Thực hiện chỉ thị của Sở giáo dục- Đào tạo Quảng trị, của UBND thị xã Đông hà. Thực hiện kế hoạch, hướng dẫn của Phòng GD &ĐT Đông Hà, của Đảng uỷ, HĐND, UBND Phường 4 về việc tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hôm nay Trường TH Kim Đồng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 26 ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2008), để ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam đồng thời báo cáo những thành tích mà thầy và trò nhà trường đã đạt được trong năm học 2007-2008 và nửa học kỳ I năm học 2008-2009.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người thầy vĩ đại khi nói về giáo dục người đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người”, “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt”
4 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn văn kỉ niệm 20 -11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng thời cũng mở ra một số trường học với quy định chỉ con nhà giàu mới có đủ điều kiện theo học, nhưng qua đó cũng tạo nên trường lớp chính quy và việc dạy học được đưa vào với tư cách toàn diện các bộ môn. Ngay trong lòng của sự nô dịch về giáo dục, thì vẫn có những điểm sáng như trường Đông Kinh Nghĩa Thục của chí sĩ Phan Bội Châu tại số 4 hàng Đào – Hà Nội. Đến năm 1919 diễn ra khoa thi cuối cùng của Nho học và Nho học khép lại từ đó.
Như vậy trong 844 năm nền gíao dục phong kiến Việt Nam tuy có nhiều tồn tại nhưng nền giáo dục ấy đã coi trọng luân, lí, lễ, nghĩa, đã đóng góp cơ bản cho nền tảng giáo dục đạo đức sau này.
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam bị chính quyền thực dân Pháp thay đổi toàn bộ từ chương trình, đến chữ viết, hệ thống các trường từ tiểu học đến đại học dần dần được hình thành.
Không cam chịu cảnh sống nô lệ và ảnh hưởng của văn hoá nô dịch - thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã đi tìm đường cứu nước từ những năm 1911 để rồi với tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng vào năm 1941. Người nêu rõ: “huỷ bỏ nền giáo dục nô dịch, xây dựng nền quốc dân giáo dục, mỗi dân tộc đều có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”
Khi khởi nghĩa thành công – nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ngày 02/9/1945, thì ngày 08/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ và như thế nền móng của sự nghiệp giáo dục mới ra đời.
Để phù hợp với yêu cầu giáo dục phát triển ngày càng cao, cải cách giáo dục lần thứ nhất ra đời vào tháng 7 năm 1950. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị là sự chuyển biến về giáo dục. Đến năm 1956 chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ 2, hệ thống giáo dục cũ được xác lập thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm gồm ba cấp học. Cuộc cải cách lần này là một bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục XHCN.
Năm 1957 công đoàn giáo dục Việt Nam tham dự hội nghị “Liên hợp quốc tế các công đoàn giáo dục” hợp tại Vacsava (Ba Lan), hội nghị quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958 ngày lễ hiến chương được tổ chức đầu tiên tại Việt Nam và cũng từ đó ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống của nghề dạy học, của nhà giáo.
Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn độc lập, đã mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam. Tháng 1/1979 Bộ chính trị Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định triển khai cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, giáo dục phổ thông 12 năm được thống nhất trong cả nước.
Theo đề nghị của ngành giáo dục - để phù hợp với tình hình cách mạng mới- ngày 28/9/1982 hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.
Tất yếu lịch sử phát triển của giáo dục không thể thiếu vai trò của người Thầy. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Nói về vai trò người thầy- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”.
Thầy giáo Chu Văn An thế kỉ 14 biểu tượng của nhân cách làm thầy.Thế kỷ 20 một bậc thầy vĩ đại Hồ Chí Minh người sáng lập ra nền giáo dục Cách Mạng. Cho đến ngày nay lớp lớp con cháu noi gương thầy giữ gìn và phát huy thành tích để nền giáo dục Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn hội nhập quốc tế trong thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão.
Rõ ràng là từ cổ chí kim sự nghiệp trồng người với đạo làm thầy, giáo giới Việt Nam đã không hề tính toán đến công danh, lợi lộc và tuổi tác, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục.
Nền giáo dục Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm cùng với sự đổi thay của đất nước. Trong cái chung bao giờ cũng có mỗi cái riêng của mỗi địa phương, mỗi cá nhân góp lại. Giáo dục Phường 4, giáo giới Phường 4 là mỗi cái riêng ấy. Thật là thiếu sót nếu mình không hiểu chính mình thì không thể tạo sức bật cho ngày mai.
Trong quá trình đi lên của sự nghiệp chung không thể thiếu vai trò của người thày nói chung và mỗi cá nhân nhà giáo nói riêng. Có những sự cố gắng có những thành tích chỉ có thể đo được bằng nỗi cảm phục và sự kính yêu.. Nhưng! kính thưa qúi vị, không có gì đo được đếm được những gì mà những thầy cô chúng ta đã có, cái gì sẽ đủ để chứa đựng tình cảm của học sinh dành cho chúng ta, cái gì để ước lượng những đóng góp của chúng ta cho cuộc đời của mỗi học sinh và cho cả xã hội. Cái gì sánh bằng vinh dự đã dành cho chúng ta trong các ngày truyền thống, cái gì cao hơn niềm tự hào trào dâng trong chúng ta khi nhìn những cánh chim từ trong tổ của chúng ta cất cánh vào không gian cuộc sống. Cái gì đáng ghi nhớ hơn sự quan tâm của các cấp Uỷ, chính quyền trong mọi khó khăn và mọi thành công của chúng ta.
