I.MÔN ĐẠO ĐỨC
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý kiến em cho là đúng nhất
Câu 1: (2 điểm) Trong những ý kiến sau đây ý kiến nào là đúng?
A. Mọi việc làm trong nhà là trách nhiệm của chị và con gái.
B. Con gái phải phục tùng con trai. C. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
D. Con trai và con gái có quyền bình đẳng như nhau.
Câu 2: (2 điểm) Mỗi người chúng ta khi làm một việc gì thì:
A. Không cần phải suy nghĩ nhiều, cứ làm rồi đến đâu hay đến đó.
B. Cần phải suy nghĩ kĩ thiệt hơn rồi mới làm.
C. Phải có kế hoạch rõ ràng, và tính kĩ lợi nhuận.
D. Suy nghĩ kĩ trước khi làm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm đó.
5 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục huyện yên khánh
Đề thi vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống
( Thời gian làm bài 90 phút)
Điểm bài thi
Bằng số:................................................
Bằng chữ:..............................................
Chữ kí Giám khảo:
Giám khảo 1:...........................................................
Giám khảo 2:............................................................
i.Môn đạo đức
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý kiến em cho là đúng nhất
Câu 1: (2 điểm) Trong những ý kiến sau đây ý kiến nào là đúng?
A. Mọi việc làm trong nhà là trách nhiệm của chị và con gái.
B. Con gái phải phục tùng con trai.
C. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
D. Con trai và con gái có quyền bình đẳng như nhau.
Câu 2: (2 điểm) Mỗi người chúng ta khi làm một việc gì thì:
A. Không cần phải suy nghĩ nhiều, cứ làm rồi đến đâu hay đến đó.
B. Cần phải suy nghĩ kĩ thiệt hơn rồi mới làm.
C. Phải có kế hoạch rõ ràng, và tính kĩ lợi nhuận.
D. Suy nghĩ kĩ trước khi làm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm đó.
Câu 3: (2 điểm)Việc làm nào không nên làm để tiết kiệm tiền của.
A. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
B. Vở chưa hết đã thay vở mới.
C. Tắt đèn, tắt quạt... khi ra khỏi phòng.
D. Không xin tiền ăn quà vặt.
Câu 4: (2 điểm) Việc làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
A. Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
B. Nói trống không với người lao động.
C. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.
D. Coi thường sản phẩm lao động.
II.Khoa học
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (2 điểm) Có thể phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu bằng cách nào?
A. Không tiêm (chích) khi không cần thiết.
B. Không truyền máu, truyền dịch khi không cần thiết.
C. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm...
D. Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 2: (2 điểm) Quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường là:
A. Quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cơ thể.
B. Mọi hoạt động trong cơ thể đều ngừng lại.
C. Động vật thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô- xi và thải ra ngoài các chất cặn bã, khí cac-bo-nic.
D. Quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể.
Câu 3: (2 điểm) Loại tơ sợi nào dưới đây có nguồn gốc từ động vật?
A. Sợi bông.
B. Tơ tằm.
C. Sợi lanh.
D. Sợi đay.
Câu 4: (2 điểm) Môi trường gồm những gì?
A. Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy.
B. Đất đá , không khí , nước, nhiệt độ, ánh sáng.
C. Thực vật, động vật, con người.
D. Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo ( kể cả con người).
III. Lịch sử
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu1: (2 điểm) Người ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước là:
A. Trương Định C. Tôn Thất Thuyết
B. Phan Bội Châu D. Nguyễn Trường Tộ
Câu2 : (2 điểm) Ai là người trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Điện Biên Phủ giành thắng lợi và ghi trang sử vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta:
A. Đại tướng Chu Huy Mân. C. Đại tướng Mai Chí Thọ
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. D. Đại tướng Văn Tiến Dũng
Câu3 : (2 điểm) Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên tuổi người:
A. Đỗ cử nhân. C. Đỗ tú tài.
B. Đỗ tiến sĩ. D. Đỗ đại học.
Câu 4: (2 điểm) Thời gian diễn ra phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh là:
A. 1930 - 1931. C. 1939 - 1945.
B. 1936 - 1939. D. 1938 - 1941.
IV.Địa lí
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: (2 điểm) Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:
A. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
B. Lào, Thái Lan, Cam - Pu- chia
C. Lào, Trung Quốc, Cam -Pu- chia
D.Trung Quốc, Thái Lan, Cam -Pu -chia
Câu 2: (2 điểm) ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước.
A. Đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu nắng nóng quanh năm.
C. Có nhiều đất chua, đất mặn.
D. Người dân tích cực sản xuất.
Câu 3: (2 điểm) Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam á
A. Có 82 triệu dân và đứng thứ 4. C. Có 82 triệu dân và đứng thứ 2.
B. Có 82 triệu dân và đứng thứ 3. D. Có 83,7 triệu dân và đứng thứ 3.
Câu4. (2 điểm) Sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì?
Nhiều và lớn.
