1. Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trịnhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thoảmãn nhu cầu du lịch.
- Là yếu tốcơbản đểhình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sựhấp dẫn
du lịch (pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999).
2. Vai trò của tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên du lịch là yếu tốcơbản đểhình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng
của sản phẩm và hiệu quảcủa hoạt động du lịch.
+ Tài nguyên du lịch là cơsởquan trọng đểphát triển các loại hình du lịch
+ Tài nguyên du lịch là một bộphận cấu thành quan trọng của tổchức lãnh thổdu lịch
+ Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứbậc của khách sạn và quyết định
tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý du lịch - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dệt thiêu ren truyền thống
Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vua Hùng Vương thứ
nhất, chính là người tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt lụa. Những địa danh gắn
CHƯƠNG I (05 tiết)
7 of 11 4/10/2008 8:47 AM
với truyền thuyết đó ở nước ta có rất nhiều như: Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội),
Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê (Hà Tây).
(7) Nghề sơn mài và điêu khắc
Nghề sơn mài ở Việt Nam có từ đời Lê Hiến Tông, có ông tiến sĩ Trần Lưu tên thật là
Lương (1470) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ năm 1502,
là ông tổ của nghề sơn Việt Nam. Kế thừa và phát huy nghề truyền thống đó, năm 1925
ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập. Những hoạ sĩ nổi tiếng
về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn.
(8) Nghề khảm trai, khảm xà cừ
Theo truyền thuyết do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa, Thanh Hoá thành lập. Về
sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây.( thời Lê Hiển Tông 1740-1786). Sau
đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờ ông Kim. Ngày nay, nổi tiếng
nhất của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội và Nam Định.
d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
-
Là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá phong tục tập quán, hoạt động
sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc.
-
Những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm thực,
về ca múa nhạc…
c. Các đối tượng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện
- Các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng…
-
Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải trí thể thao lớn, các cuộc triển lãm
những thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc, ca nhạc
quốc tế, dân tộc, các lễ hội điển hình.
III – PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THIÊN NHIÊN
1. Khái niệm và mục đích ý nghĩa của đánh giá tài nguyên du lịch
1.1. Khái niệm
Đánh giá tài nguyên du lịch là một việc xem xét tài nguyên theo những tiêu chí nhất
định để phục vụ cho mục đích du lịch.
1.2. Các kiểu đánh giá
Có ba kiểu chính:
- Kiểu tâm lý thẩm mỹ
Kiểu này nhằm đánh giá mức độ cảm xúc, phản ứng tâm lý, thẩm mỹ của khách du
lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch.
Để đánh giá theo kiểu này cần dựa vào số liệu thống kê của các kết quả điều tra xã
hội học.
- Kiểu sinh khí hậu (hoặc y học)
Kiểu đánh giá này dùng để đánh giá các dạng tài nguyên du lịch khí hậu và thời gian
thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. Để thực hiện phương pháp này, người ta
dựa vào các chỉ số khí hậu đo được thông qua thực nghiệm.
- Kiểu kỹ thuật
Thông qua các chỉ tiêu có tính chất kỹ thuật để xác định giá trị của tài nguyên du
lịch đối với một số loại hình du lịch hoặc làm cơ sở để xây dựng điểm du lịch, khu du
lịch.
CHƯƠNG I (05 tiết)
8 of 11 4/10/2008 8:47 AM
2. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
2.1. Phương pháp đánh giá theo từng nguồn tài nguyên du lịch
Để đánh giá một nguồn tài nguyên du lịch, người ta có thể dùng 1 kỹ thuật rất đơn
giản: 1 phiếu xác định tài nguyên trong đó có ghi những nội dung sau:
+ Tên và vị trí của nguồn tài nguyên
+ Quan hệ của nó với các tài nguyên khác
+ Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
+ Mùa vụ khai thác
+ Mức độ sử dụng
+ Chủ sở hữu và tổ chức quản lý
Ngoài ra, để đánh giá từng loại tài nguyên cần có những tiêu chí riêng
2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch địa hình
Tài nguyên này được đánh giá bằng sự thống kê, mô tả về đặc điểm hình dạng địa hình,
các kiểu địa hình đặc biệt, mức độ tương phản của các kiểu địa hình.
2.3. Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ mục đích du lịch
-
Dựa vào các chỉ số và các điều kiện thích hợp với sức khoẻ con người, đối với các
loại hình hoạt động du lịch.
- Các điều kiện thích hợp nhất đối với các loại hình hoạt động chung của du lịch.
2.4. Đánh giá thuỷ văn
- Tiểu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt
- Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho tắm mát, thể thao nước.
-
Tiêu chuẩn sóng, thuỷ triều dòng biển để phục vụ thể thao, vui chơi giải trí trên
biển.
- Các chỉ tiêu về nước khoáng phục vụ chữa bệnh, ăn uống, giải khát.
2.5. Đánh giá tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch
Dựa vào quy định và tiêu chuẩn đối với các vườn quốc gia, các rừng bảo tồn thiên
nhiên, các rừng di tích, lịch sử văn hoá, dựa vào các chỉ tiêu cụ thể để phát triển từng
loại hình du lịch.
Sau đây là 1 số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên sinh vật để phục vụ cho từng mục đích
khác nhau.
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch
Yêu cầu:
- Thảm thực vật phong phú độc đáo và điểm hình
-
Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong
nước (có 1 số động vật thú chim, bò sát côn trùng, cá) phong phú hoặc điển hình cho
vùng.
