Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tương đối muộn,
giống nhưnhiều nước đang phát triển khác trên thế giới. Với một nền kinh tế kế hoạch
hóa, nhưng lại đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, quá trình tự do hóa nền kinh
tế đang diễn ra một cách khách quan, đặc biệt là trước thềm Việt Nam gia nhập WTO,
quá trình đô thị hóa ở nước ta sẽ có những chuyển biến không theo tính tuần tự. Vì vậy,
việc nghiên cứu so sánh xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta với xu hướng đô thị
hóa đang diễn ra trên thế giới không chỉ có ý nghĩa nhận thức, mà còn có ý nghĩa trong
chỉ đạo thực tiễn, góp phần tránh những hậu quả không mong muốn về kinh tế ư xã hội
gắn với hiện tượng đô thị hóa không có kiểm soát
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị và sự mở rộng các chức năng đô thị, tăng c−ờng vai trò của đô thị đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, vùng hay tỉnh [8]. Mặt khác, sự nâng cấp đô thị này
lại tạo triển vọng mới trong việc quản lý đô thị, thúc đẩy việc thu hút đầu t−, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tăng tr−ởng kinh tế của đô thị cũng nh− của tỉnh và cả n−ớc.
Chính vì vậy, có thể thấy rằng trong số các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng tr−ởng đô thị
cao (trên 5%/năm) tr−ớc hết phải kể đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
nh− H−ng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải D−ơng và Hà Nội. Trong số 8 tỉnh có tốcđộ
tăng tr−ởng đô thị d−ới 2%/năm thì chủ yếu thuộc Miền núi trung du Bắc Bộ (Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên Sơn La và Hòa Bình), hai tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long là Vĩnh Long và Sóc Trăng.
Trong bài báo "Phân tích mạng l−ới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng"
(2005) chúng tôi đã phân tích khá rõ về tỷ lệ dân thành thị và mật độ đô thị trên lãnh thổ
của các tỉnh và các vùng, trong đó có bản đồ tỷ lệ dân thành thị trong dân số các tỉnh
năm 1999 (Kết quả Tổng điều tra dân số 1/4/1999). Trong phần d−ới đây, bằng cách sử
dụng thủ tục Explorer (trong SPSS) chúng tôi đ−a ra một số đặc tr−ng thống kê mô tả tỷ
lệ số dân thành thị của các tỉnh và các vùng và theo một số năm. Biểu đồ hộp (Box plot)
sẽ phản ảnh rõ hơn thực trạng phân hóa lãnh thổ đô thị hóa của n−ớc ta và tiếp tục cho
các kết quả có phần bất ngờ.
Chúng tôi giải thích thêm về biểu đồ hộp thể hiện thống kê mô tả tỷ lệ dân thành
thị phân theo vùng các năm 1995, 2000 và 2004. Biểu đồ này đ−ợc vẽ dựa trên tứ phân
6
vị. Đ−ờng nằm ngang trong hộp thể hiện trung vị của nhóm. Cạnh ngang d−ới của hộp
thể hiện tứ phân vị thứ 25 và cạnh ngang trên thể hiện phân vị thứ 75. Vạch ngang d−ới
thể hiện trị số quan sát nhỏ nhất mà không phải là số ngoại lai (outlier) và vạch ngang
trên thể hiện trị số quan sát lớn nhất mà không phải là một số ngoại lai. Ký hiệu tròn
trên biểu đồ thể hiện các số ngoại lai (các trị số lớn hơn 1,5 lần chiều dài của hộp từ số
phân vị thứ 75). Ký hiệu hoa thị trên biểu đồ thể hiện các số cực trị (các trị số lớn hơn 3
lần chiều dài của hộp kể từ số phân vị thứ 75).
