Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí THPT

Việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh có vai trò rất quan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học, nó lại vừa có vai trò định hướng, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy và giúp học sinh thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao. Thời gian gần đây để đáp ứng với nhu cầu của thời kì mới, giáo dục phổ thông đã và đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp giảng dạy, tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nghiên cứu, đổi mới một cách đúng mức, hợp lí, nhiều khi còn chưa thực tế, nên việc đánh giá chất lượng dạy và học chưa thực chất, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc giảng dạy. Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp giảng dạy mà không đổi mới hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt được mục đích mong muốn.

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ ỔI MỚI KI ỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT Giáo viên: Nguyễn Hồng Quân Đơn vị: Trường THPT Đồng Yên Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa toàn thể các đồng chí CBGV tham dự hội thảo. Việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh có vai trò rất quan trọng, nó vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học, nó lại vừa có vai trò định hướng, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy và giúp học sinh thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao. Thời gian gần đây để đáp ứng với nhu cầu của thời kì mới, giáo dục phổ thông đã và đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp giảng dạy, tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa được nghiên cứu, đổi mới một cách đúng mức, hợp lí, nhiều khi còn chưa thực tế, nên việc đánh giá chất lượng dạy và học chưa thực chất, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc giảng dạy. Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp giảng dạy mà không đổi mới hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt được mục đích mong muốn. Để nâng cao chất lượng gỉang dạy ở các trường THPT nói chung và môn địa lí nói riêng, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp gỉang dạy thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vấn đề đặt ra là phải xác định cho được những cơ sở lí luận, thực tiễn của việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó xác định các hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Về thực chất đây là những vấn đề của việc đổi mới dạy học theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại. Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế đặc trưng bằng sự đổi mới kiến thức liên tục với sự bùng nổ thông tin phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực liên ngành và đa ngành. Khối lượng thông tin lớn, hiện đại, được truyền tải dưới nhiều loại hình và trên nhiều phương tiện, chúng ta có thể tiếp cận thông tin và lấy thông tin ở mọi nơi, mọi lúc. Trong bối cảnh này, việc dạy địa lí ở trường THPT cần phải thay đổi. Người dạy không hướng chủ yếu vào cung cấp kiến thức, tích lũy kiến thức và cũng không nên chú trọng vào kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ kiến thức và tích lũy được bao nhiêu kiến thức, mà phải dạy cho học sinh phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin vào những trường hợp cụ thể một cách sáng tạo, phải bồi dưỡng cho học sinh khả năng thích ứng nhằm phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Vậy kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi: kiểm tra, đánh giá phương pháp lấy thông tin và xử lí thông tin, cách vận dụng thông tin để giải quyết những vấn đề cụ thể một cách sáng tạo. Đây chính là nhu cầu mà xã hội đòi hỏi ở môn địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung. . Về hình thức kiểm tra, thi: Hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức như: viết, vấn đáp, trắc nghiệm. Nhưng tất cả các hình thức và nội dung kiểm tra, đề thi trên đều nhằm mục đích kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà học sinh đã được học. Cao hơn chút nữa là hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng mô tả tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận được. Ví dụ: Đối môn Địa lí, các đề thi, kiểm tra thường là: Trình bày khái niệm, phân tích mối quan hệ, mô tả hiện tượng và giải thích nguyên nhân... Điều này cũng chỉ đánh giá được mức độ nhận thức biết và hiểu của học sinh, chưa thể đánh giá được các mức độ nhận thức như: tổng hợp, đánh giá, vận dụng, sáng tạo của học sinh. Việc đánh giá về kĩ năng cũng chỉ là việc bắt chước lập lại một kĩ năng nào đó, hoặc hoàn thành một kĩ năng theo chỉ dẫn mà thôi. Ví dụ: Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng thường là: Hãy vẽ các biểu đồ, sử dụng bản đồ để xác lập mối quan hệ giữa một số yếu tố... Về thời lượng và thời gian: Trong bộ môn địa lí mỗi một học kì có khỏang từ 17 đến 35 tiết, tuỳ theo từng lớp học, theo quy định mỗi học kì có một bài kiểm tra và kết thúc học kì có một bài thi. Đến cuối học kì chỉ dành một thời gian ngắn trong 1- 2 tuần ôn và thi. Việc tự học và tự nghiên cứu trong đại đa số học sinh rất hạn chế. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều học sinh còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chưa khách quan. Thực tế việc kiểm ta đánh giá ở các trường THPT hiện nay đã phản ánh rõ nét việc dạy và học, điều đó chưa thể nói được chất lượng đào tạo THPT đã đạt được mục tiêu đào tạo và đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kì mới. Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá môn địa lí trong trường THPT là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như: - Phải kiểm tra đánh giá theo mục tiêu đào tạo của từng chương trình học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kĩ năng và mục tiêu mà chương trình học dự kiến học sinh phải đạt được sau khi học xong. Kiểm tra đánh giá phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, đặc biệt ở môn Địa lí cần chú trọng và ưu tiên cho các hình thức: bài tập thực hành, tiểu luận, viết báo cáo. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập. Trong dạy học địa lí THPT hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập, ... Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn chế riêng trong kiểm tra các mặt chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra viết (tự luận), đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Hạn chế của hình thức này được nhiều người nói đến là nếu đề thi và đáp án không tốt thì rất khó có thể đánh giá được khả năng giải quyết vấn đề của người học, hình thức này cũng rất dễ làm cho học sinh học tủ, học lệch. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: đây là hình thức có nhiều ưu điểm, cho phép khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ học lệch. Nhưng nếu câu hỏi không đúng chất lượng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là kiểm tra trí nhớ, bắt học sinh học vẹt mà thôi. Các hình thức như, tiểu luận, bài tập, báo cáo ... còn ít được coi trọng và đôi khi được sử dụng khá tùy tiện, nhiều giáo viên thiếu cẩn trọng dẫn tới học sinh chủ yếu là sao chép tài liệu. Chúng ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học THPT, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá được sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề thì còn rất hạn chế. Để bổ khuyết cho vấn đề này tôi thấy cần phải kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và nội dung của mỗi chương trình học, có thể sử dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ nhau.Qua thực tế dạy học theo chương trình mới, tôi nhận thấy để có hiệu quả trong kiểm tra đánh học sinh, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí THPT: giáo viên phải thấy được đó là nhu cầu bức thiết. Giáo viên phải chú ý: - Đổi mới ra đề, đáp án để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. - Trong kiểm tra đánh giá giáo viên cần tận dụng triệt để số thời gian kiểm tra mà lại đánh giá được nhiều lĩnh vực và đánh giá nhanh chóng, khách quan kết quả học tập của học sinh ra đề có kiểu, dạng “ đề bài mở ” và cho học sinh làm bài ngay trên tờ đề bài đó. Trên tờ đề thể hiện được cả kênh chữ ( Hệ thống câu hỏi ), kênh hình ( biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng thống kê, … ). Đảm bảo đủ yêu cầu của bộ GD - ĐT về đề bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh .Trên tờ đề đã để phần giấy trống để học sinh trả lời luôn từng câu hỏi và điền đáp án vào đó nên rất tiết kiệm được thời gian làm bài của học sinh đồng thời kiểm tra được nhiều lượng kiến thức trong cùng khoảng thời gian so với cách ra đề cũ.Ngoài ra kiểu ra đề mới còn giúp giáo viên chấm bài nhanh, chính xác hơn nhiều so với cách ra đề cũ . Đặc biệt là ra đề như trên từ máy tính, công nghệ tin học giúp giáo viên dễ dàng tạo ra nhiều đề có trình độ tương ứng ngang nhau nhưng lại phân đề khác nhau để cho học sinh ngồi gần nhau không nhận được đề giống nhau. Dẫn đến buộc các em phải tư duy độc lập, tự giác làm bài ( không thể cóp pi bài của bạn được ), giúp giáo viên đánh giá được thực chất kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh. - Cần đề xuất và thống nhất giữa các giáo viên dạy cùng khối, lớp cùng ra đề, đáp án để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đề đảm bảo đánh giá học sinh theo chia 3 mức độ: Trung bình, khá, giỏi rõ ràng, có biểu điểm chi tiết. Đảm bảo đề bài có bảng thống kê số liệu, hình vẽ, biểu đồ … để: Đánh giá học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng, đánh giá kĩ năng và cả thái độ của học sinh. Người giáo viên tích cực áp dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới cách ra đề, đáp án để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thời gian giảng dạy. Kết quả cho thấy phương pháp mới này đạt hiệu quả rất cao , nhận thức, kĩ năng của học sinh đã nâng lên rõ rệt, giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong làm bài kiểm tra ở các thể loại. Từ đó giúp các em chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức, tự tin vào bản thân hơn và phát huy tính sáng tạo trong học tập hiện nay cũng như trong cuộc sống, lao động sau này. Góp phần vào công cuộc xây dựng Đất nước ta ngày càng giàu, đẹp, văn minh hơn. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường THPT hiện nay theo chủ trương đổi mới của BGD&ĐT đã đề ra. Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn địa lí THPT hiện nay. Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị. Xin kính chúc quý vị sức khoẻ, hạnh phúc, chúc hội thảo thành công và chúc cho nghành GD tỉnh nhà có nhiều thắng lợi trong năm học 2008-2009. Xin trân trọng cảm ơn.

File đính kèm:

  • docTham luan hoi thao doi moi KTDG mon Dia li THPT.doc
Giáo án liên quan