Đề thi “tiếng việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số khối 2

Câu 1 ( 2 điểm). Tìm tên 3 loài cá:

a. Bắt đầu bằng ch;

b. Bắt đầu bằng tr;

Đáp án:

a. Cá chim, cá chép, cá chuối.

b. Cá trê, cá trôi, cá trắm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 13393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi “tiếng việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h b. Hoàng hôn c. Chiều tối Đáp án. c. Chiều tối Đề 3. Câu 1 (2 điểm): Điền vào chỗ trống ch hay tr ….uyền trong vòm lá …im có gì vui Nghe mà ríu rít Như …ẻ reo cười? Đáp án: Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Nghe mà ríu rít Như trẻ reo cười? Câu 2 (2 điểm): Nối câu ở cột A đúng theo kiểu câu ở cột B A B 1. Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam a. Ai làm gì? 2. Hương vị quyến rũ đến là lạ b. Ai thế nào? 3. Tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này c. Ai là gì? Đáp án: A B 1. Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam a. Ai làm gì? 2. Hương vị quyến rũ đến là lạ b. Ai thế nào? 3. Tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này c. Ai là gì? Câu 3 (2 điểm): Viết một kết bài mở rộng bài văn miêu tả một cây cho bóng mát mà em yêu thích. Đáp án: Câu 4 (2 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của bài “Khuất phục tên cướp biển” và cho biết trong bài có những nhân vật nào? Đáp án: Nội dung chính của bài là ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. Bài có hai nhân vật: Bác sĩ Ly và Tên chúa tàu Đề 4. Câu 1 (2 điểm): Đặt một câu kể kiểu “Ai thế nào” và dùng gạch chéo để xác định chủ ngữ, vị ngữ Đáp án: VD: Con Mèo nhà em //rất đẹp Câu 2 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2-3 câu tả về đồ dùng học tập của em . Đáp án: Viết đoạn văn từ 2 đến 3 câu tả về đồ dùng học tập của em. Viết đoạn thân bài Tả về cái cặp sách, cái bút, các bàn ghế ngồi học ở lớp. Câu 3 (2 điểm): Chọn các tiếng trong ngoạc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn: Băng trôi: (Lúi/Núi) băng trôi (lớn/nớn) nhất trôi khỏi (Lam/Nam) cực vào (lăm/năm) 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000ki-lô-mét vuông. Núi băng (lày/này) lớn bằng nước Bỉ. Đáp án: Núi, lớn, Nam, năm, này Câu 4 (2 điểm): Hãy nêu nội dung của bài tập đọc “Hoa học trò”. Cho biết vì sao tác giả gọi Hoa Phượng là “Hoa học trò”. Đáp án: Nội dung của bài tập đọc Hoa học trò: Hoa Phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với học trò. Tác giả gọi Hoa Phượng là “Hoa học trò” vì Phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều trên các sân trường. Hoa Phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa Phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa Phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò. Đề 5. Câu 1 (2 điểm): Câu văn sau thuộc kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? hay Ai là gì? Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Đáp án: Ai thế nào? Câu 2 (2 điểm): Trong Tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái? có bao nhiêu nguyên âm, phụ âm? Đáp án: Trong Tiếng Việt có 29 chữ cái; Có 11 nguyên âm là: a, ă, â, e, ê, i, y, u, ư, o, ơ, ô; Có 18 phụ âm: (còn lại). Câu 3 (2 điểm): Viết một kết bài mở rộng bài văn miêu tả một cây cho bóng mát mà em yêu thích. Đáp án: Câu 4 (2 điểm): Hãy nêu nội dung của bài tập đọc “Hoa học trò”. Cho biết vì sao tác giả gọi Hoa Phượng là “Hoa học trò”. Đáp án: Nội