Bảng 8 - Một số thống kê mô tả về tỷ lệ dân số thành thị (%) ở các vùng
Các chỉ tiêu thống kê Năm Tên vùng
Trung bình
của vùng(1)
Trung vị Cực tiểu Cực đại
1995 Đồng bằng sông Hồng 16,7 7,6 2,3 52,4
Miền núi trung du Bắc Bộ 15,3 13,0 5,7 42,9
Bắc Trung Bộ 11,0 9,6 7,0 26
Duyên hải Nam Ttung Bộ 23,4 20,5 9,6 66,9
Tây Nguyên 24,2 22,6 18,4 35,9
Đông Nam Bộ 49,0 23,3 11,8 74,7
Đồng bằng sông Cửu Long 15,7 15,6 7,6 24,1
2000 Đồng bằng sông Hồng 20,2 10,7 5,8 57,9
Miền núi trung du Bắc Bộ 16,9 14,2 8,2 46,1
Bắc Trung Bộ 12,9 11,5 9,4 30,0
Duyên hải Nam Ttung Bộ 27,7 24,1 11,8 80,5
Tây Nguyên 26,8 28,6 20,2 38,8
Đông Nam Bộ 55,7 31,9 14,0 83,8
Đồng bằng sông Cửu Long 17,6 17,5 8,9 24,9
2004 Đồng bằng sông Hồng 23,8 13,6 7,2 64,9
Miền núi trung du Bắc Bộ 17,3 15,1 8,5 47,4
Bắc Trung Bộ 13,6 12,4 9,7 31,2
Duyên hải Nam Ttung Bộ 30,2 28,7 14,3 79,7
Tây Nguyên 27,1 30,5 22,2 37,6
Đông Nam Bộ 56,9 30,8 15,2 85,3
Đồng bằng sông Cửu Long 20,3 17,4 9,7 49,8
Nhìn vào ba biểu đồ hộp có thể nhận thấy một số nét chính sau:
(1) Đ−ợc tính bẳng tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân của cả vùng, chứ không phải là trung
bình cộng tỷ lệ dân thành thị của các tỉnh, thành phố trong vùng.
7
- Đồng bằng sông Hồng (trừ Hà Nội
và Hải Phòng) có tỷ lệ dân số đô thị rất thấp.
Trị số cực tiểu là thấp hơn các cực tiểu của
các vùng khác. Số trung vị năm 1995 là
7,6%, năm 2000 là 10,7% và năm 2004 là
13,6%. Khoảng biến thiên tứ phân vị (chiều
cao của hộp) t−ơng đối nhỏ, chỉ trên d−ới
6%, phân phối hơi bị lệch phải (năm 1995 và
2000) nh−ng đến năm 2004 lại lệch trái rõ
nét (số trung vị nằm trên khoảng giữa của
hộp). Hà Nội, Hải Phòng là các cực trị, và
chính các thành phố lớn này làm thay đổi
căn bản bức tranh đô thị hóa ở đồng bằng
sông Hồng. Trên thực tế, ngoài 2 đô thị lớn
kể trên, có hai thành phố t−ơng đối lớn là
Hải D−ơng và Nam Định, ngoài ra là các thị
xã nhỏ. Sự phát triển khá nhanh của các đô
thị trung bình và nhỏ ở đồng bằng sông
Hồng đã giúp làm thay đổi phần nào mẫu
hình đô thị hóa của vùng.
- Miền núi - trung du Bắc Bộ cũng có
một cực trị là Quảng Ninh. Các trung vị và
các chốt (25% và 75%) ở vị trí cao hơn so
với đồng bằng sông Hồng. Độ biến thiên
cũng lớn hơn. Phân phối t−ơng đối cân. Trừ
hai thành phố trung bình khác là Thái
Nguyên và Việt Trì, các đô thị nhỏ hơn chỉ
có số dân 20 tới 40 nghìn ng−ời; các đô thị
nhỏ phân tán ở miền núi.
- Bắc Trung Bộ không có ngoại lai hay
cực trị, nh−ng phân phối trải rộng hơn và
lệch phải mạnh hơn, do tỷ lệ dân thành thị
cao hơn rõ rệt ở Thừa Thiên - Huế và Quảng
Trị. Tỷ lệ dân đô thị thấp hơn hẳn là ở các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và
Quảng Bình. Nh− vậy là các tỉnh đông dân
(Thanh Hóa 3,6 triệu ng−ời, Nghệ An 3 triệu
ng−ời) có các thành phố t−ơng đối đông dân
(TP Thanh Hóa, TP Vinh) nh−ng ở hầu hết
các huyện trong tỉnh, đô thị hóa còn rất
chậm phát triển.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ đô
thị hóa cao hơn hẳn ở Bắc Trung Bộ, với
trung vị 20,5% (1995), 24,1% (2000) và
28,7% (2004), các giá trị cực đại và cực tiểu
ĐBSH MN-TD
BB
BTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL
Tên vùng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
N
ăm
1
99
5
Đà Nẵng
T.P. Hồ Chí Minh
Quảng Ninh
Hải Phòng
Hà Nội
ĐBSH MN-TD
BB
BTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL
Tên vùng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
N
ăm
2
00
0
Đà Nẵng
T.P. Hồ Chí Minh
Quảng Ninh
Hải Phòng
Hà Nội
ĐBSH MN-TD
BB
BTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL
Tên vùng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
N
ăm
2
00
4
Đà Nẵng
Cần Thơ
Quảng Ninh
Hải Phòng
Hà Nội
Hình 1 - Biểu đồ hộp thể hiện tỷ lệ dân
thành thị theo vùng
8
đều cao hơn hẳn, dãy phân phối biến thiên lớn hơn, lệch phải một chút và đến năm 2004
đã cân ở giữa. Đà Nẵng là một trị số ngoại lai. ở Duyên hải Nam Trung Bộ có một số
tỉnh có tỷ lệ dân số đô thị khá nh− Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Tây Nguyên có tỷ lệ dân thành thị t−ơng đối cao so với trung bình chung của cả
n−ớc. Duy chỉ có tỉnh Đắc Nông mới tách ra có hệ thống đô thị ch−a phát triển. Đáng
chú ý là so với Trung du miền núi Bắc Bộ, các thành phố, thị xã ở Tây Nguyên có quy
mô dân số lớn hơn hẳn: Buôn Ma Thuột (khoảng 250 nghìn dân), Pleiku, Đà Lạt, Kon
Tum, Bảo Lộc đều có dân số trên 100 nghìn dân. 5 tỉnh Tây Nguyên có đến 3 thành phố.
