Chương I
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ CHÂU PHI
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mục tiêu:
Xác định được vị trí, giới hạn của Châu Phi trên bản đồ thế giới.
Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí, hình dạng với sự hình thành khí hậu, giữa khí hậu sông ngòi và cảnh quan.
Nắm được đặc điểm các đới khí hậu và các đới cảnh quan Châu Phi.
Biết dựa vào bản đồ tự nhiên CP để diễn tả đặc điểm địa hình, sự phân bố hệ thống sông hồ ở Châu Phi. Xác định được vị trí các đảo quần đảo thuộc Châu Phi.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý Châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh cư thành các làng xóm tại các ốc đảo và miền núi Ahacga, trồng chà là, ngũ cốc, rau quả, chăn nuôi lạc đà, gia cầm.
Sống du mục trong sa mạc, chăn nuôi lạc đà hay theo các đoàn lữ hành.
* Ở miền Bắc: trong quá trình xâm chiếm Angiêri, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều thành phố ven Ðởa Trung Hải, trong đó có những thành phố lớn đông dân. Sau khi giành độc lập, nhà nước Angiêri đã tiến hành cải tạo những thành phố cũ và xây dựng thêm một số thành phố mới, chủ yếu là những trung tâm công nghiệp, thị dân chiếm 48% dân số.
Thành phố Angiê: Thủ dơ và là thành phố cảng lớn nhất, đông dân nhất, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, giao thông, thương mại, lớn nhất nước. Angiê là nơi tập trung sản phẩm công nghiệp lớn nhất trong toàn quốc. Các tàu biển qua lại Ðởa Trung Hải có thể cập bến Angiê 1 cách thuận lợi, Angiê còn là 1 thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng thế giới.
Thánh phố Ôrăng: thành phố cảng lớn thứ nhì sau Angiê, được xây dựng trên bờ một vịnh ở TB đất nước, nằm giữa miền đồng bằng phì nhiêu, có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế với Marôc, giữ vai trò hàng đầu về xuất khẩu quặng sắt và cỏ alpha. Ngày nay Ôrăng còn là trung tâm công nghiệp quan trọng với những nhà máy lớn hiện đại sản xuất ôtô, chế biến thực phẩm.
Thành phố Côngxtangtin: nằm ở phía ĐB đất nước, đầu mối giao thông quan trọng của miền Ðơng Bắc, là 1 trung tâm buôn bán lớn, chuyên trao đổi ngủ côc, dầu mỏ, khí tự nhiên, len,... Ngoài những ngành công nghiệp nhẹ đã có từ lâu như dệt, xay xát, chế biến thực phẩm... gần đây Côngxtangtin đã có một số nhà máy mới thuộc ngành công nghiệp nặng như hóa chất, chế biến lọc dầu, chế tạo máy...
Ngoài ra, Angiêri còn có những thành phố lớn khác như Anaba nổi tiếng với khu liên hợp luyện kim đen, Bônơ thành phố cảng chuyên xuất khẩu phốt phát và nhiều loại quặng.
ii. Tình hình chính trị - xã hội
Từ năm 1830 - 1962 Angiêri là thuộc địa của thực dân Pháp, ngay sau khi xâm chiếm Angiêri, thực dân Pháp chiếm nhiều đất đai tốt để lập đồn điền, khẩn trương khai thác hầm mỏ, xây dựng giao thông, các thành phố hải cảng, người Pháp thường làm chủ đồn điền, hầm mỏ, công chức có mức sống cao hơn nhiều lần so với người Angiêri.
Do cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Angiêri dưới sự lãnh đạo của mặt trận giải phóng dân tộc từ 1954, Pháp buộc phải ký hiệp ước đình chiến ở Eviăng ngày 18-3-1962. Ngày 05-7-1962 Angiêri tuyên bố độc lập.
Angiêri là nước Cộng Hòa theo chế độ Tổng thống, Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri là chính đảng duy nhất cầm quyền từ 1962 đến 1989. Năm 1989, một điều luật thiết lập chế độ đa đảng được chấp nhận, nhiều đảng phái đã hình thành như: Đảng Cộâng sản, Mặt trận các lực lượng XHCN, Phong trào dân chủ tại Angiêri, Mặt trận cứu nguy Hồi giáo...
Sau ngày giành độc lập, chính phủ Angiêri đã chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và Y tế.