dung của bài tập đọc Hoa học trò: Hoa Phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với học trò. Tác giả gọi Hoa Phượng là “Hoa học trò” vì Phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều trên các sân trường. Hoa Phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa Phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa Phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò. Đề 6. Câu 1 (2 điểm): Đặt một câu kể kiểu “Ai thế nào” và dùng gạch chéo để xác định chủ ngữ, vị ngữ Đáp án: VD: Con Mèo nhà em //rất đẹp Câu 2 (2 điểm): Nối câu ở cột A đúng theo kiểu câu ở cột B A B 1. Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam a. Ai làm gì? 2. Hương vị quyến rũ đến là lạ b. Ai thế nào? 3. Tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này c. Ai là gì? Đáp án: A B 1. Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam a. Ai làm gì? 2. Hương vị quyến rũ đến là lạ b. Ai thế nào? 3. Tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này c. Ai là gì? Câu 3 (2 điểm): Câu thường có mấy bộ phận chính? Cho ví dụ? Phân loại từ láy – từ ghép: Tươi tốt, long lanh, hoa huệ, cuống quýt, ầm ĩ, nhộn nhịp, ăn uống, đó đây. Đáp án: Câu thường có 2 bộ phận chính: chủ ngũ và vị ngữ Từ láy: long lanh, cuống quýt, ầm ĩ, nhộn nhịp. Từ ghép: Tươi tốt, hoa huệ, ăn uống, đó đây. Câu 4 (2 điểm): Trong chủ điểm: Vẽ đẹp muôn màu, bài thơ “Đoàn Thuyền đánh cá” tác giả là ai? Hãy nêu nội dung chính tả của bài thơ. Đáp án: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. Nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động. Đề 7. Câu 1 (2 điểm): Điền l hay n thích hợp vào chỗ trống sau: …..ong …..anh đáy ….ước in trời Thành xây khói biếc ….on phơi bóng vàng Đáp án: Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng Câu 2 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-6 câu tả về đồ dùng học tập của em . Đáp án: Viết đoạn văn từ 2 đến 3 câu tả về đồ dùng học tập của em. Viết đoạn thân bài Tả về cái cặp sách, cái bút, các bàn ghế ngồi học ở lớp. Câu 3. I. Trong các câu sau câu nào thuộc loại câu kể: Ai thế nào? a. Mẹ đi chợ b. Ngoài vườn, chim chóc hát líu lo c. Bầu trời xanh thẳm II. Câu nào thuộc loại câu khiến: a. Nam ơi, cho tớ về với! b. Bác ơi, lối này tới bưu điện ạ? c. Chiều nay, lớp em lao động trồng cây. d. ồ, bạn Lan thông minh quá! Đáp án: I. C II. A Câu 4. Em hãy nêu nội dung chính của bài “Khuất phục tên cướp biển” và cho biết trong bài có những nhân vật nào? Đáp án: Nội dung chính của bài là ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. Bài có hai nhân vật: Bác sĩ Ly và Tên chúa tàu Đề thi Tiếng Việt của chúng em dành cho HS Dân tộc thiểu số Khối 5 Đề 1. Câu 1 (2 điểm): Bài Thái sư Trần Thủ Độ thuộc chương trình học kỳ 1 hay học kỳ 2? Đáp án: Bài Thái sư Trần Thủ Độ thuộc chương trình học kỳ 2 Câu 2 (2 điểm): Tìm tiếng chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa sau: a. Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm. b. Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả Đáp án: a. dũng cảm b. vỏ Câu 3 (2 điểm): Nêu tác dụng của dấu phẩy (,) Đáp án: Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 4 (2 điểm): Em đã học những kiểu câu nào? Đáp án: Câu đơn, câu ghép Đề 2 Câu 1 (2 điểm): Nêu tên 2 chủ điểm em đã học ở môn Tiếng Việt lớp 5? Đáp án: Nam và Nữ; Nhớ nguồn, Người công dân … Câu 2 (2 điểm): Trong chương trình lớp 5 em đã được học những thể loại văn nào? Đáp án: Tả cảnh, Tả người, Tả đồ vật (con vật), Kể chuyện. Câu 3 (2 điểm): Nêu quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Đáp án: Tên huân chương, giải thưởng, danh hiệu thì viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Câu 4 (2 điểm): Bài văn tả cây cối gồm mấy phần. Nêu rõ từng phần và yêu cầu cụ thể của phần thân bài. Đáp án: Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài: Tả khái quát, tả từng bộ phận của cây. Đề 3 (2 điểm): Từ nào viết sai chính tả: Câu 1 (2 điểm): Cái cày, Con quốc, con loăng quăng, cái ghế, Đáp án: Con cuốc Câu 2 (2 điểm): Từ nào đồng nghĩa với chăm chỉ: Cần mẫn; Chăm sóc; chăm bẵm; siêng năng; cần cù; chuyên cần Đáp án: Siêng năng, cần mẫn, cần cù, chuyên cần Câu 3 (2 điểm): Đọc thuộc một khổ thơ trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Đáp án: Câu 4 (2 điểm): Thay đổi thứ tự từng tập hợp từ dưới đây để tạo thành câu: a. Cái đuôi cong cong chứ không thẳng đuồn đuột của chú gà trống. b. Bộ cánh rất duyên dáng của chú Đáp án: a. Cái đuôi của chú gà trống cong cong chứ không thẳng đuồn đuột b. Bộ cánh của chú rất duyên dáng Đề 4. Câu 1 (2 điểm): Trong khổ thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp nghệ thuật đó nhằm khẳng định những gì? Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Đáp án: Điệp từ, điệp ngữ - Khẳng định và nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước, niềm tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước tự do, thuộc về chúng ta. Câu 2 (2 điểm): Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ: “học tập”. Đáp án: Học hành, học hỏi… Câu 3 (2 điểm): Nêu cấu tạo của bài văn tả người. Đáp án: Mở bài: Giới thiệu người mình tả Thân bài: Tả hình dáng bên ngoài, tả tính tình, hoạt động.. Kết bài: Tình cảm của em với người mình tả. Câu 4 (2 điểm): Nếu chia câu theo mục đích nói thì có những kiểu câu nào? Đáp án: Câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. Đề 5. Câu 1 (2 điểm): Câu ghép sau biểu thị quan hệ gì? Nếu thời tiết thuận lợi thì Trường em tổ chức đi thăm quan. Đáp án: Câu ghép trên biểu thị quan hệ giả thiết (điều kiện) kết quả. Câu 2 (2 điểm): Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài “Cửa Sông”. Đáp án: Câu 3 (2 điểm): Em hiểu thế nào về các câu thành ngữ, tục ngữ sau: - Dời non lấp biển. Nhạn bay cao mưa rào lại tạnh - Nhạn bay thấp mưa ngập bờ ao. Đáp án: - Dời non lấp biển: dời non : di chuyển ngọn núi; lấp biển: dùng sức lực để đổ đất xuống lấp đi biển nước mênh mông – thể hiện sự quyết tâm để chinh phục thiên nhiên của con người. - Nhạn bay cao mưa rào lại tạnh Nhạn bay thấp mưa ngập bờ ao Đây là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của người xưa: + Chim Nhạn mà bay cao thì mưa rất to nhưng lại chóng tạnh. + Chim Nhạn mà bay thấp thì mưa nhiều và rất dai dẳng Câu 4 (2 điểm): Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong các câu sau: - Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm …. (1) cao. - Một vầng trăng tròn, to … (2) đỏ hồng hiện lên …. (3) chân trời, sau rặng tre đen ….(4) một ngôi làng xa. - Trăng quần …. (5) hạn, trăng tán …. (6) mưa. Đáp án: - Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. - Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa. - Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. Bằng Lang, ngày ..... thỏng 01 năm 2014.

File đính kèm:

  • docDe thi giao luu tieng viet cua chung em.doc
Giáo án liên quan