Đồ dùng thiết bị dạy học môn Địa lí ở THCS

HỌC TRÌNH 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

NỘI DUNG – CHƯƠNG TRÌNH – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA MÔN ĐỊA LÝ Ở THCS

1. Giới thiệu, ND, CT, PPDH địa lý ở THCS.

1.1 Nội dung và chương trình

 Tại sao cán bộ thư viện cần phải nắm rõ ND và CT môn địa lý?

 MT

 ND PP

- Để đáp ứng đúng yêu cầu cho người dạy và người học.

• Lớp 6: Địa lý tự nhiên đại cương (Trái đất – môi trường sống của con người)

- Về kiến thức:

+ Hiểu biết về Trái Đất – môi trường của chúng ta.

+ Biết được các thành phần tự nhiên, những cách thức sinh hoạt và sản xuất ở mỗi vùng tự nhiên.

- Về kỹ năng:

+ Bản đồ; thu thập phân tích xử lý thông tin; quan sát; kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể .

+ Có khả năng giải thích được một số các hiện tượng tự nhiên

- Về thái độ, tình cảm:

+ Thêm yêu thiên nhiên , quê hương đất nước.

+ Tinh thần say mê khoa học, có tư duy khoa học.

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ dùng thiết bị dạy học môn Địa lí ở THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra, củng cố kiến thức theo Át lát . Ngoài các Át lát địa lý cho học sinh, hiện nay ở nhiều nước, người ta cũng xây dựng, thiết kế các loai Át lát riêng cho gió viên. Các Át lát này có giá trị tương tự như những sách hướng dẫn giáo viên trong hệ thống sách giáo khoa. Giáo viên có thể tìm được trong đó tất cả những tri thức cần thiết, để hướng dẫn cho học sinh khai thước được những kiến thức địa lý chủ yếu. 6.Tủ sách địalý Ngoài sách giáo khoa, cho đến nay các sách tham khảo về địa lý đã xuất bản không nhiều. Chính vì thế việc thành lập ở mỗi trường một tủ sách địa lý chung cho giáo viên và học sinh là cần thiết. Trong tủ sấch đó tối thiểu cần có: Những sách dùng cho việc tra cứu chung như: những giáo trình địa lý, các từ điển địa lý, các tạp chí địa lý, các niên giám quốc gia và quốc tế (nếu có), những thông báo thống kê (tự nhiên và kinh tế – xã hội), các tập Át lát khác nhau… Những tác phẩm đọc thêm như: những ký sự, ghi chép về du lịch, chuyện kể về các nhà thám hiểm, những sách phổ biến khoa học về địa lý, những tcs phẩm văn học có liên quan đến kiến thức địa lý… Các phiếu tư liệu: gồm những tư liệu thu thập được về các lĩnh vực địa lý. Hiện nay, trên thế giới người ta rất chú ý tới ngăn phiếu tư liệu địa lý ở các trường phổ thông. Giáo viên lập các phiếu tư liệu này, sau đó hướng dẫn cho học sinh ghi chép, bổ sung, phân loại. Việc lập các phiếu tư liệu có thể giúp cho giáo viên và học sinh làm quen với phương pháp ghi chép, tra cứu, lưu trữ… rất cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa học sau này. Những bộ sư tập Những bộ sưu tập về địalí gồm: a.Các tập “An bum” tranh ảnh các loại: ảnh, phim dùng cho máy chiếu, tranh ảnh phục vụ cho các giáo trình địa lí (các vùng địa lý tự nhiên, các khu vực kinh tế của Việt Nam, các phong cảnh đẹp của đất nước v.v…), tranh ảnh địa lí tiêu biểu, nêu được các đặc điểm điển hình, các hiện tượng địa lí như: sóng, thuỷ triều , núi lửa, các chủng tộc người, quang cảnh các đô thị lớn trên thế giới v.v… b.Bộ sưu tập các mẫu đá và khoáng sản (đá mắc ma, đá trầm tích, đá biến chất, đá vôi, đá ba dan… quặng sắt, thiếc, than đá v.v…) c.Bộ sưu tập về các nông sản, lâm sản, những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, những đặc sản của địa phương v.v… 8.Nhưng dụng cụ để rèn kỹ năng, kỹ xảo Môn địa lí cũng đòi hỏi phải có một số dụng cụ cần thiết cho việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng chúng vào thực tiễn. Đối chiếu với chương trình và yêu cầu dạy học, những dụng cụ sau đây là hết sức cần thiết. a.Những dụng cụ về quan trắc khí tượng như: nhiệt