Nhiều sông, phân bố dày đặc nhưng ít sông lớn, lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
ít sông nhưng các sông đều lớn, lượng nước ổn định.
Các sông đều nhỏ, ngắn, dốc.
Môn Tiếng Việt
Câu 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ “ chạy” trong thành ngữ “ Chạy thầy chạy thuốc”,?
Di chuyển nhanh bằng chân.
Hoạt động của máy móc.
Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.
Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.
Câu2: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu:"Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực không?" thuộc kiểu câu:
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến.
C. Câu hỏi
D. Câu cảm.
Câu 3: (15 điểm) Kết thúc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" nhà thơ Đặng Hiển viết:
" Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà."
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Hình ảnh "Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên . (5,0 điểm)
- Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”: Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão.Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: Mẹ rất cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm"bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu! (10điểm)
Câu 4: (15 điểm) Mùa xuân về làm cho mọi vật như được khoác thêm một chiếc áo mới. Bằng một bài viết khoảng 15 dòng, em hãy tả quang cảnh trường em khi mùa xuân về.
Bài làm
Học sinh viết được khoảng 15 dòng tả được nét tiêu biểu của ngôi trường khi mùa xuân về. Bài viết đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, có cảm xúc ... mới cho điểm tối đa (15,0 điểm)
a/Câu mở đoạn: Giới thiệu về ngôi trường của mình: (2,0 điểm)
b/Thân đoạn: Tả được vẻ đẹp nổi bật của ngôi trường khi mùa xuân về:
Bao quát chung khu trường (2,0 điểm)
Chi tiết: Cổng , sân, dãy lớp học, văn phòng,....... (3,0 điểm)
Cây cối, bồn hoa, cột cờ ......... (3,0 điểm)
Quan hệ giữa con người với con người (1,0 điểm)
Niềm vui của con người trước cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp (2,0 điểm)
c/Câu kết đoạn: Nêu được tình cảm của em với ngôi trường (2,0 điểm)
*Trừ điểm:
Bài văn thừa (hoặc thiếu) 2-3 dòng trừ 1,0 điểm
Bài văn thừa (hoặc thiếu) 4 dòng trở lên trừ tối đa 2,0 điểm
Học sinh mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ sai.... mỗi lỗi trừ 0,5 điểm. Toàn bài trừ tối đa 2,0 điểm.
6. Môn Toán
Bài 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Để tìm 55% của 28 ta làm như sau:
A. Nhân 28 với 55.
B. Chia 28 cho 55.
C. Nhân 28 với 100 rồi lấy tích đó chia cho 55.
D. Nhân 28 với 55 rồi lấy tích đó chia cho 100.
Bài 2: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Diện tích của hình thoi là:
A. 14 cm2
B. 28 cm2
C. 24cm2
D. 48cm2
Bài 3: (15 điểm)
a/ Tính bằng cách thuận tiện nhất: (7,5 điểm)
37 x 457 + 457 + 62 x 457
= 37 x 457 + 1 x 457 + 62 x 457 (1,5 điểm)
= ( 37 + 1 + 62) x 457 (2,5 điểm )
= 100 x 457 ( 2 điểm )
= 45700 ( 1,5 điểm )
b) Tìm : (7,5 điểm)
(1,5 điểm)
(1,5 điểm)
(cùng bớt ở 2 vế) (1,5 điểm)
(1,5 điểm)
(1,5 điểm)
Lưu ý: HS làm cách khác mà đúng thì cho điểm tương tự.
Bài 4. (15 điểm)Trên hình vẽ bên, cho KA = KC; KH là chiều cao của tam giác KBC. KE là chiều cao của tam giác KAB và KH = 3 cm, KE = 4 cm.
a/ So sánh độ dài AB và BC.
b/ Tính diện tích tam giác ABC biết:
AB + BC = 21,7 cm.
A
E
C
B
K
H
Bài giải
Bài 3. a/ Hình tam giác KBC và KAB có đáy KA = KC và có chung chiều cao hạ từ B xuống AC. Do đó SKBC=SKAB (1) (2 điểm)
Vì KH = 3 cm; KE = 4 cm nên DH (2) (2 điểm)
Từ (1) và (2) ta có: AB = AC (1điểm)
b/ HS vẽ được sơ đồ biểu diễn độ dài đoạn thẳng AB và AC ... (hoặc lập luận đưa về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó) (1 điểm)
Tính được độ dài AB : 21,7 : ( 3+4 ) x 3 = 9,3 cm (4 điểm)
Diện tích tam giác ADB là: 9,3 x 4 : 2 = 18,6 (cm2) (2,5 điểm)
Diện tích tam giác ABC là: 18,6 x 2 = 37,2 (cm2) (1,5 điểm)
Đáp số: AB = BC (0,5 điểm)
Diện tích tam giác ABC = 36,4cm2 (0,5 điểm)
Lưu ý: Học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tương tự.
File đính kèm:
- De HS gioi cap tinh(1).doc