Địa lý kinh tế - xã hội Tây Nguyên

Phạm vi lãnh thổ bao gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng). Diện tích 54.640,0 km2 (16,50% DT tự nhiên cả nước). Dân số (2008) là 5,0 triệu người (5,70% dân số cả nước). Mật độ 92 người/km2. Nằm ở phía Tây nước ta, Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng cả về KT, CT, QP đối với cả nước và khu vực Đông Dương; là mái nhà của cả bán đảo và là cầu nối với các nước Lào và CPC. Đây là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung và Đông Nam Bộ. MTST ở Tây Nguyên không chỉ tác động đến đời sống, sản xuất của nhân dân trong vùng, mà còn tác động đến hàng triệu dân của các vùng lân cận và cả Lào, Đông Bắc Cămpuchia đang làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý kinh tế - xã hội Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhựa 5,8%, đường đá răm 1,8%, đường cấp phối 34,8%, đường đất 57,6%. ▪ Đường liên huyện 4.507 km, đường liên xã, thôn 8.851 km. Chủ yếu là đường đất, ngay ở trung tâm huyện cũng chỉ có 2-3 km đường nhựa. ● Đường hàng không: Tây Nguyên có 3 sân bay đang khai thác. - Sân bay Plâycu (Gia Lai): thuộc loại cấp IV, trực thuộc cụm cảng M.Trung, diện tích nhà ga 350m2, một đường băng dài 1.828m, năng lực vận chuyển 0,5 triệu hành khách/năm. Các tuyến bay đi Tp HCM và Đà Nẵng và ngược lại. - Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc): sân bay cấp III, trực thuộc cụm cảng hàng không phía Nam. Diện tích nhà ga 1.150m2, có một đường băng dài 1.800m. Các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp HCM và ngược lại. - Sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) cấp III. Sân bay này chỉ đón được các loại máy bay nhỏ. Các tuyến bay đi Hà Nội (trung chuyển qua Đà Nẵng), đi Tp HCM và ngược lại. 4.6. Định hướng phát triển 4.6.1. Vị trí của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Tây Nguyên có vị trí quan trọng giáp với 2 nước Lào và Cămpuchia, gắn bó với DH Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thông qua các tuyến GT như QL19, 14, 20, 25, 26. Cũng rất gần với các trung tâm lớn như Tp HCM, Đà Nẵng, Nha Trang - là thị trường tiêu thụ sản phẩm và cũng là nơi cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho vùng. Giáp Lào và Cămpuchia thông qua các cửa khẩu Đức Cơ, Ngọc Hồi có điều kiện để trao đổi, giao lưu hàng hóa, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường. Tây Nguyên có thủy điện Yaly, một công trình thủy điện lớn - đây là điều kiện để thúc đẩy hợp tác về thủy điện trong tam giác Tây Nguyên - Nam Lào - Đông Bắc Cămpuchia, phục vụ cho phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực và hàng loạt các nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng trong những năm gần đây. Tây Nguyên có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn (1,4 triệu ha), rất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Tây Nguyên chiếm gần 30% diện tích rừng tự nhiên cả nước. Khoáng sản khá phong phú, tạo cơ sở cho phát triển KT-XH của vùng. Đặc biệt là quặng bô xít khi được khai thác sẽ làm thay đổi về KT-XH của vùng. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống lao động cần cù, tinh thần đấu tranh bất khuất trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng kinh tế. Tây Nguyên có nhiều sản phẩm có ý nghĩa quốc gia. ▪ Tuy nhiên, Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thử thách lớn. Đó là sự hạn chế về tự nhiên, đầu tư, nguồn nhân lực, về yếu tố bên ngoài (chủ yếu là thị trường). Ngoài ra, còn có các yếu tố khác về dân cư, dân tộc, văn hóa, y tế, GD. Đây là vùng có nhiều khó khăn, do vậy chương trình xóa đói-giảm nghèo là một trong những trọng tâm lớn cần giải quyết trong thời gian tới. Lượng mưa hàng năm khá cao (1.700-2.000mm) nhưng 90% lượng mưa tập trung trong 6 tháng mùa mưa (tháng 5 - 11), vì vậy 6 tháng mùa khô rất thiếu nước, hạn hán kéo dài cùng với diện tích rừng ngày càng thu hẹp. ĐTĐNT còn khá lớn, có xu hướng gia tăng, đất đang bị xói mòn, rửa trôi, sa mạc hóa. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí so với các vùng khác là rất lớn. Trình độ học vấn của dân cư còn thấp, thiếu đội ngũ giáo viên, thầy thuốc... CSHT giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông còn nghèo nàn, lạc hậu. Các dự án ĐTNN vào đây còn rất ít. Công nghiệp còn rất yếu kém do CSHT, trang thiết bị lạc hậu. Cơ cấu công nghiệp không hợp lý, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn. Vấn đề môi trường nổi cộm là sự cạn kiệt tài nguyên rừng, việc phục hồi- trồng mới gặp rất nhiều khó khăn (nhất là vào mùa khô). 4.6.2. Định hướng phát triển a. Định hướng chung Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ; phát triển nông - lâm hàng hóa. Thực hiện đổi mới trang thiết bị hiện có; trang bị công nghệ tiên tiến cho các cơ sở mới, nhất là những cơ sở phục vụ cho CNCB' nông - lâm, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường và hướng vào xuất khẩu. Bảo vệ rừng, nâng độ che phủ lên 65-70% vào năm 2010. Tăng cường đầu tư CSHT, ưu tiên giải quyết vấn đề nước, GT, điện, trường học, trạm xá, TTLL, phát thanh truyền hình. Tạo việc làm cho người lao động, tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tạo điều kiện để đồng bào dân tộc tiếp cận với phương thức sản xuất và công nghệ mới. Xóa đói, từng bước giảm nghèo, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập và chữa bệnh nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc. Phát triển kinh tế gắn với