I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ : tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số loại bản đồ : thế giới, Châu lục, Việt Nam.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí: Làm quen với bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ: Lµm quen víi b¶n ®å
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ : tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số loại bản đồ : thế giới, Châu lục, Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BẢN ĐỒ
* Hoạt động 1.
+ Bước 1 : HS thảo luận nhóm đôi.
- GV treo các bản đồ thế giới, Châu lục, Việt Nam và nêu : Đây là các tấm bản đồ.
- HS lần lượt nêu tên các bản đồ treo lên bảng.
- GV lần lượt ghi tên của các bản đồ lên bảng.
H1 : Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp ?
- HS trả lời
- HS nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
H2 : Bản đồ thế giới thể hiện những gì ?
… thể hiện toàn bộ bề mặt Trái đất.
H3 : Bản đồ Châu lục thể hiện những gì?
… thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái đất, các Châu.
H4 : Bản đồ Việt Nam thể hiện những gì?
… thể hiện một bộ phận nhỏ hơn bề mặt trái đất - nước Việt Nam.
+ Bước 2 : GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một lỉ lệ nhất định.
- vài HS nhắc lại.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
+ Bước 1 : GV treo tranh H1,2 SGK phóng to (nếu có thể).
- HS quan sát hình 1,2.
- 2 HS lên bảng chỉ vị trí của Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
- HS đọc kênh chữ ở SGK.
+ Bước 2 :
H1 : Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm ntn ?
… người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh; nghiên cứu các đối tượng cần thể hiện, tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ.
- HS nhận xét.
H2 : Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường ?
… vì bản đồ hình 3 SGK có tỉ lệ nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
- HS nhận xét.
Sau khi HS trả lời GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Chuyển ý.
B. MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỊA LÍ
* Hoạt động 3 : HS thảo luận nhóm 4.
+ Bước 1 :
- GV nêu các câu hỏi cần thảo luận.
- HS đọc SGK quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận.
+ Bước 2 :
H1 : Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? N1,2
… cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
GV treo bảng kẻ sẵn lên trước lớp.
H2 : Hoàn thiện bảng.
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện
Thông tin
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
…
Nước
…
Vị trí, giới hạn, hình dáng của nước Việt Nam
…
H3 : Trên bản đồ người ta quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây ntn ?
… người ta thường quy định : phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
H4 : Chỉ các hướng trên bản đồ ?
… HS lên chỉ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
H5 : Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì ?
… cho ta biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó bao nhiêu lần.
GV : Tỉ lệ bản đồ phần lớn được biểu diễn dưới dạng tỉ số (VD : 1/100 000)
H6 : Đọc tỉ lệ bản đồ hình 2 và cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế ?
… HS lên đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 (1cm trên bản đồ bằng 20 000cm trên thực tế).
H7 : Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì ?
… Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Bưu điện Hà Nội. Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung sau đó GV bổ sung : tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 3 :
+ Bước 1 : GV treo bảng kẻ sẵn chưa vẽ kí hiệu lên trước lớp.
- HS quan sát chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác (nếu có thể) và vẽ kí hiệu của một số dối tượng địa lí như : đường biên giới, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ, khoáng sản.
+ Bước 2 : Cho HS chơi trò chơi. Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS thi đố cùng nhau nói kí hiệu (nhiều cặp như thế).
* GV tổng kết : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định. Một số yếu tố của bản đồ là : tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
- 2 em đọc lại phần đóng khung ở SGK.
- Nhận xét.
- Dặn dò.
Bài sau : Dãy núi Hoàng Liên Sơn
File đính kèm:
- Dia ly1.doc