DÂN SỐ - VĂN HÓA
Tiêu mục
Đơn vị
1970
1980
1988
1995
Dân số
M ng
13,75
18,67
23,84
25
Mật độ
ng/km2
5,8
7,8
10
10,7
Gia tăng hàng năm
%
3,5
3,2
3,1
3,0
Tử vong trẻ em
%o
139,2
97,6
74
57
Tuổi thọ trung bình
Năm
52,4
58
62
65
Dân số thành thị
%
39,4
41,2
44
45
Số HS đại học
%
1,9
4,9
7,4
7,8
Số HS trung học
%
11
33
54
56
Mù chữ
% dân
76,0
55,3
46,0
40,0
Số thầy thuốc
1000 dân
0,13
0,36
0,43
0,68
Máy thu hình
1000 dân
52
72
76
Sách xuất bản
đầu sách
289
275
718
809
3. QUÁ TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
i. Quá trình
a. Trước khi giành độc lập
Thấp kém phiến diện
Kinh tế nông nghiệp chuyên trồng một số loại cây phục vụ xuất khẩu ( nho, cam, chanh...)
Công nghiệp chỉ chú trọng trong công nghiệp khai thác và chế biến thực phẩm.
Phần lớn tài sản quốc gia đều nằm trong tay thực dân Pháp.
b. Sau khi giành độc lập: Chính phủ Angiêri đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện cải cách ruộng đất
Tịch thu toàn bộ ruộng đất của tư bản nước ngoài.
Hạn chế bớt sở hữu ruộng đất quá lớn của địa chủ ( không được sở hữu quá 80 ha).
Chia ruộng đất cho nông dân.
Quốc hữu hóa các cơ sở hầm mỏ, các cơ sở công nghiệp của tư bản nước ngoài.
ii. Đặc điểm phát triển kinh tế
a.Công nghiệp:
Angiêri đã tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng phát triển 1 số ngành công nghiệp chủ chốt ( dầu mỏ, luyện kim đen, hóa chất, cơ khí và điện lực), đồng thời tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp truyền thống ( khai khoáng, sản xuất rượu vang, chế biến thực phẩm, dệt...).
* Khai thác và chế biến dầu khí:
Khai thác:
Từ 1850 ở Bắc Angiêri sản lượng không đáng kể. Sau năm 1945 phát hiện nhiều mỏ dầu và khí thiên nhiên với trử lượng lớn ở phía nam tại sa mạc Xahara. Việc thăm dò dầu khí ở đây chủ yếu thuộc 5 công ty tư bản của Pháp, Mỹ, Anh, Hà lan. Trong các mỏ đã phát hiện quan trọng nhất là các mỏ: Hatxi Metxaut, Etdơlê, Hat xi Rơmet và Inxala:
Mỏ Hatxi Métxaut: có trữ lượng hon 1 tỉ tấn dầu ở độ sâu 400-500 m, kèm theo vài tỉ m3 khí thiên nhiên.
Mỏ Hatxi Rơmet: là mỏ khí thiên nhiên khổng lồ với trữ lượng khoảng 100 tỉ m3.
Các mỏ dầu và khí thiên nhiên ở sa mạc Xahara cho phép tiến hành sản xuất đại qui mô trong 1 thời gian lâu dài, chất lượng dầu tốt, có tỉ lệ ét xăng cao hơn các mỏ ở Tây Á, gần các trung tâm phát triển kinh tế ở Tây Âu. Tuy nhiên việc khai thác ở đây cũng gặp không ít khóù khăn: nằm sâu trong sa mạc, xa các hải cảng và các trung tâm kinh tế của đất nước, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, việc đi lại, vận chuyển cũng hết sức khó khăn.
Chế biến:
Thời Pháp thuộc có một nhà máy lọc dầu ở Angiêri công suất 1.500.000 tấn/năm. Năm 1960 xây dựng xong hệ thống đường ống dẫn dầu từ mỏ Etgiơlê tới hải cảng Xehira của Tuynidi, khả năng vận chuyển 7.000.000 tấn/năm.
Sau ngày độc lập, Angiêri đã thành lập " Công ty đầu lửa quốc gia" kiểm soát phần lớn việc khai thác và thị trường dầu khí trong nước. Hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế lọc dầu khí.
Xây dựng thêm nhiều hệ thống đường ống dẫn dầu, khí, nối từ các mỏ đến các thành phố trung tâm kinh tế và các hải cảng miền bắc. Angiêri là nước phát triển nhanh nhất các nhà máy lọc dầu ở Châu Phi. . Hiện nay Angiêri có 4 nhà máy lọc dầu lớn ( 3 nhà máy có công suất 2.500.000 tấn và 1 nhà máy hóa lỏng khí đốt. Sản lượng dầu khí tăng lên nhanh chóng trung bình 48.000.000 tấn dầu và 70 tỉ m3/năm. Angiêri đứng thứ 3 về khai thác dầu khí ở Châu Phi ( sau Nigiêria và Libi). Là thành viên của OPEC. ( OPEC = Organixation of Petrolum Exporting Countries = Tổ chức các nước xuất khệu dầu mỏ. Được thành lập năm 1960. Đến 1993 có các nước thành viên sau: Angiêri, Arap Xêut, Baranh, Cata Cooet, Eâcuado, Gabông, Inđônêxia, Iran, Irắc, Libi, Liên Hiởp các tiểu vương quốc Arap, Nigiêria, Vênêxuêla. )
* Khai thác kim loại đen và kim loại màu:
Khai thác phốt pho và quặng sắt ở miởn Ðơng Bắc; đếng,chì,kỷm ở Tây Bắc; khai thác rộng và cở anpha ở miởn Bắc. Hàng nam Angiêri đất sản lượng 3.800.000 tấn quặng sốt; 6.500 tấn tinh quặng chì, 28.000 tấn tinh quặng kỷm,1.300 tấn quặng đếng, 1.500.000 tấn phốtpho...