- Đông Nam Bộ có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả n−ớc. TP Hồ Chí Minh là một
ngoại lai (1995, 2000) và chi phối toàn bộ bức tranh đô thị hóa của vùng. Năm 1999,
dân số nội thành của TP Hồ chí Minh là 4 triệu ng−ời, thì dân số nội thành, nội thị của
toàn bộ Đông Nam Bộ chỉ ch−a đến 5 triệu. Với sự phát triển năng động của công
nghiệp, dịch vụ, lại do tác động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ đô thị hóa
của vùng tăng lên, nhất là ở Bình D−ơng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh. Vì vậy, đến
năm 2004, TP Hồ Chí Minh không còn là một ngoại lai nữa.
- Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có tỷ lệ đô thị hóa thấp. TP Cần Thơ sau
khi tách ra thành thành phố trực thuộc trung −ơng thì đã trở thành một ngoại lai. Sự phân
phối tr−ớc kia khá cân đối, khoảng biến thiên tứ phân vị t−ơng đối nhỏ, thì nay bị lệch
phải rõ, và khoảng biến thiên tứ phân vị có xu h−ớng tăng lên.
IV. Kết luận
Đô thị hóa ở n−ớc ta mang đậm nét của đô thị hóa ở một n−ớc đang phát triển, tuy
nhiên tốc độ đô thị hóa còn chậm và tỷ lệ đô thị hóa còn thấp. Điều này một mặt phản
ánh trình độ phát triển kinh tế của n−ớc ta ch−a cao, mặt khác cho thấy đô thị hóa chậm
sẽ cản trở sự tăng tr−ởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những thập kỉ tới.
Trong mạng l−ới đô thị của n−ớc ta, tính chất mất cân đối thể hiện ở sự tập trung
cao tỷ lệ dân thành thị vào TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, sự phát triển ch−a t−ơng xứng
của các đô thị cấp tỉnh và đặc biệt là ch−a định hình rõ nét các đô thị cấp vùng.
9
Tμi liệu tham khảo
1. Cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê. Địa chỉ
2. Drakakis – Smith D. (2000). Third world cities. Second edition. Routledge.
3. Đỗ Thị Minh Đức (2004) . Di c− vào các đô thị lớn ở n−ớc ta trong thập kỷ 90
của thế kỷ XX. Phân tích tr−ờng hợp của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Tạp chí
Khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2-2004, trang 126-132.
4. Đỗ Thị Minh Đức (2005). Phân tích mạng l−ới đô thị Việt Nam và vấn đề phát
triển vùng. Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2-2005, trang 67-72.
5. Ngân hàng Thế giới (1999). B−ớc vào thế kỉ 21: Báo cáo về tình hình phát
triển thế giới 1999/2000. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Liệu, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quốc Anh (2000). SPSS ứng
dung phân tích dữ liệu trong quản trị kinh doanh và khoa học tự nhiên - xã
hội. NXB Giao thông Vận tải.
7. Pacione M. (2001). Urban geography – A global perspective. Routledge.
8. Thông t− liên tịch Bộ Xây dựng - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ Số:
02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08 tháng 03 năm 2002 "H−ớng dẫn về
phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị"
9. UN, Economic & Social Affairs (2004) - World urbanization prospects: the
2003 revision, UN, New York.
Summary
Urbanization in Vietnam
in the context of an urbanized world
Do Thi Minh Duc
Faculty of Geography
Hanoi University of Education
The author analysed characteristics of urbanization in Vietnam in the last two
decades. The urbanization in Vietnam has similarities with the pattern in the developing
world, however the rate and the level of urbanization are lower than the averaged for
developing countries. This fact shows the constraints in the country's economic
development and that the low level of urbanization can be an obstacle for the socio-
economic development in the future.
The regional disparity in urbanization is shown in the article, too.
File đính kèm:
- Do thi hoa o Viet Nam trong boi canh cua the gioi.pdf