúng tôi xin có một số ý kiến đề xuất: - Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn, 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao. - Tăng cường các phương thức đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đặc biệt là môn GDCD, bộ môn giáo dục chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật cần chú trọng đánh giá kỹ năng thực hành, thái độ hành vi của các em. - Khi kiểm tra đánh giá cần đảm bảo đúng, đủ các tiêu chí như đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo độ tin cậy khả thi, đảm bảo yêu cầu phân hoá, đảm bảo giá trị, hiệu quả cao. - Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới đánh giá theo quy trình: + Xây dựng mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra. + Xây dựng mục tiêu dạy- học + Thiết lập ma trận hai chiều + Thiết lập câu hỏi, bài tập theo ma trận + Thiết lập đáp án, biểu điểm.  Điều chỉnh cách ra đề và giải pháp mới. - Phần trắc nhiệm đúng- sai: Chỉ gồm hai lựa chọn là đúng hoặc sai. - Đề trắc nghiệm đúng sai phải đảm bảo: Câu trắc nghiệm phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai, không dùng câu trắc nghiệm có tính đúng hoặc sai phụ thuộc vào một yếu tố không ổn định hoặc không rõ ràng. Không dùng câu phủ định đặc biệt là phủ định hai lần, tuy nhiên kiểm tra trắc nghiệm khó đánh giá được năng lực tư duy ở mức độ cao, nhất là tư duy trừu tượng, khả năng cảm thụ, giáo dục nhân văn, kỹ năng giải thích, khả năng phân tích tổng hợp hạn chế nhất là môn Địa lý có nhiều ý kiến tổng hợp, khái quát. - Phần tự luận: Nội dung kiểm tra bao quát nội dung chương trình, vì có ít câu hỏi học sinh dễ “trúng tủ” hoặc không “trúng tủ”, hơn nữa khó kiểm tra và ít phát huy khả năng phản ánh nhanh nhạy của học sinh trước nhiều tình huống khác nhau. Vì vậy cần đổi hình thức kiểm tra phù hợp có thể cho kiểm tra tự luận nhiều hơn, hình thức kiểm tra trắc nghiệm chỉ từ một đến hai điểm trong một bài kiểm tra, còn lại là nên cho tự luận. Như vậy để thúc đẩy được sự đổi mới trong phương pháp dạy học môn Địa lý trong trường THCS thì phải đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Đinh Văn Tước

File đính kèm:

  • docDOI MOI KIEM TRA DANH GIA MON DIA LY TRONG TRUONGTHCS.doc