* Công nghiệp luyện kim và cơ khí
- Nhà máy luyện kim đen ở Annaba, tinh lọc quặng chì, kỷm ở Gdávet.
- Nhà máy sản xuất ô tô ở Ôrăng và Angiê.
Hàng năm Angiê sản xuất được 2.500.000 tấn gang, 2.300.000 tấn thép, 7.200 chiếc ô tô, 560.000 tấn phân hóa học, 6.700.000 tấn xi măng, 1,8 tỷ Kwh điện.
* Công nghiệp chế biến thực phẩm: từ lâu Angiêri nổi tiếng thế giới về rượu vang, đồ hộp, thuốc lá. Rượu vang Angiêri có thể sánh với rượu vang của Ý, Tây Ban Nha, Pháp. Hàng năm sản xuất khoảng 200.000.000 héctolít rượu vang, chủ yếu để xuất khẩu, chiếm 1/2 tổng giá trị hàng nông nghiệp xuất khẩu của Angiêri.
b. Nông nghiệp thiên về trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới
- Trồng trọt: giữ vai trò quan trọng:
Lúa mì, lúa mạch, ngô (cây lương thực) trồng ở các đồng bằng Angie, Ôrăng và các đồng bằng khác. Sản lượng 3 tấn /năm, do đó phải dành 1/3 ngân sách để mua lương thực.
Cây công nghiệp được chú trọng phát triển, chiếm 2/3 diện tích đất trồng trọt.
Nho được trồng từ năm 1.880, diện tích trồng nho tăng lên rất nhanh, trồng nhiều ở các đồng bằng miền tây, đặc biệt là đồng bằng Angiê, đồng bằng Bônơ, trên những diện tích đất đai màu mở nhất.
Ô liu được trồng trên các đất đá vôi khô ráo, tại các miền núi Atlat-Ten, sản xuất 20.000 tấn năm.
Cam, chanh, quít trồng khắp các đồng bằng duyên hải, ngoài ra còn trồng nhiều loại rau quả khác như cà chua, đậu côve, xalat, khoai tây.
Chà là phát triển chủ yếu ở các ốc đảo phần lớn được tiêu thụ tại chỗ (quả để ăn, nhựa để uống), 1 phần sản lượng chà là tốt dùng để xuất khẩu, mỗi năm thu hoạch 200.000 tấn.
Angiêri còn trồng nhiều thuốc lá, chủ yếu tại đồng bằng Angiê. Bông được trồng từ lâu đời chủ yếu tại đồng bằng Xêlíp.
- Chăn nuôi: đã có từ lâu đời nhưng trình độ kỹ thuật còn thấp.
Đại gia súc: bò, lừa, ngựa, la nuôi ở các đồng bằng duyên hải và Atlat Ten, lạc đà được nuôi tại miền sa mạc.
Gia súc nhỏ quan trọng nhất: cừu, dê nuôi tại các thảo nguyên phía đông đất nước.
Số lượng dàn gia súc cởa Angiêri: 1.800.000 bị, 180.000 lớn, 165.000 lạc đà, 186.000 lừa và la, 17.500.000.cừu, 3.300.000 dê.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thành tựu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội mà nhân dân Angiêri đạt được trong 26 năm ( 1962 - 1988 ) dưới sự cầm quyền của mặt trận giải phóng dân tộc. Nhưng từ cuối năm 1988 đất nước Angiêri đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế - chính trị và xã hội, mọi hoạt động của đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định. Nền kinh tế bị suy thoái, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Lực lượng hồi giáo cực đoan, đại diện là mặt trận cứu nguy Hồi giáo phát triển nhanh và liên tiếp gây bất ổn định xã hội, chính phủ đã tiến hành cải cách kinh tế như: tư hữu hóa nông nghiệp, giảm bớt độc quyền nhà nước, nhưng các biện pháp đó không đủ cải thiện tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Tình hình chính trị - xã hội của Angiêri vẫn diễn biến rất phức tạp.
File đính kèm:
- Dia ly chau Phi.doc