Đồ án Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng tư liệu hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học tập môn địa lí lớp 12

Trong dạy họcmôn Địa lí phổ thônghiện nay,cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học

sinh những năng lực và hành động cần thiếtnhư: hoạt động tư duy, tích cực, chủ động và tự

thu thập tìm hiểu kiến thức, nắm vững các kỹ năng địa lí và biết vậndụng các tri thức có

được vào thực tiễn cuộc sống. Đốivớihọcsinh lớp12 việcrènluyệnkĩnăng địalíkhông chỉ

giúpcácem hoànthiệncáckĩnăng đãhọc ởcáclớp đầucấpmàcòngiúpcho cácem cóthể

họctậptốtchương trình địalítựnhiên, kinh tế -xãhộiViệtNam. Cónhữngkĩnăng cầnthiết

đểcóthểtựhọcsau khi ra trường, ápdụngvàothựctiễncuộcsốngvàtiếptụchọc ởbậccao hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng tư liệu hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học tập môn địa lí lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................UNESCO Việt Nam www.unicef.org/vietnam/vi/.............UNICEF Việt Nam www.un.org.vn/who.........................WHO Việt Nam........ * Sử dụng các công cụ tìm kiếm nó sẽ định vị và tìm kiếm các trang Web trên mạng Internet có nội dung liên quan đề từ khóa mà học sinh cần sưu tầm thông tin như: c. Sử dụng nguồn tư liệu trong tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12 Trong nội dung này học sinh thể hiện tính tích cực, khả năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh , khái quát hóa, hệ thống hóa các nguồn tư liệu có được để sử dụng trong các tình huống giải quyết các nhiệm vụ học tập như:  Trả lời nhưng câu hỏi trong quá trình học bài mới,  Làm bài tập nhận thức.  Hoàn thành phiếu học tập.  Làm bài thực hành viết báo cáo.  Trình bày nguồn tư liệu theo chủ đề trong triển lãm địa lí,  Sinh hoạt câu lạc bộ địa lí…. 3. Những yêu cầu khi hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12. - Giáo viên cần xác định nội dung, mục tiêu cần đạt của từng bài học trong chương trình môn địa lí lớp 12 và các nguồn tư liệu cần thu thập, khai thác để phục vụ cho bài học. - Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình dạy học, học sinh là người chủ động để thu thập, khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu địa lí. - Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập, bài thực hành trên cơ sở các nội dung chương trình địa lí lớp 12 để hướng dẫn học sinh tự thu thập và khai thác các nguồn tư liệu phục vụ cho quá trình học tập. - Giáo viên phải phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học khi hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu địa lí như: tại lớp, ở nhà, ngoại khóa địa lí, tự học… - Học sinh phải được trang bị những kĩ năng như: kĩ năng thu thập thông tin, khai thác các số liệu, các bảng số liệu, các loại biểu đồ, bản đồ, Atlát địa lí Việt Nam tranh ảnh, các số liệu lưu trữ trong các phương tiện hiện đại, khai thác tư liệu từ Internet… - Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh địa chỉ các nguồn tư liệu giúp học sinh có thể tự thu thập, khai thác nguồn thông tin hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. - Giáo viên cần thống nhất trước với học sinh về một số nội dung sau:  Thời gian hoàn thành nhiện vụ  Cách thức thu thập, lưu trữ tư liệu dưới dạng số hóa hay dưới dạng tài liệu thường.  Các phương tiện hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sinh cách xử lí tư liệu thu thập được như: 4  Xử lí các tư liệu dạng kênh chữ gồm: tổng hợp, chọn lọc, phân loại xắp xếp các loại tư liệu dạng kênh chữ theo nội dung theo bài học….. dễ dàng cho việc sử dụng.  Xử lí các dạng tư liệu dạng số hóa gồm: Cách lưu trong máy vi tính,đĩa CD, cách lưu trữ các đoạn phim; sử dung các phần mềm để xử lí các tranh ảnh, phim.. 4. Phương pháp hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu địa lí hỗ trợ tổ chức hoạt động học tập môn Địa lí lớp 12. Để hướng dẫn học sinh thu thập, khai thác sử dụng các nguồn tư liệu trong dạy học môn Địa lí lớp 12 một cách hiệu quả, giáo viên nên tiến hành theo quy trình sau: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ - Trong bước này nhiệm vụ được giao có thể là các câu hỏi, phiếu học tập, các bài tập nhận thức hay dạng bài thực hành có yêu cầu thu thập, khai thác thông tin địa lí phụ vụ quá trình học tập. Các nhiệm vụ này được giáo viên mã hóa từ nội dung các bài học trong chương trình môn Địa lí lớp 12. Ví dụ : Để hướng dẫn học thu thập thông tin tìm hiểu địa hình Việt Nam trong quá trình tổ chức học sinh học Bài 6 “ Đất nước nhiều đồi núi” giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ sau: Tìm hiểu sách giáo khoa và các nguồn tư liệu cần thiết hoàn thành bảng Đặc điểm địa hình Việt Nam Biểu hiện …………………………………………. …………………………………………… ………………………………………… …………………………………………….. …………………………………………. ……………………………………………… ………………………………………… ………………………………………………. - Các nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tại lớp, ở nhà, tự học, ngoại khóa địa lí… Bước 2. Học sinh độc lập thu thập, khai thác các nguồn tư liệu. - Đây là bước học sinh hoạt động độc lập thu thập và khai thác tư liệu trên cơ sở nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động này học sinh vận dụng những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng khai thác bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, kỹ năng lưu trữ, xắp xếp nguồn tư liệu tìm được. - Vấn đề thu thập và khai thác tài liệu một cách độc lập học sinh có thể thực hiện ngay tại lớp, ở nhà hay trong các hoạt động ngoại khóa địa lí… tùy theo nội dung và nhiệm vụ giáo Giao nhiệm vụ GV Định hướng Học sinh chủ động thu thập, khai thác tư liệu GV tổ chức Học sinh tích cực giải quyết các nhiệm vụ Tri thức cần đạt Học sinh thảo luận kết quả GV nhận xét, kết luận 5 viên giao. Ví dụ: Để học sinh tự thu thập và khai thác nguồn tư liệu phụ vụ cho việc học Bài 30 “ Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc” phần 1 “ Giao thông vận tải” Giáo viên tổ chức như sau: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm về nhà chuẩn tự thu thập, khai thác tư liệu, hình ảnh, phim… về đặc điểm, vai trò, phân bố của một số loại hình giao thông của Việt Nam như:  Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không, đường ống  Nêu ý kiến của nhóm về vấn đề tồn tại của ngành giao thông Việt Nam hiện nay như: Tai nạn giao thông, cơ sở hạ tầng, ý thức của người dân…. Nêu biện pháp giải quyết, Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày nội dung làm việc của nhóm mình trong giờ học bài mới phần “ Giao thông vận tải” Bước 3. Sử dụng các nguồn tư liệu địa lí - Đây là bước thể hiện được tính tích cực, khả năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh , khái quát hóa, hệ thống hóa để sử dụng những nguồn tư liệu mình có trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nguồn tư liệu được học sinh xắp xếp một cách độc lập theo khả năng phân tích tổng hợp của mình để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Từ đó học sinh sẽ lĩnh hội được những tri thức mới biến đổi những thông tin đó thành kiến thức của bản thân. - Trên cơ sở nguồn tài liệu học sinh đã thu thập giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc như trả lời nhưng câu hỏi trong quá trình học bài mới, thảo luận các vấn đề địa lí, làm bài tập, hoàn thành phiếu học tập, làm các bài thực hành viết báo cáo hay trình bày trong các buổi triển lãm địa lí, sinh hoạt câu lạc bộ địa lí. Ví dụ: Sau khi học sinh lớp 12 học xong phần nội dung “Địa lí các ngành kinh tế” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện một buổi triển lãm địa lí nhằm giáo dục hướng nghiệp cho học sinh với yêu cầu sau: Tìm hiểu về các ngành nghề thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ những nguồn tư liệu học sinh đã thu thập trong quá trình học nội dung phần “Địa lí các ngành kinh tế” dưới dạng thiết kế mô hình, bộ sưu tập tranh ảnh về các ngành nghề có thuyết minh, thông tin về các ngành nghề; quan điểm của các em về các ngành nghề. Bước 4. Kết luận và chuẩn xác hóa nguồn thông tin - Ở bước này giáo viên tổ chức cho thành viên khác, nhóm khác bổ sung, góp ý, thảo luận trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Giáo viên bổ sung, chuẩn xác nguồn thông tin địa lí học sinh đã trình bày giúp các em hoàn thiện quá trình lĩnh hội tri thức của mình. - Giáo viên cần có những nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh đồng thời khích lệ những cá nhân, nhóm có kết quả làm việc tốt có được nguồn tư liệu hay. Phổ biến kinh nghiệm làm việc cho tập thể, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lưu trữ xắp xếp nguồn tư liệu địa lí học sinh thu thập được trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho nhà trường. 5. Kết luận Việc hướng dẫn học sinh chủ động khai thác các nguồn tư liệu địa lí phục vụ cho quá trình học tập của mình, là một giải pháp để chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp lấy học sinh làm trung tâm ở trường phổ thông. Nguồn tư liệu học sinh thu thập được với tư cách là nguồn tri thức chứ không phải chỉ là 6 những thông tin để minh họa. Vì đây là sản phẩm của cả một quá trình học sinh tích cực, chủ động thu thập phân tích hệ thống hóa khái quát hóa nguồn tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đã đề ra. Tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện để tự nghiên cứu, tự học, tự làm việc với nguồn tư liệu phục vụ quá trình học tập của mình. Để hướng dẫn học sinh tích cực tự sưu tầm, khai thác tài liệu để hỗ trợ vệc tổ chức hoạt động học tập địa lí một các hiệu quả, người giáo viên phải thường xuyên thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Cần thường xuyên rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí như: Kỹ năng khai thác bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, kỹ năng khai thác tư liệu từ Internet, kỹ năng thu thập, xử lí thông tin ….. - Thiết kế các bài giảng địa lí trung học phổ thông theo phương pháp tích cực tạo điều kiện cho học sinh có thể chủ động làm việc, tự tìm hiểu khám phá tri thức và hoàn thành mục tiêu bài học. - Xác định mục tiêu, nội dung cụ thể của từng bài học để xây dựng các hình thức hoạt động, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành yêu cầu học sinh phải tích cực thu thập, khai thác nguồn tư liệu để hoàn thành. - Tạo cho học sinh có phương pháp, thói quen, hứng thú trong học tập. Đặt học sinh vào các tình huống phải tự giác chủ động tìm tòi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao trong quá trình học bài mới, làm bài thực hành, học ở nhà hay hoạt động ngoại khóa địa lí … TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên 1997) Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường, “Quy trình Dạy - tự học”, NXBGD, Hà Nội. 2. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), “Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở trung học phổ thông”, NXBGD, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Vũ (2006), “Phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông”, 4. Nguyễn Đức Vũ (2007), “Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông”,

File đính kèm:

  • pdfHuong dan HS thu thap khai thac su dung nguon tu lieu ho tro mon dia li.pdf
Giáo án liên quan