- Có các loại đặc sản
- Thực động vật có màu sắc hấp dẫn vui mắt
- Đường sã thuận lợi cho việc tham quan vui chơi của khách
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao
Yêu cầu:
- Loài được săn bắn không ảnh hưởng đến số lượng quỹ gen động vật
- Loài động vật hoạt động nhanh nhẹn có địa hình dễ hoạt động
- Xa khu dân cư, quân đội và cơ quan
CHƯƠNG I (05 tiết)
9 of 11 4/10/2008 8:47 AM
- Diện tích khu vực tương đối rộng để bảo đảm tầm bay của đạn
- An toàn tuyệt đối cho khách du lịch
- Cấm dùng súng quân sự, mìn, chất nổ nguy hiểm
- Chỉ tiêu đới với mục đích nghiên cứu khoa học
Yêu cầu:
- Nơi có hệ động thực vật phong phú đa dạng
- Nơi có tồn tại loài quý hiếm
- Nơi có thể đi lại, quan sát, chụp ảnh
- Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý
Sau khi đánh giá riêng lẻ từng nguồn tài nguyên, cần đánh giá kết hợp nhiều yếu tố tự
nhiên để chọn sản phẩm du lịch phù hợp.
2.6. Phương pháp đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch
- mục đích đánh giá:
nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của tài nguyên đối với hoạt
động du lịch nói chung hay từng loại hình du lịch.
- Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng thang đánh giá
- Bước 2: Chọn các yếu tố đánh giá
- Bước 3: Xác định các bậc của từng yếu tố
- Bước 4: Xác định điểm của mỗi bậc và hệ số các yếu tố
- Bước 5: Tính điểm mỗi yếu tố
- Nhận xét và xếp loại kết quả đánh giá.
2.7. Tiêu chuẩn xếp hạng các di sản thiên nhiên thế giới
Theo UNESCO, 1 địa điểm trên trái đất được xem xét và công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới
phải đáp ứng ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn và các điều kiện về tính toàn vẹn sau:
a. Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho những gia đoạn tiến hoá của địa chất
b.
Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho quá trình địa chất đang diễn biến cho thấy sự tiến
hoá sinh học và tác động qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên. Loại mẫu
này khác biệt với loại thuộc các thời kì lịch sử của trái đất và liên quan đến quá trình
tiến hoá đang diễn ra của thực vật, các dạng địa hình, các miền biển và miền nước ngọt.
c.
Có những hiện tượng tạo thành hoặc đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật như những mẫu
tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái quan trọng nhất, những phong cảnh tuyệt đẹp, hoặc
những trường hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên và văn hoá.
d.
Bao gồm những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất trong đó còn sống
sót những loại thực vật và động vật bị đe doạ và có giá trị toàn cầu, đặc biệt về mặt
khoa học và bảo tồn.
IV – PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1. Các tổ chức đánh giá
Để đánh giá 1 công trình có giá trị lịch sử, người ta dùng 1 số các tổ chức sau:
+ Thời đại của công trình xây dựng
+ Kiểu kiến trúc
+ Giá trị về mặt kến trúc
CHƯƠNG I (05 tiết)
10 of 11 4/10/2008 8:47 AM
+ Giá trị nghệ thuật
+ Trạng thái được bảo tồn
+ Lĩnh vực sử dụng
+ Mật độ di tích: số lượng/đơn vị diện tích. Mật độ di tích càng cao thì điều kiện phát
triển du lịch càng lớn
+ Số lượng di tích: chỉ tiêu này thể thiện số lượng tuyệt đối di tích có trên 1 lãnh thổ.
Trên lãnh thổ nếu số lượng di tích nhiều mà phân bố rải rác thì hạn chế phát triển du
lịch. Nếu số lượng ít mà phân bố tập trung thì giá trị đối với phát triển du lịch lớn hơn.
+ Số di tích được xếp hạng
+ Số di tích đặc biệt quan trọng
+ Các di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh cấp quốc gia
+ Các danh lam thắng cảnh phải có giá trị nổi tiếng
2. Tiêu chuẩn xếp hạng di sản văn hoá thế giới
Để được công nhận là di sản văn hoá thế giới, cần phải đạt 6 tiêu chuẩn sau:
1. Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.
2.
Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu
tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất
định.
3. Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
4.
Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh
một giai đoạn lịch sử, có ý nghĩa.
5.
Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được 1 nền
văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được.
6.
Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu
chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.
3. Tiêu chuẩn xếp hạng di sản văn hoá Việt Nam
-
Là những động sản và bất động sản có giá trị văn hoá lịch sử, khoa học, nghệ thuật,
và những công trình mang tính chất sáng tạo trên nhiều lĩnh vực của xã hội từ văn
hoá vật chất đến văn hoá tinh thần.
- Phải là chứng tích cho nền văn minh riêng biệt
-
Phải là những công trình vật dụng, có giá trị xuất sắc mang tính chất tiêu biểu hoặc
là đỉnh cao của từng mặt sinh hoạt, xã hội của một thời đại
-
Những di tích có liên quan đến những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển văn hoá
xã hội.
-
Là chiến tích các mốc lịch sử, chiến công hiển hách, những thành tích lớn có tác
dụng chuyển biến 1 giai đoạn lịch sử, cách mạng hay 1 hình thái xã hội.
Tóm lại, việc đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở khoa học để xây dựng sơ đồ vùng
du lịch, qui hoạch để phát triển du lịch và bảo vệ cảnh quan, một trường du lịch.
CHƯƠNG I (05 tiết)
11 of 11 4/10/2008 8:47 AM
File đính kèm:
- chuong1.pdf