kế, máy đo khí áp, gió, độ ẩm v.v… Những máy này, nếu được các cơ quan thiết bị cung cấp thì tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có những dụng cụ đơn giản không đòi hỏi độ chính xác cao thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm. Thí dụ: làm la bàn, làm quay gió bằng sắt tây v.v… Khi học sinh tự mình tham gia làm những dụng cụ đó thì đồng thời họ cũng hiểu được tính năng và cách sử dụng chúng. Tất nhiên, so với các máy móc của trạm khí tượng thì dụng cụ tự làm thường không đẹp và kém chính xác. Nhưng trong việc học tập địa lí, vấn đề quan trọng là học sinh hiểu được cấu tạo, tính năng sử dụng các loại máy đó. b.Những dụng cụ đo đạc khác như: dụng cụ về đo vẽ địa hình, gồm có địa bàn, thước chữ A, thước chữ T, thước thu phóng, com pa, thước đo độ, những bàn vẽ, dụng cụ về quan trắc thuỷ văn như: thước đo mực nước, phao đo tốc độ nước chảy v.v… c.Những vật liệu: để chế tạo các phương tiện trực quan như: gỗ mỏng, các tông, giấy can, giấy màu, vải sơn, các loại bút chì màu v.v… Trên đây là những thiết bị truyền thống cần thiết cho việc dạy học địa lí ở trường phổ thông. Các giáo viên địa lí cần tuỳ thuộc vào các điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương mà xác định việc trang bị nên tiến hành như thế nào? Cần trang bị cái gì trước, cái gì sau? Có thể cần phải có sự hợp tác với các bộ môn khác để giảm bớt kinh phí, mà yêu cầu đặt ra vẫn bảo đảm được. II-CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC ĐỊA LÍ HIỆN ĐẠI. Trong xu thế phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay, nhà trường cũng cần phải được trang bị những phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại. Đó là yêu cầu có tính chất khách quan và cấp thiết của tất cả các môn học nói chung, trong đó có môn địa lí. Các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại quan trọng nhất là các phương tiện nghe nhìn, trong đó có thể kể đến: các loại máy chiếu phim, máy video, vô tuyến truyền hình, máy chiếu ảnh, máy ghi âm, máy chiếu hình nổi v.v…Các máy này đòi hỏi phải có những thiết bị kèm theo như: phòng tối, màn ảnh và các thiết bị điện khác. Đặc biệt hiện nay, ở nhiều nước tiên tiến người ta đã và đang nghiên cứu việc đưa máy vi tính vào quá trình dạy học các môn học, trong đó có môn địa lí. Với khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn, máy vi tính sẽ trở thành một nguồn tri thức địa lí phong phú, một phương tiện quan trọng trong việc khai thác và xử lí thông tin với hiệu quả cao, trong quá trình dạy học. Các phương tiện nói trên, ngày nay đã thâm nhập ngày càng sâu vào các hoạt động của nhà trường. Chúng không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống, mà còn đổi mới cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức khoa học với chất lượng cao và tốc độ nhanh. Sự thành công trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để giải quyết hàng loạt tình huống dạy học đã dẫn đến những quan điểm rất khác nhau về khả năng phục vụ dạy học của các phương tiện, thiết bị kĩ thuật. Có người đã nghĩ rằng: ngày nay đã đến lúc có thẻ tự động hoá được quá trình đào tạo và dạy các môn học trong nhà trường. Theo ý kiến đó thì máy móc có thể thay thế giáo viên trong quá trình dạy học. Điều này hoàn toàn không đúng, vì các phương tiện dạy học, dù có hiện đại đến đâu thì cũng vẫn chỉ là những công cụ do con người tổ chức chỉ đạo, điều khiển. Vai trò của người giấo viên trong việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức và chỉ đạo hoạt động trí tuệ, không thể thay thế được. Hiện nay, ở nước ta một số phương tiện và kĩ thuật hiện đại nói trên, cũng đã bắt đầu được sử dụng trong việc dạy học địa lí ở một số trường có điều kiện, trong các