Địa lý Cà Mau

Việc giảng dạy địa lý địa phương tỉnh Cà Mau trong nhà trường phổ thông trong tỉnh phải đạt được những yêu cầu mục đích sau:

1-Giúp cho học sinh bổ sung và nâng cao những kiến thức về tự nhiên, dân cư và kinh tế – xã hội trong phạm vi của địa phương cấp tỉnh mà trong sách giáo khoa địa lý theo chương trình của bộ GD-ĐT chưa có điều kiện đưa vào.

2-Giúp cho học sinh có được các kiến thức về địa lý địa phương của tỉnh nhà qua việc học tập trên lớp, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương, tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.

3-Học sinh học tập, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh nhà bước đầu còn tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học về địa lý địa phương. Những kết luận rút ra từ thực tiễn địa phương, những biện pháp đề xuất đúng đắn có thể có qua học tập, qua nghiên cứu của giáo viên và học sinh về địa lý địa phương.

Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là cơ sở để nhà trường, để giáo viên, học sinh đóng góp vốn hiểu biết của mình về địa lý địa phương tỉnh nhà trong sản xuất, trong quản lý xã hội và cũng qua đó phát hiện được tư duy khoa học, tư duy địa lý cho học sinh phổ thông trong các nhà trường ở tỉnh Cà Mau.

