Địa lý - xã hội Sài Gòn

Diện tích: 2.985 km2.

Dân số (2004): 5.385.454 người.

Các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân.

Các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

 

Lãnh thổ thành phố Sài Gòn có tọa độ địa lý 10 độ 22'13" - 11 độ 22'17" vĩ độ bắc và 160 độ 01'25" - 107 độ 01'10" kinh độ đông. Trung tâm thành phố cách Hà Nội 1.730 km (1081 miles) đường chim bay. Thành phố có 15 km (9 miles) bờ biển.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý - xã hội Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa đặc biệt nên được đặt tên chuyên nghiệp như: Cầu Muối, chợ Đũi  (bán hàng dệt bằng tơ gốc), hàng Đinh, xóm Chiếu, đường Thợ Tiện, xóm Gốm. xóm Lò Vôi, xóm Lá (bán lá lợp nhà), xóm Lò Rèn, xóm Câu, xóm Chỉ, cầu Đường, xóm Dầu, chợ Sồi (bán vải sồi dệt từ bông gòn không được bền, đẹp), xóm Củi, xóm Gạo, xóm Lá Buôn, xóm Vườn Mít (xưa dân nghèo lấy hột mít xay thành bột đem bán), đường Hàng Cháo Muối... Mật độ dân cư sống trong thành phố rất cao, ngoài đồng bào Kinh chiếm phần lớn, còn có đồng bào Việt gốc Hoa, Chàm, Ấn Độ, Khmer cư ngụ khá đông. Các tôn giáo chính là đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo. Đời sống của dân chúng thành phố hoàn toàn chú trọng vào việc phát triển thương mại và kỹ nghệ. Dân chúng buôn bán làm ăn nên cuộc sống sung túc và phong phú. Các ngành công nghiệp nhẹ gồm có dệt vải, tơ sợi, quần áo, thủy tinh, các sản phẩm chế biến như nhựa cao su, bột giặc, xà bông, sữa, đường, thuốc lá, dầu ăn, rượu bia, nước ngọt, bánh mì, đồ hộp, bánh kẹo, hóa chất, xe đạp, một số dụng cụ, phụ tùng nhẹ cho các ngành kỹ nghệ... Ngành tiểu thủ công nghệ cũng phát triển mạnh không kém như sơn mài, đồi mồi , đan chiếu, cói, thêu, may mặc, nước mắm, tương chao, đồ chơi... và rất nhiều ngành nghề sản xuất các mặt hàng đa dụng khác. Ngoài ra, dân chúng còn buôn bán hàng hóa từ các nơi vận chuyển đến như những loại nông sản, hải sản, lâm sản, hoa, trái cây và nhiều hàng hóa linh tinh khác...Chợ búa lớn nhỏ sầm uất ở khắp nơi như chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ Bà Chiểu, chợ Trần Quốc Toản, chợ Nguyễn Tri Phương. Tiệm buôn phát triển khắp đường phố. Xe vận tải, ghe thuyền chở hàng hóa ra vào thành phố lúc nào cũng tấp nập. Nhiều loại hàng hóa được xuất cảng ra ngoại quốc. Nền văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật rất mở mang, các trường đại học, trung học công lập và tư thục nhiều nhất nước. LỊCH SỬ Tên Sài Gòn bắt đầu xuất hiện chính thức về mặt hành chính từ khi chúa Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp (1698) chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, huyện; lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) cho quan vào cai trị. Từ năm 1698 đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Cường Để)  xóm Tân Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm cây Cui, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Về lai lịch Sài Gòn có bốn giả thuyết. Trước tiên, đất nầy có tên là Sài Gòn, tên gốc Khmer phiên âm từ tiếng Prei Kor (rừng cây bông gòn) hoặc của tiếng Prei Nokor (đô lâm, thành lâm hay hoàng lâm), nguyên là dinh của Phó Vương Cao Miên, thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai. Thuyết thứ hai, năm 1778, người Trung Hoa từ cù lao Phố (Biên Hòa) đổ về đây, xây bờ gạch cao dọc theo kinh Tàu Hủ để ngăn nước, nên người Tàu gọi là Tầy Nguồn (Đề Ngạn); do tiếng Tầy Nguồn này, quân Pháp phiên âm ra chữ Sài Gòn (về hành chính gồm cả Gia Định thành, còn tên Sài Côn hay Tầy Nguồn chỉ Chợ Lớn). Thuyết thứ ba cho rằng Sài Côn hay Sài Gòn là tiếng phiên âm của chữ Tây Cung vòng thành của Phó Vương Cao Miên, đối chiếu với Đông Phố là tư dinh của quan Kinh lược Việt Nam. Thuyết thứ tư, tiếng Sài Côn hay Sài Gòn đều là tiếng phiên âm của hai chữ Tây Cống, nơi nhận cống lễ của đời vua Cao Miên dâng cho vua Việt Nam. Do vậy dù cho tiếng nào phiên âm chăng nửa, vùng đất tên gọi Sài Gòn khi xưa là "Chợ Lớn" ngày nay. Còn vùng đất nầy ta gọi là Sài Gòn từ năm 1790 đến 1861 thuộc phạm vi thành Gia Định (thành Bát Quái) hoặc vùng Bến Nghé và vào đời Minh Mạng được gọi là tỉnh thành Phiên An. Năm 1832 , bỏ cấp Gia Định thành, năm trấn đổi thành sáu tỉnh; trấn Phiên An thành trấn Phiên An. Năm 1833, tỉnh Phiên An cải thành tỉnh Gia Định. Vì là một vị trí chiến lược, mảnh đất Sài Gòn ngày xưa đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Từ 1776 đến 1788, thời nội chiến giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Sài Gòn là địa bàn chuyển quân của Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh. Dân chúng phải sống trong cảnh "hai chính phủ" thường xuyên. Mỗi lần anh hùng Nguyễn Huệ vào Gia Định đánh đuổi Nguyễn Ánh ra biển xong, đặt quan coi việc dân rồi trở về quê Quy Nhơn hay Phú Xuân thì Nguyễn Ánh lại quay về đánh chiếm. Tháng 8 năm Đinh Dậu (7-9-1788), lợi dụng quân Tây Sơn tái lập trật tự Bắc Hà và chuẩn bị đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh vào được Sài Gòn và xây dựng cơ sở tấn công Tây Sơn, Hai năm sau Nguyễn Ánh chọn Sài Gòn làm kinh đô, gọi là Gia Định kinh; nhờ hai người Pháp vẽ họa đồ xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Tây Phương nhưng mang hình Bát Quái. Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà và Nguyễn Ánh phản công mất nhiều năm mới thắng. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, rời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế. Năm 1811, thành Huế làm xong thì Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành (cấp thành lớn hơn trấn) và chỉ còn là thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ. Đời Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Duyệt cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt, Minh Mạng vu cho ông tội nhị tâm làm Lê Văn Khôi là con nuôi Lê Văn Duyệt nổi loạn, đánh chiếm lấy thành trong mấy năm (1833-1835) nên Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Tháng 2-1859. quân Pháp đem thủy quân hổn hợp Pháp -Tây Ban Nha từ Đà Nẵng vào cửa Cần Giờ, vượt qua sông Lòng Tảo, sông Nhà Bè, sông Sài Gòn để đánh chiếm thành Gia Định. Mặc dù quân triều đình và dân quân kháng chiến chống trả dữ dội nhưng bị hỏa lực giặc quá mạnh, rạng sáng ngày 17-2 thành Gia Định bị vỡ. Quan giữ thành là Hộ đốc Võ Duy Ninh và án sát Lê Ninh tuẫn tiết. Sau chiến thắng tướng Pháp Rigault Genouillky thấy thành quá rộng không thể rải quân bảo vệ, lại lo ngại các kho chứa quân cụ và lương thực lọt vào tay nghĩa quân sau nầy, nên ngày 8 tháng 3 năm 1859 đã phá thành Gia Định bằng ổ cốt mìn. Thành bị nổ tan tành cùng với 20.000 cây súng đủ cỡ, nhiều binh khí, 85 thùng thuốc súng (và vô số hỏa pháo, diêm sinh) kho lúa dự trữ cho 8.000 người ăn, cùng một số tiền bản xứ (tiền điếu và tiền kẽm). Tiếng nổ làm rung chuyển cả một gốc trời, lửa bốc cháy cao ngùn ngụt đến cả tháng mới tắt. De Genouilly để lại một Tiểu đoàn đóng đồn ở bờ sông, rồi kéo thủy quân ra Đà Nẵng. DI TÍCH Chùa Giác