BVMTST, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, tăng độ phì của đất, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học... b. Đối với các ngành ▪ Về Nông - Lâm nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy ưu thế và tiềm năng hiện có, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Chú trọng giữ gìn cảnh quan MT bảo vệ HST, phát triển bền vững. Thực hiện đầu tư, thâm canh; kết hợp nông - lâm nghiệp - CNCB', từng bước hiện đại hóa những khâu quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dân sinh và xuất khẩu. Mở rộng hợp lí diện tích cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích và thâm canh ngô, hạn chế và đi đến xóa bỏ việc phá rừng làm nương, rẫy. Sử dụng hợp lý quĩ đất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các vùng cây chuyên canh, tạo ra tỉ suất hàng hóa chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, da, sữa... phục vụ cho CNCB'. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ, cải tạo tu bổ rừng tự nhiên hiện có (đặc biệt là rừng đầu nguồn, đặc dụng, rừng phòng hộ), đẩy nhanh việc trồng và khôi phục diện tích rừng, tăng độ che phủ. Coi trọng lợi ích bảo vệ MTST kết hợp lợi ích lâm sinh. ▪ Về công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như: CB' cà phê, cao su, mía đường; công nghiệp thực phẩm, VLXD, giấy, sành sứ... Phát triển ngành cơ khí sửa chữa, khuyến khích phát triển TTCN ở cả thành thị và nông thôn. Từng bước đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, đặc biệt là CNCB' sản phẩm của các vùng chuyên canh, sản phẩm lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, Gắn công nghiệp với nông - lâm nghiệp để thúc đấy sản xuất phát triển. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hình thành các KCNTT nhằm phát huy tiềm năng và ưu thế của vùng. Tập trung phát triển công nghiệp với qui mô thích hợp, ưu tiên việc ứng dụng công nghệ đòi hỏi ít vốn, nhưng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần CNH' nông thôn; ứng dụng tiến bộ của KH-KT vào sản xuất nông - lâm. ▪ Về thương mại, du lịch và dịch vụ: Phát triển mạnh lưới thương mại kinh doanh đa dạng, phù hợp với địa bàn Tây Nguyên; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển. Từng bước xây dựng các TT thương mại ở các Tp, thị xã để trao đổi hàng hóa, giới thiệu sản phẩm với các vùng khác và với Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Hình thành, phát triển mạng lưới chợ nhằm mở rộng dịch vụ giao lưu hàng hóa. Chú trọng hướng dẫn, tổ chức và quản lý tốt mạng lưới thương nghiệp để cung cấp và thu mua hàng hóa cho đồng bào DT (nhất là ở vùng khó khăn). Khai thác lợi thế về VTĐL, khí hậu, cảnh quan MT... để phát triển các cơ sở du lịch hiện có, XD các trung tâm du lịch mới tại Suối vàng, Lạc Thiện, Buôn Hồ... Hình thành các tuyến du lịch nội và liên vùng (Đ.Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long , DH miền Trung; Tp HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu...). Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, CSVC - KT, khai thác gắn với tôn tạo và bảo tồn thiên nhiên, duy trì và phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. ▪ Về kết cấu hạ tầng và đô thị. Xây dựng và phân bố hợp lý các đô thị trung bình và nhỏ giữ chức năng là trung tâm KT, VH, dịch vụ của khu vực, phù hợp với mạng lưới đô thị của cả nước theo Qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020. Phát triển đô thị gắn với cải tạo, nâng cấp các tuyến đường GT và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống GT đường bộ của các tỉnh trong vùng. Phát triển GT đường hàng không... theo qui hoạch. Chú trọng đến GT nông thôn; tạo điều kiện phát triển cho những vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ và vùng có vị trí chiến lược trọng yếu, phấn đấu đến 2010 tất cả các xã có đường ô tô đến trung tâm. Coi trọng hệ thống thủy lợi, nhất là đập thủy điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của các vùng sản xuất tập trung. Kết hợp xây dựng giao thông với việc hoàn chỉnh hệ thông thủy lợi, cầu cống và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước ở các khu đô thị, các KCN, giải quyết các nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn. Coi trọng việc bảo vệ, khai thác nguồn nước. Từng bước điện khí hóa Tây Nguyên. Đầu tư phát triển mạng lưới điện đến các vùng dân cư tập trung, vùng có khả năng khai thác và phát triển nông-lâm để tăng tỉ trọng hàng hóa. Phát triển các trạm thủy điện nhỏ cho vùng khó khăn, vùng sâu, xa, căn cứ kháng chiến cũ và trung tâm cụm xã. Xây dựng mới kết hợp với nâng cấp các trường học, trạm xá, bệnh viện, điểm sinh hoạt VH, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, tự động hóa, số hóa đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và giao lưu quốc tế. ▪ Về GD, khoa học, văn hóa, y tế, xã hội: Chú trọng phát triển hệ thống GD - ĐT, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GD để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Nghiên cứu áp dụng KH-CN tiên tiến làm nền tảng và động lực phát triển KT-XH của vùng. Giữ gìn, phát huy truyền thống - bản sắc dân tộc với vai trò là nguồn động lực phát triển. Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở y tế; tiến hành xây dựng các vùng kinh tế mới theo qui hoạch. Xúc tiến tích cực chương trình xóa đói, giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia và các dự án cụ thể nhằm đạt hiệu quả thiết thực về KT-XH - MT. (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docTay Nguyen.doc