Địa lí Dịch vụ-Ngành thương mại, du lịch

Thương mại là dòng hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng, và vì thế, nó là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động cả đến việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, và việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Chính vì lẽ đó, thương mại có vai trò to lớn trong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội, có thể thấy qua sơ đồ đơn giản dưới đây .

Ngành thương mại có vai trò điều tiết sản xuất, bởi vì trong một nền sản xuất hàng hoá, lao động của người sản xuất hàng hoá được xã hội hoá khi mà sản phẩm do họ làm ra được đưa vào trao đổi. Nếu ngành thương mại giúp mở rộng thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm, thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất. Đồng thời, các phân tích thông tin thị trường sẽ giúp các nhà sản xuất thay đổi mẫu mã, ngành hàng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí Dịch vụ-Ngành thương mại, du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cacxtơ, địa hình vùng núi granit…) tạo ra các cảm xúc thẩm mĩ mạnh ở du khách; - Các điều kiện sinh khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các đặc điểm mùa khí hậu có ảnh hưởng đến tính mùa của hoạt động du lịch; - Tài nguyên nước có ảnh hưởng đến khả năng phát triển các loại du lịch trên sông hồ, các nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh; - Tài nguyên sinh vật, đặc biệt là sự độc đáo của các hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học có sức hẫp dẫn du khách tìm hiểu tự nhiên, là điều kiện để phát triển du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái. - Các di sản thiên nhiên thế giới có giá trị tổng hợp để phát triển du lịch đồng thời bảo tồn thiên nhiên. ở nước ta, quần thể du lịch Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là các di sản thiên nhiên thế giới. Trong số các tài nguyên du lịch nhân văn phải kể đến: - Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, bao gồm các di tích văn hóa khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh. Cần phải hiểu rằng "di tích" không có nghĩa là những cái gì còn sót lại trong quá khứ, không có nghĩa là "phế tích" mà đó thực sự là di sản lịch sử văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Và phải có thái độ và cách ứng xử rất thận trọng trong việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. - Các lễ hội. Trước hết là các lễ hội dân gian, gắn liền với đời sống tâm linh và truyền thống văn hóa của những cộng đồng cư dân nhất định, tồn tại và biến đổi qua quá trình lịch sử. Trên cơ sở các đặc điểm về đời sống tâm linh và truyền thống văn hóa ấy, có thể xuất hiện các lễ hội mới, có màu sắc hiện đại hơn. Trong các lễ hội du khách có dịp thưởng thức các di sản văn hóa dân gian và hiểu thêm về phong tục tập quán cũng như lịch sử của các địa phương. Cũng phải kể đến các ngày lễ kỉ niệm, chẳng hạn như ngày Quốc khánh… Các lễ hội có ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch tùy theo quy mô lễ hội cũng như thời gian tổ chức lễ hội. ở một chừng mực nhất định các lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch. - Các đối tượng du lịch có liên quan tới dân tộc học, chẳng hạn như các nét truyền thống về cư trú, về tổ chức xã hội, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực, các làng nghề truyền thống, các công trình kiến trúc cổ, các kiến trúc tôn giáo… - Các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác, chẳng hạn như các viện bảo tàng, các thư viện lớn, các trung tâm nghiên cứu, văn hóa lớn, các khu vui chơi giải trí, các hội chợ triển lãm, các cuộc thi hoa hậu, các festival về phim, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế… - Các di sản văn hóa thế giới. Theo ủy ban Di sản thế giới của UNESCO, tính đến tháng 7/2004, 788 di sản đã được