Lâm: Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình. Là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất thành phố, chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. Chùa được xây vào năm 1744. Phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa được trùng tu nhiều lần: năm 1804 và 1909. Trên cổng có ba chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ Hán. Chùa còn được gọi là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc. Chùa Giác Lâm được xây dựng trên một diện tích rộng. Kiến trúc của chùa khá đặc sắc, đặc biệt là những cột chùa to lớn, màu nâu đậm, trên đó chạm những câu đối mạ vàng (có 143 cặp câu đối). Bao lam của chùa chạm các loại hoa mai, hoa cúc và chín con rồng. Chính điện thờ Phật Di Đà, dưới thờ Phật Thích Ca, Di Lặc, hai bên thờ Quan Thế Âm và Thế Thái (Thế Chí). Ngoài ra chùa còn có tượng Cửu Long, hai bên tường là Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Tổ Sư Đạt Ma và tượng Long Vương. Có 113 pho tượng Phật bằng đồng và gỗ quí, đặt thờ tại đây được khoảng 200 năm. Kiến trúc của chùa mang đậm nét văn hóa phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật. Đặc biệt tượng Phật Địa Tạng của chùa đẹp có tiếng. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa GiácViên: Địa chỉ: 161/85/20 Lạc Long Quân, Quận 11 (khu vực Đầm Sen). Chùa đã có từ năm 1798. Sư Hải Tịnh tu tại chùa Giác Lâm, vì thấy chùa Giác Viên hỏng nhiều cần tu bổ lại nên qua trụ trì chùa Giác Viên (cách chùa Giác Lâm khoảng 2 cây số). Sư Hải Tịnh đã quyên góp để tu tạo chùa Giác Viên. Sửa xong chùa, sư Hải Tịnh giao cho đồ đệ là Hòa thượng Hoằng Ngãi trụ trì chùa Giác Viên. Trước đây chùa có tên khác là chùa Hố Đất, đến năm 1850, chùa được gọi là Giác Viên. Đáng chú ý nhất ở ngôi chùa này là những tấm bảng khắc bằng gỗ được chạm trổ rất tinh vi, đặc trưng cho kiến trúc cổ phương Nam. Sau những lần trùng tu vào các năm 1958, 1961, 1962, ở đây đã xuất hiện những nét kiến trúc phương Tây. Xung quanh chùa có một tu viện dành cho những nhà hành đạo, một nhà in của tờ báo Lục Hòa Tăng và trung tâm huấn luyện bồi dưỡng của các vị cao tăng. Đến nay ngôi chùa còn giữ được 153 pho tượng, 60 bao lam lớn nhỏ chạm 18 vị La Hán, muông thú, trái cây và một số tác phẩm điêu khắc nghệ thuật khác. Trong chùa còn có một bảng gỗ hình vuông của vị cao tăng đầu tiên là Hòa thượng Hải Tịnh và một cây mai do ông Mạc Cửu trồng vẫn còn đến ngày nay. Bát Bửu Phật Đài: Bát Bửu Phật Đài tọa lạc ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố vào khoảng 30 km (18 miles) về phía Tây Nam. Phật Đài được xây dựng năm 1959, hoàn thành vào năm 1961 trên một khu đất rộng hơn 1.000 m2 (9000 sq ft). Kiến trúc Phật Đài hình bát giác, cao 3 m (9ft). Tầng trên tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca Mầu Ni cao 7 m (21 ft), nặng khoảng 4 tấn, do điêu khắc Nguyễn Thanh Thu tạc năm 1957. Trải qua những năm tháng chiến tranh, cả vùng này bị bom đạn tàn phá, chỉ có ngôi Phật Đài với kim thân Phật Tổ vẫn sừng sững nơi hoang vắng, nên người dân địa phương đã gọi tòa di tích tôn nghiêm này là Phật Cô Đơn. Đến nay Bát Bửu Phật Đài được sửa sang và xây dựng thêm trong khuôn viên 5 ha. Với kiến trúc độc đáo, trang trí hài hòa, khung cảnh thanh nhàn ngày càng hấp dẫn đông đảo tín đồ và du khách. Chùa Hưng Long: Trên đường Minh Mạng, do Hòa thượng Phước An xây năm Giáp Dần (1794). Chùa được trùng tu nhiều lần. Chùa Quỳnh Phủ: Trên đường Đồng Khánh trong chùa có một chung đồng lớn đề "Quang Tự Ất Hợi" (1875).

File đính kèm:

  • docSai Gon.doc