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp   110       520       545       659 -Tỷ lệ %            43,30    77,15    74,25    80,17 5-Bổ túc THPT   X          X          X          X -Số học sinh tốt nghiệp   380       781       579       988 -Tỷ lệ %            60,90    90,60    77,82    82,82 (Trích sách Giáo khoa Địa lý lớp 9 – NXBGD - 1999, từ trang 83 đến 85). CHƯƠNG III: ĐỊA LÝ TỈNH ĐỊA PHƯƠNG Bài 23 ÔN TẬP 1-Hãy xác định vị trí địa lý và giới hạn của tỉnh em. Điền vào lược đồ tự vẽ tên các tỉnh lân cận. 2-Diện tích của tỉnh em ? Tỉnh gồm có bao nhiêu huyện, Thành phố. Điền vào lược đồ tên các huyện, Thành phố và thị xã. 3-Hãy mô tả địa hình tỉnh em và nêu những đặc điểm chính. 4-Khí hậu tỉnh em có đặc điểm gì về nhiệt độ, gió, lượng mưa trong năm, trong các mùa ? -Có những loại thời tiết gì đặc biệt ảnh hưởng (tốt, xấu) đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ? (Nếu có thể, hãy vẽ một biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa trong năm). Bài 24 ÔN TẬP 1-Trong tỉnh em có những sông nào chảy qua ? Chảy theo hướng nào ? -Điền vào lược đồ các sông nói trên. Những đặc điểm chính của các sông đó là gì ? (lượng nước, chế độ dòng chảy, tác dụng đối với sản xuất và sinh hoạt ?). 2-Tỉnh em có những loại thổ nhưỡng nào ? đặc điểm của từng loại ? Chúng được phân bố ở đâu ? Chúng có giá trị gì đối với sản xuất nông nghiệp ? 3-Thảm thực vật trong tỉnh em có những loại gì ? (rừng, đồng cỏ, ruộng lúa,...). Gồm những loại cây gì ? Chúng được phân bổ ở đâu ? (Nếu có thể cho biết tỷ lệ diện tích phân bổ). 4-Các loại tài nguyên khác có những gì ? (khoáng sản, năng lượng, thủy sản,...). 5-Hãy nhận xét chung về hoàn cảnh tự nhiên của tỉnh em. Bài 25 ÔN TẬP 1-Tỉnh em có bao nhiêu dân ? Tỉ lệ so với cả nước là bao nhiêu ? vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ đó. 2-Mật độ dân số tỉnh em là bao nhiêu ? Có những thành phần dân tộc nào? 3-Dân cư tỉnh em thuộc loại hình cư trú nào ? (Nếu có thể cho biết tì lệ từng loại). 4-Sự phân bố dân cư ra sao ? Bài 26 ÔN TẬP 1-Nhìn chung, tỉnh em có những ngành kinh tế nào ? (nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,...). Những ngành nào tương đối phát triển, kém phát triển ? Đa số dân cư tham gia sản xuất trong những ngành nào ? 2-Về sản xuất công nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp), tỉnh em có những ngành (ngành nhỏ) nào ? Tình hình sản xuất ra sao ? Những ngành nào nổi tiếng nhất với những sản phẩm gì ? Phân bố ở đâu ? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). 3-Về nông nghiệp, trong tỉnh em có những ngành sản xuất nhỏ nào ? Tình hình sản xuất của từng ngành ra sao ? Các nông phẩm chính là gì ? Phân bố ở đâu? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). Bài 27 ÔN TẬP 1-Ngoài hai ngành sản xuất: công nghiệp và nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành kinh tế khác (lâm nghiệp, ngư nghiệp) trong tỉnh em ra sao ? Sản phẩm là gì ? Phân bố ở đâu ? (Nếu có thể, cho biết khả năng phát triển trong tương lai). 2-Tỉnh em có những loại phương tiện giao thông vận tải gì ? (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông, ...). Các tuyến đường chính là những tuyến nào ? Vai trò của những tuyến đường đó trong nền kinh tế ra sao ? Điền vào lược đồ các tuyến đường giao thông chính. 3-Các mối quan hệ kinh tế giữa tỉnh em và các tỉnh lân cận, các tỉnh khác trong cả nước ra sao ? Các sản phẩm nào được trao đổi với các tỉnh đó ? (Nếu có hàng xuất khẩu thì là hàng gì ? xuất đi nước nào và nhập về những gì ?) 4-Các Thành phố, thị xã, thị trấn nào trong tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất quan trọng và nổi tiếng (về các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch...) ? PHẦN KẾT LUẬN Việc nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là sự vận dụng lý luận về phương pháp giảng dạy và học tập nói chung ở Trường Trung học phổ thông, để thực hiện việc dạy và học tập lịch sử , địa lý địa phương cho học sinh phổ thông ở tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới mà các Nghị quyết của Đảng về văn hoá - giáo dục đã khẳng định. Những vấn đề mà chúng tôi đã trình bày, ngoài việc dựa vào tài liệu theo thư mục tham khảo, chúng tôi còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân trong thời gian chúng trực tiếp làm giáo viên, làm quản lý trường học. Chúng tôi cũng dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ quản lý giáo dục, của các giáo viên, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương, đặc biệt là Hiệu trưởng trường phổ thông và giáo viên dạy các bộ môn lịch sử và địa lý ... ở trong tỉnh. Ngoài các cuộc trao đổi, khảo sát, xin ý kiến các đối tượng trên, chúng tôi còn tiến hành tìm hiểu, quan sát và khảo sát hoạt động dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông trong tỉnh. Chúng tôi cũng dựa vào các công trình nghiên cứu, biên soạn đã được tổng kết đánh giá ở trong nước và ở địa phương. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự đồng tình, cỗ vũ, ủng hộ và góp ý kiến của nhiều giáo viên. Từ đó, chúng tôi đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân trong công tác quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tình cảm cách mạng cho học sinh ở các trường phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài và bước đầu có sử dụng một vài kết quả ở tỉnh Cà Mau, chúng tôi có thể nêu ra một số kết luận khái quát như sau: 1-Công tác dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh là một yêu cầu hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế hầu hết các trường Trung học phổ thông trong tỉnh Cà Mau đã có Tổ chức giáo dục vấn đề này. Phần lớn công việc đều thực hiện một cách tự phát; việc quản lý công tác này trong các trường còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề chưa giải quyết, chưa xác định rõ nội dung và hình thức Tổ chức dạy và học như thế nào cho có hiệu quả. 2-Chất lượng dạy và học các môn khoa học xã hội, nhân văn; đặc biệt là môn lịch sử, địa lý địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có điều kiện thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, khám phá nhằm phát huy tối đa nội lực sáng tạo của học sinh, các nhà trường chưa có kế hoạch  và điều kiện Tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập thực tế ngoài lớp học gắn với nội dung giáo dục ở nhà trường với thực tiễn lịch sử, địa lý địa phương, nhất là trong công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và giảng dạy bộ môn lịch sử, địa lý địa phương. 3-Trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh của các trường phổ thông trung học ở Cà Mau hiện nay, về nội dung còn rất chung chung; tư liệu lịch sử, các địa danh, các di tích lịch sử có liên quan đến nội dung giáo dục mặc dù rất nhiều và đã được thẩm định nhưng còn tản mạn và nằm rải rác ở các cơ quan chuyên môn, ở các địa phương cần tiến hành thống kê tổng hợp, thu thập thành tư liệu đã có để giúp vào các tiết dạy trên lớp và các hoạt động ngoại khóa tốt hơn, tránh tình trạng dạy học còn đơn điệu chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể và hiệu quả giáo dục không cao. Những vấn đề được trình bày trong nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này phần nào sẽ góp phần giải quyết được các yêu cầu và khắc phục dần thực trạng tồn tại trên nhằm đưa công tác giảng dạy và học lịch sử, địa lý địa phương đi vào nề nếp trong các trường phổ thông trong tỉnh. Vì vậy, để kết quả nghiên cứu này bước đầu được ứng dụng, triển khai vào công tác dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau được tốt hơn, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Sở giáo dục và đào tạo cần có văn bản pháp quy quy định rõ việc dạy và học lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông nói chung là một trong những nội dung giáo dục bắt buộc trong nhà trường. Trong đó cần phân định rõ phần cứng thực hiện theo phân phối chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo quy định đối với bậc trung học và phần mềm do giáo viên hoặc do hiệu trưởng tự chọn và quyết định trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài này. Thứ hai: Truyền thống cách mạng địa phương gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng, các sự kiện cách mạng, các anh hùng liệt sỹ, các nhân chứng lịch sử; gắn liền với tự nhiên và xã hội, với quá trình lao động và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Nhiều địa danh, nhiều sự kiện về kinh tế –xã hội, nhiều nhân vật đã đi vào huyền thoại gắn với những chiến công oanh liệt của địa phương, tạo nên bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh dũng nối tiếp truyền thống vẻ vang của dân tộc, của nhân dân địa phương Cà Mau. Tuy nhiên đến nay, mặc dù đã có nhiều chương trình nghiên cứu, tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các đề tài lịch sử cách mạng địa phương, xây dựng, tôn tạo được một số di tích, bia, tượng đài... nhưng vẫn chưa nhiều, chưa thống kê tổng hợp, tổng kết được hết những vấn đề có liên quan đến truyền thống cách mạng oanh liệt của thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Cà Mau. Do đó chúng tôi kiến nghị với các cơ quan chức năng Nhà nước ở địa phương không những phải quan tâm đầu tư tôn tạo và  phát huy tác dụng các khu di tích cách mạng mà còn phải tiếp tục xây dựng bia, tượng đài kỷ niệm và Tổ chức nhiều hội thảo, nhiều chương trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lịch sử cách mạng địa phương và địa lý địa phương. Thứ ba: ngành giáo dục và đào tạo tỉnh, các trường phổ thông cần liên kết phối hợp với các ngành, các địa phương và thu thập các tư liệu cần thiết có liên quan đến nội dung dạy và học lịch sử, địa lý địa phương phù hợp với từng địa phương, từng trường phổ thông nhằm phục vụ tốt cho việc giáo dục, giảng dạy và học tập hai bộ môn này. Thứ tư: chúng tôi đề nghị giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau là cơ quan chủ trì và giám đốc Sở khoa học – công nghệ và môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản sau khi chúng tôi hoàn thành bảo vệ đề tài và được Hội đồng khoa học tỉnh Cà Mau chấp thuận thông qua thì cho phép chúng tôi được triển khai đưa vào giảng dạy ngay đối với các trường phổ thông trong tỉnh qua sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau. Qua đó chúng tôi sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, bổ sung tiếp những vấn đề được đặt ra và còn hạn chế của đề tài này./

File đính kèm:

  • docDia li dia phuong Ca Mau.doc