đưa vào Danh sách Di sản thế giới, trong đó có 611 di sản văn hóa, 154 di sản thiên nhiên và 23 di sản hỗn hợp ở 134 quốc gia. ở nước ta có 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mĩ Sơn. Các di sản được công nhận là di sản thế giới sẽ có sức hút rất lớn đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Sự kết hợp khác nhau của các tài nguyên du lịch trên lãnh thổ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức kết hợp các loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. b) Thị trường khách du lịch Thị trường khách du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu ngành du lịch, cũng như cơ cấu các sản phẩm dịch vụ du lịch. Người ta thường phân biệt thị trường khách nội địa và khách quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp, với sự phát triển nhanh của các đô thị, nhất là các đô thị lớn và cực lớn, nhịp sống ngày càng hối hả, nhu cầu về nghỉ ngơi, du lịch ngày càng tăng. Không những người ta cần đến các khu vui chơi giải trí (có thể bố trí ngay tại các thành phố lớn) mà càng cần sống gần gũi với thiên nhiên, cần tránh các stress. ở nhiều nước đã quy định tuần làm việc 5 ngày, và vì thế, nhu cầu nghỉ cuối tuần cũng đã tăng lên. ở các nước phát triển, mức sống cao, việc đi du lịch hàng năm đã trở thành nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân. Mỗi luồng khách du lịch lại có các nhu cầu khác nhau về các sản phẩm du lịch, có mức chi tiêu khác nhau. Việc vậy, việc điều tra xã hội học, đánh giá các thị trường khách du lịch luôn là việc làm quan trọng đối với các nhà quản lí kinh doanh du lịch. c) Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch và cơ sở hạ tầng Cơ sở vật chất của ngành du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ cho thuê…), các khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại phục vụ nhu cầu của khách (các cửa hàng bán đồ lưu niệm…), các cơ sở thể thao, các khu an dưỡng, trị liệu, các công trình thông tin văn hóa, quảng bá du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác. Cơ sở hạ tầng không phải do ngành du lịch quản lí, mà phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước…) và hiệu quả hoạt động của những ngành này có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động du lịch. d) Nguồn nhân lực của ngành du lịch Tính chuyên nghiệp của những người phục vụ lữ hành, khách sạn, quảng bá du lịch… có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, gây ấn tượng tốt đối với du khách, hấp dẫn họ trở lại những lần sau và thông qua họ mà quảng bá du lịch. d) Các điều kiện kinh tế - xã hội khác Những điều kiện kinh tế - xã hội khác có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới ngành du lịch. Trình độ phát triển của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và các ngành dịch vụ khác góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch. Năng suất lao động cao, mức sống ngày càng nâng cao của dân cư làm tăng nhu cầu du lịch. Những chính sách kinh tế - xã hội tích cực, chẳng hạn như các quy định về xuất nhập cảnh sẽ có tác động không nhỏ đến việc thu hút khách quốc tế… Những điều kiện về an ninh xã hội, đảm bảo an toàn cho du khách có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong mấy năm gần đây chủ nghĩa khủng bố quốc tế gây tình hình bất an ở nhiều nơi trên thế giới. 3. Hiện trạng và xu hướng phát triển du lịch thế giới Thômat Cuc (Thomas Cook - 1802-1892) là người tiên phong về tổ chức lữ hành. Năm 1841, ông thuê một chuyến tầu hỏa đặc biệt chở hành khách đi từ Lextơ (Leicester) đến Lupbơrơ (Loughborough) dự cuộc họp về hạn chế rượu. Sau thành công của chuyến đi du lịch có hướng dẫn này, ông đã tổ chức hãng lữ hành mang tên ông. T.Cuc đã tổ chức nhiều tua du lịch khắp châu Âu và mua được các cơ sở lữ hành và khách sạn để du khách tổ chức các chuyến đi độc lập. Ông cũng là người đã tổ chức các chuyến du lịch bằng tầu biển cho người Anh từ châu Âu sang châu Mĩ. Du lịch đã trở thành nhu cầu có tính xã hội. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, du lịch nghỉ núi, nghỉ biển đã bắt đầu phát triển. Ngay ở nước ta, người Pháp sau khi áp đặt ách thực dân, họ đã phát hiện và xây dựng các cơ sở nghỉ mát ở vùng núi như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, nghỉ biển như Vũng Tàu (Cape Saint Jacque). Du lịch bằng tầu hỏa và bằng tầu biển rất phổ biến cho đến đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của xe ô tô làm cho hình thức du lịch bàng xe ô tô ngày càng phổ biến. Và từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển của ngành hàng không đã cho phép phát triển du lịch bằng đường hàng không. Có thể thấy rằng lượng du lịch quốc tế trên thế giới đã tăng mạnh trong thập kỉ 90. Cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Niu Yooc và các vụ khủng bố diễn ra ở một số nước đã làm cho lượng du khách bị giảm vào năm 2001, rồi tăng nhẹ vào năm 2002 nhưng đến năm 2003 lại giảm (so với năm 2002, thì hai khu vực bị giảm khách du lịch mạnh nhất là Đông Bắc á và Đông Nam á). Châu Âu là thị trường thu hút khách du lịch lớn nhất (chiếm trên dưới 58% thị phần thế giới). Hai khu vực thu hút khách hàng đầu là Tây Âu (nhiều nhất là Pháp, rồi đến Đức, áo), Nam Âu - Địa Trung Hải (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp). Những khu vực này nằm gần các nguồn khách du lịch với nhu cầu du lịch rất cao, lại là nơi tập trung nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, có khí hậu ôn hòa (nước Pháp có khí hậu ôn đới hải dương, lại có khí hậu địa trung hải ở vùng ven biển phía nam; các nước Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp có khí hậu địa trung hải). Nếu chỉ tính các di sản văn hóa thế giới, thì nước Pháp được công nhận là 28, áo có 8, Đức có 30, Tây Ban Nha 38, Italia 39, Hy lạp 16. Có những thành phố là những trung tâm du lịch lớn như Pari, Macxây (Pháp), Rôma, Florenxia, Naplơ, Vênêxia (Italia), Bacxêlôna (Tây Ban Nha), Aten (Hy Lạp). Châu Mĩ là khu vực đón khách du lịch quốc tế lớn thứ hai. ở châu lục này luồng khách đến Hoa Kì là đông nhất, rồi đến Canađa, Mêhicô. Sự kiện 11/9/2001 đã ảnh hưởng nặng nề lên du lịch quốc tế ở Hoa Kì. Các đảo quốc vùng Caribê thơ mộng cũng thu hút hàng năm khoảng 17 triệu du khách. Châu á trong mấy năm gần đây đã phát triển mạnh du lịch, và đã chiếm thị phần cao hơn châu Mĩ. Thị trường du lịch lớn nhất châu á là Trung Quốc và Hồng Kông (về phương diện này Hồng Kông vẫn tính riêng). Như vậy, kể cả Hồng Kông thì Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về thu hút khách du lịch (sau Pháp và Tây Ban Nha). Vùng Trung Đông đã có bước tiến ngoạn mục trong thu hút khách, đạt mức 30 triệu du khách năm 2003. Đây là vùng "Lưỡi liềm vàng" với các nền văn minh cổ nổi tiếng Axiry, Babylon, Mezopotami, Phenixi, Xume. Đưa khách đi ra nước ngoài được gọi là du lịch thụ động. Đón khách nước ngoài đến du lịch được gọi là du lịch chủ động. Để đánh giá so sánh sự tham gia tích cực của một quốc gia vào các hoạt động du lịch, người ta dùng hai chỉ tiêu: - Tổng chi tiêu của công dân nước đó cho du lịch (tính bằng tỉ USD) - Tổng thu của nước đó từ du lịch (tính bằng tỉ USD) Căn cứ vào cán cân thanh toán (chi tiêu và nguồn thu) từ du lịch quốc tế, có thể phân ra thành 3 nhóm nước: - Các nước chủ yếu là du lịch thụ động (nguồn thu ít hơn chi tiêu), chẳng hạn như Nhật Bản, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, LB Nga, Hàn Quốc, Arập Xêut, Thụy Điển. - Các nước chủ yếu là du lịch chủ động (nguồn thu lớn hơn chi tiêu), chẳng hạn như Hoa Kì, Pháp, Italia, Trung Quốc, áo, Thổ Nhĩ Kì, Thái Lan, Ôxtrâylia. - Các nước cân bằng về du lịch thụ động và du lịch chủ động như Canađa Nguồn: ĐHSP ĐT

File đính kèm:

  • docTLCM(1).doc