Trong quá trình phát triển đã có nhiều tấm gương thầy cô gắn bó với giáo dục của Phường 4 như: Cô Bùi Thị Hồi, cô Lê Thị Vui, cô Lý Thị Thuận, Lê Thị Giỏ. Trong hiện tại cũng có nhiều thầy cô đang say sưa với sự nghiệp trồng người và đóng góp của các thầy cô thật không nhỏ, đặc biệt là một số thầy cô ở nhiều địa phương khác đã vượt qua khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho nền giáo dục của chúng ta.Thời gian qua tiêu biểu trong công tác chủ nhiệm có các cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Lâm Hương,Trần Thị Hương,Trần Thị Khánh, cô Lê Thị Xinh, cô Thanh Hải...có nhũng thầy giáo tuy tuổi đã cao song đã luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao như thầy giáo Nguyễn Đại Bình , cùng nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
Các thầy cô giáo kính mến! Chúng ta đã cố gắng, đã có thành công, chúng ta đã nhận được sự tôn vinh của xã hội, chúng ta không thoả mãn với chính mình mà chúng ta sẽ cố gắng hơn nữa vượt qua chính mình và đáp ứng được sự tiến lên của xã hội, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, sự gửi gắm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Người thầy giáo Việt Nam cần xác định rõ lập trường quan điểm của mình, phải nhận thức rõ ràng: giáo viên ngày nay không chỉ là cán bộ giáo dục mà còn là cán bộ chính trị, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ dân vận của Đảng, phải biết người học ngày nay cần gì, phải dạy những gì, phải dạy cho người học biết, hiểu để làm, để khẳng định mình và để cùng chung sống với mọi người.
Kính thưa các vị đại biểu, trong những năm qua nhất là từ năm 2002 đến nay,với tư tưởng chỉ đạo nhất quán của Đảng bộ ,HĐND, UBND , được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh thầy và trò trường tiểu học Kim Đồng đã liên tục thi đua “dạy tốt, học tốt”, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập để đáp úng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Năm học 2007-2008, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, của BGH, nhà trường đã đạt nhiều thành tích được UBND thị xã Đông Hà tặng giấy khen, chi bộ nhà trường là chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm, tập thể công đoàn liên tục được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh , liên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường được công nhận là liên đội tiên tiến. Năm học 2007-2008 trường TH Kim Đồng có 1 đ/c được công nhận là CSTĐ, 4đ/c giáo viên dạy giỏi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 20 giáo viên được công nhận là lao động giỏi .Về chất lượng đào tạo, năm qua có 21 % học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện; 23.5% học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, thi tốt nghiệp đạt 98%. Toàn trường có 10 em dự thi giao lưu học sinh giỏi thị và đạt giải 3 toàn đoàn. Các phong trào văn nghệ, TDTT được tổ chức liên tục và rộng khắp
Học kỳ I này các nhà trường đã liên tục phát động các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh, trưòng được UBND thị xã Đông Hà công nhận đơn vị văn hoá.Trong hội học - hội giảng vừa qua trường có 15/25 tiết đạt loại giỏi , tỷ lệ 60% , không có giờ trung bình, có 16/18 giáo viên có hồ sơ giảng dạy loại tốt tỷ lệ 89% . Chất lượng thi giữa kì vừa qua có 92% trên trung bình so với đầu năm có nhiều chuyển biến tốt. Trong hội thi vở sạch chữ đẹp có các lớp tiêu biểu: 5B, 4B, 3B, 2B và 1B.Một số lớp có nề nếp tiêu biểu: 5A, 4B, 3B. Các chuyên đề về công tác phụ đạo học sinh yếu, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông, theo chương trình, SGK đều được nhà trường tổ chức triển khai chu đáo, được các thầy cô giáo tích cực thực hiện.
Trong không khí phấn khởi của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 này tôi đề nghị các vị đại biểu nhiệt liệt hoan nghênh, các thành tích mà thầy và trò đã đạt được.
Bước vào đầu năm học này 2008 - 2009 nhà trường còn rất nhiều khó khăn. Song được sự quan tâm của Thị xã, Phòng giáo dục và đào tạo Đông Hà, đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐND, UBND Phường 4 cùng các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh. Thay mặt các tthầy giáo, cô giáo và các em học sinh tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và mong rằng Đảng, chính quyền, các cơ quan, các đoàn thể, các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho nhà trường để thầy và trò dạy tốt, học tốt hơn nữa để trường có đủ điều kiện để trở thành trường chuẩn quốc gia trong năm học này, đáp ứng được lòng mong muốn của Đảng bộ và nhân dân Phường 4. Nhân dịp này tôi đề nghị các thầy giáo, cô giáo hãy phát huy hơn nữa truyền thống nhà giáo Việt Nam, tinh thần làm chủ trường học, tinh thần khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi trường giáo dục lành mạnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2008 - 2009
Cuối cùng tôi xin chúc cho ngày lễ trang trọng hôm nay, chúc cho tinh thần bất diệt của ngày 20 tháng 11.
Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo.
Thay mặt cho các thầy cô giáo của trường TH Kim Đồng tôi xin trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của tất cả các vị đại biểu. Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục phấn đấu phát huy truyền thống, tiếp tục nêu cao gương sáng cho học sinh, tiếp tục tận tuy vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.
Một lần nữa chúc các thầy cô giáo một ngày lễ hạnh phúc, chúc sức khỏe và thành công cho tất cả chúng ta.
File đính kèm:
- dien van 20112008.doc