thành phố lớn: Thí dụ: phim giáo khoa và băng video. Phim giáo khoa và băng video được sử dụng để phục vụ cho những mục đích sư phạm khác nhau (cung cấp biểu tượng, giải thích tài liệu mới, củng cố kiến thức, trình bày những bài thực hành v.v…) Có thể nêu một số ưu điểm cơ bản của các phương tiện này trong việc dạy học địa lí: -Trước hết, chúng cho phép xem xét các hiện tượng địa lí một cách toàn diện hoặc theo từng mặt riêng rẽ. -Chúng cho phép so sánh các hiện tượng và quá trình đia lí xảy ra ở các nơi khác nhau trên bề mặt trái đất. -Chúng cũng có khả năng trình bày sự diễn biến của những quá trình, những hiện tượng địa lí cần quan sát trong một thời gian rất ngắn, chẳng hạn: hiện tượng núi lửa phun, hiện tượng xói mòn, hiện tượng thuỷ triều, các giai đoạn của một quá trình sản xuất v.v… Việc sử dụng phim ảnh và băng video có thể : trước, trong và sau tiết học. Song mỗi trường hợp sử dụng phải có mục đích rõ ràng. Thời gian chiếu phải được qui định thích hợp với nội dung bài học. Để nâng cao hiệu quả của phim giáo khoa và băng video, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn học sinh giải thích, phân tích cặn kẽ những đoạn phim hoặc băng đã chiếu. Để sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học truyền thống cũng như kĩ thuật hiện đại được hiệu quả cao, khi lên lớp giáo viên cần lưu ý những điểm sau: + Tuỳ theo điều kiện trang, thiết bị của trường, xác định những phương tiện, thiết bị cần phải sử dụng sao cho hợp lí và tối ưu. + Xem xét, kiểm tra và sử dụng thử trước khi lên lớp để nắm được quy trình hoạt động và sử dụng các phương tiện thiết bị sẽ dùng. + Suy nghĩ, dự tính các phương pháp làm việc với các phương tiện, thiết bị kĩ thuật của thầy giáo và học sinh. + Xác định một cách hợp lí thời điểm sử dụng thiết bị trong tiết học hay trong hoạt động ngoại khóa. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1.Anh (chị) hãy dựa vào định nghĩa sau đây gải thích rõ vai trò và ý nghĩa của các phương tiện dạy học địa lí đối với giáo viên và học sinh. Cho dẫn chứng. “Phương tiện dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp những đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở học sinh các kỹ năng, nhằm phục vụ mục đích dạy học và giáo dục” Chương ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ I.QUAN NIỆM DẠY VÀ HỌC THEO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào tạo trên nhiều khía cạnh, trong đó có cả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới Công nghệ Dạy và Công nghệ Học. Các thuật ngữ này được hiểu theo đúng nghĩa công nghệ Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỉ 21 và UNESCO dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ 21 do ảnh hưởng của CNTT. Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Học là quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin. Vì vậy những người dạy (hay máy phát tin) đều nhằm mục đích là phát ra được nhiều thông tin với lượng thông tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học. Quá trình dạy học có thể được minh họa theo sơ đồ sau: Thầy giáo Phương tiện Học sinh Phương pháp Quá trình dạy học – ba dạng kênh truyền thông: Các thông tin để học Thầy giáo Các thông tin về sự tiến bộ học tập Học sinh Thông tin phản hồi (Uốn nắn, hướng dẫn v.v..) Tài liệu nghiên cứu Môn địa lý: Lý luận dạy học Địa Lý (phần đại cương) Nguyễn Dược; Nguyễn Trọng Phúc – NXB Đại học quốc gia HN Lý luận dạy học Địa Lý (phần cụ thể) Nguyễn Dược; Nguyễn Trọng Phúc – NXB Đại học quốc gia HN Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực Đặng Văn Đức; Nguyễn Thu Hằng – NXB Đại học sư phạm. Sách Địa lý các lớp hệ THCS.

File đính kèm:

  • docDO DUNG TBDH MON DIA LI O THCS.doc
Giáo án liên quan