Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. ( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên?
Câu 2: (3 điểm)
Suy nghĩ của em về lời dạy của Bác:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: (5 điểm):
Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ Nói với con (Y Phương)?
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Đề số 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN VĂN NĂM 2014
Đề 8
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. () Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên?
Câu 2: (3 điểm)
Suy nghĩ của em về lời dạy của Bác:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: (5 điểm):
Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ Nói với con (Y Phương)?
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN VĂN NĂM 2014
Câu 1: 2 điểm
a. 1 điểm
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
- Phép nhân hóa: làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)
trở nên gần gũi, quen thuộc, có tình cảm, cảm xúc, tâm hồn (0,5 đ)
- Phép so sánh: làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, sinh động, gợi cảm (0,5 đ)
b. 1 điểm
Chỉ rõ tính liên kết trong đoạn văn:
- Liên kết nội dung: các câu trong đoạn đều phục vụ chủ đề: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời; các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.(0,5 đ)
- Liên kết hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng một số biện pháp: phép lặp ( mưa mùa xuân, hạt mưa); phép thế (cây cỏ - chúng); phép nối (và). (0,5 đ)
Câu 2: 3 điểm
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau nhưng đại thẻ là có những ý sau:
“Lòng không bền” là không có lòng kiên trì nhẫn nại, hay thay đổi ý định, làm việc không đến cùng, gặp khó khăn hay nản lòng, bỏ cuộc.
- “Núi”, “ biển” là biểu tượng cho sự vĩ đại, rộng lớn vô hạn. Đào núi, lấp biển là những công việc vô cùng khó khăn.
-> Ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ: có ý chí quyết tâm, tinh thần bền bỉ, sẽ khắc phục được mọi khó khăn, làm được nhiều việc vô cùng lớn lao.
+ Khẳng định lời dạy của Bác Hồ luôn đúng trong mọi thời điểm hoàn cảnh: Trong cuộc sống từ việc nhỏ đến việc lớn, con người luôn phải đương đầu với những khó khăn thử thách, nếu nản lòng, thoái chí sẽ thất bại cay đắng. Muốn học tập tốt, muốn thực hiện được mục đích, ước mơ đều rất cần lòng kiên trì, nghị lực và quyết tâm cao.
(HS lấy dẫn chứng trong học tập, chiến đấu, lao động sản xuất...)
+ Phê phán những người thiếu lòng kiên trì, yếu đuối, không có ý chí, nghị lực, sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
+ Bài học cho bản thân: cần biết nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân bằng lòng kiên trì, nghị lực, ý chí , quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để có hành trang vững vàng, làm chủ cuộc sống...
* Biểu điểm:
- Điểm 3: đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thườngl
- Điểm 2: đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức
- Điểm 0: Lạc đề sai cả về nội dung và phương pháp
Câu 3: 5 điểm
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc, diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục ba phần.
- Nêu được đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha
- Biết phân tích kết hợp giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
*Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: có chí khí mạnh mẽ; sống thủy chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu khát vọng xây dựng quê hương.(học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để làm nổi bật những đức tính cao đẹp)
- Mong ước của người cha: con lớn lên cần kế tục, phát huy truyền thống của quê hương, tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp, không cúi đầu trước khó khăn, không nhỏ bé tầm thường.(kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ ra được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng)
*Biểu điểm
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức, phân tích chứng minh chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, còn lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
File đính kèm:
- De thi thu mon van vao 10 lan 8 2014.docx