Câu 1: Gọi Đ, L, T lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có
A. T > L > Đ. B. T > Đ > L. C. L > T > Đ. D. Đ > L > T.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do là
A. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 3: Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 . B. 0,45 . C. 0,6 . D. 0,75 .
Câu 4: Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là
A. gamma B. hồng ngoại. C. tử ngoại. D. Rơn-ghen.
Câu 5: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Khi C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là
A. 2,5 MHz B. 17,5 MHz C. 6,0 MHz D. 12,5 MHz
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Vật Lí Lớp 12 - Đề số 1 - Trường THPT Vĩnh Viễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN
LỚP 12A1
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Gọi eĐ, eL, eT lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có
A. eT > eL > eĐ. B. eT > eĐ > eL. C. eL > eT > eĐ. D. eĐ > eL > eT.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do là
A. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 3: Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5. B. 0,45. C. 0,6. D. 0,75.
Câu 4: Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là
A. gamma B. hồng ngoại. C. tử ngoại. D. Rơn-ghen.
Câu 5: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Khi C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là
A. 2,5 MHz B. 17,5 MHz C. 6,0 MHz D. 12,5 MHz
Câu 6: Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 12,7 giờ. Sau 38,1 giờ, độ phóng xạ của đồng vị này giảm bao nhiêu phần trăm so với lúc ban đầu?
A. 85%. B. 87,5%. C. 82,5%. D. 80%.
Câu 7: Cho phản ứng hạt nhân: X + ® . Hạt X là
A. anpha. B. prôtôn. C. đơteri. D. nơtron.
Câu 8: Một chùm êlectron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 6,8.10-11 m. Giá trị của U bằng
A. 36,5 kV. B. 9,2 kV. C. 18,3 kV. D. 1,8 kV.
Câu 9: Trong phản ứng hạt nhân: . hạt X là
A. pôzitron. B. hạt a. C. êlectron. D. prôtôn.
Câu 10: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 và giá trị cực đại của điện tích trên một bản tụ điện là q0. Giá trị của f được xác định bằng biểu thức
A. . B. . C. . D. .
Câu 11: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 62,8 mA. Giá trị của T là
A. 4 µs B. 3 µs C. 2 µs D. 1 µs
Câu 12: Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
Câu 13: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức đúng là
A. . B. . C. . D. .
Câu 14: Hạt nhân phóng xạ a và biến thành hạt nhân . Cho chu kì bán rã của là 138 ngày và ban đầu có 0,02 g nguyên chất. Khối lượng còn lại sau 276 ngày là
A. 10 mg. B. 2,5 mg. C. 7,5 mg. D. 5 mg.
Câu 15: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức
A. f = 2pLC B. f = . C. f = . D. f=.
Câu 16: Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với
A. kim loại đồng. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại bạc.
Câu 17: Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tàn số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của êlectron quang điện đó là
A. K – A B. 2K + A C. 2K – A D. K + A
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng là hổn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
Câu 19: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0.38m đến 0,76m. Tần số của ánh sáng nhìn thấy có giá trị
A. từ 3,95.1014 Hz đến 8,50.1014 Hz B. từ 4,20.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz.
C. từ 3,95.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz. D. từ 4,20.1014 Hz đến 6,50.1014 Hz
Câu 20: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất bằng
A. 2l. B. . C. l. D. .
Câu 21: Giả thiết một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là l = 5.10-8s-1. Thời gian để số hạt nhân chất phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne = 1) là
A. 5.108s. B. 2.107s. C. 2.108s. D. 5.107s.
Câu 22: Cho khối lượng của prôtôn, nơtron và hạt nhân lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087u và 4,0015u. Biết 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. 14,21 MeV. B. 18,3 eV. C. 30,21 MeV. D. 28,41 MeV.
Câu 23: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En ═ –1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em═ –3,4eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng
A. 0,654.10–6m. B. 0,654.10–7m. C. 0,654.10–4m. D. 0,654.10–5m.
Câu 24: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo dừng N của electron trong nguyên tử hiđrô là
A. 132,5.10-11m. B. 21,2.10-11m. C. 47,7.10-11m. D. 84,8.10-11m.
Câu 25: Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t=0), một mẫu chất phóng xạ X có số hạt là N0. Sau khoảng thời gian t=3T (kể từ t=0), số hạt nhân X đã bị phân rã là
A. 0,25N0. B. 0,75N0. C. 0,875N0. D. 0,125N0
Câu 26: Phôtôn có năng lượng 0,8eV ứng với bức xạ thuộc vùng
A. tia X. B. tia hồng ngoại. C. sóng vô tuyến. D. tia tử ngoại.
Câu 27: Hai hạt nhân và có cùng
A. số nơtron. B. số nuclôn. C. điện tích. D. số prôtôn.
Câu 28: Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,58 mm. B. 0,30mm. C. 0,50mm. D. 0,43mm.
Câu 29: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?
A. Tia b+. B. Tia g. C. Tia a. D. Tia b-.
Câu 30: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là 3 ms. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là
A. 9 ms. B. ms. C. ms. D. 27 ms.
Câu 31: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước song 0,4 mm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân sáng trung tâm
A. 1,6 mm. B. 4,8 mm. C. 3,2 mm. D. 2,4 mm.
Câu 32: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia tử ngoại làm ion hóa không khí.
B. Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: diệt vi khuẩn, hủy diệt tế bào da.
C. Tia tử ngoại dễ dàng đi xuyên qua tấm chì dày vài xentimét.
D. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
Câu 33: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là
A. 5i. B. 4i. C. 6i. D. 3i.
Câu 34: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng
A. 4 mm. B. 3 mm. C. 5 mm. D. 6 mm.
Câu 35: Cho phản ứng hạt nhân :. Biết khối lượng của lần lượt là mD=2,0135u; mHe = 3,0149 u; mn = 1,0087u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng trên bằng
A. 1,8821 MeV. B. 7,4991 MeV. C. 2,7391 MeV. D. 3,1671 MeV.
Câu 36: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sống 0,6mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân tối liên tiếp cách nhau một đoạn là
A. 0,6 mm. B. 0,9 mm. C. 0,45 mm. D. 1,8 mm.
Câu 37: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có
A. cùng khối lượng, khác số nơtron. B. cùng số prôtôn, khác số nơtron.
C. cùng số nơtron, khác số prôtôn. D. cùng số nuclôn, khác số prôtôn.
Câu 38: Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này bằng 0 ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là
A. . B. . C. . D. .
Câu 39: Pin quang điện biến đổi trực tiếp
A. quang năng thành điện năng. B. hóa năng thành điện năng.
C. cơ năng thành điện năng. D. nhiệt năng thành điện năng.
Câu 40: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 mm. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là
A. 6,625.10-18J. B. 6,625.10-17J. C. 6,625.10-20J. D. 6,625.10-19J.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de thi hoc ky 2 mon ly.doc