A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do quá trình:
A. Nội lực. C. Cả nội lực và ngoại lực.
B. Ngoại lực. D. Không phải nội lực và ngoại lực.
Câu 2 (0,5 điểm): Lớp ôdôn nằm ở tầng nào của khí quyển?
A. Đối lưu. B. Bình lưu.
C. Các tầng cao. D. Tất cả các tầng của khí quyển.
Câu 3 (0,5 điểm): Tín phong là loại gió thổi thường xuyên từ :
A. khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo.
B. khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
C. khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam về 2 cực Bắc và Nam.
D. hai cực Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
Câu 4 (0,5 điểm): Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
A. Hàn đới. B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Ôn đới và nhiệt đới
Câu 5 (0,5 điểm): Đất gồm bao nhiêu thành phần chính?
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 6 (0,5 điểm): Các nhân tố hình thành đất gồm:
A. Đá mẹ, sinh vật, không khí. B. Sinh vật, khí hậu,.
C. Đá mẹ, sinh vật, khí hậu. D. Đá mẹ, sinh vật, nước.
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt nào?
Tương ứng với các vành đai nhiệt trên bề mặt Trái Đất có các đới khí hậu nào, ranh giới và loại gió thổi thường xuyên của các đới khí hậu đó?
Câu 2 (3 điểm):
Vì sao độ muối trong các biển và đại dương lại khác nhau? Lấy ví dụ chứng minh.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Địa lí Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trần Đức Nhâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Địa lí lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm 01 trang
Người ra đề: Trần Đức Nhâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTCS Đức Hạnh – Bảo Lâm – Cao Bằng
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Nhận biết được sự hình thành mỏ khoáng sản.
- Thông hiểu về lớp vỏ khí.
- Nhận biết được các đới khí hậu trên Trái Đất, ranh giới các đới khí hậu trên Trái Đất và xác định được vị trí đai nhiệt của Việt Nam.
- Biết được nguyên nhân dẫn đến độ muối có sự khác nhau giữa các biển và đại dương.
- Nhận biết và thông hiểu được các nhân tố hình thành đất và các thành phần của đất.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy về các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất.
c. Thái độ:
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. HÌNH THỨC:
- Trắc nghiệm khách quan, tự luận ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.
3. MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1. Các mỏ khoáng sản
Sự hình thành mỏ khoáng sản
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2. Lớp vỏ khí
Tầng Ôdôn
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
3. Khí áp và gió trên Trái Đất
Các loại gió
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
4. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Nhận biết được ranh giới các đới khí hậu trên TĐ
Đới khí hậu Việt Nam
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ
1 (Câu 2)
4
40%
1
0,5
5%
2
4,5
45%
5. Biển và đại dương
Vận dụng giải thích một số đặc điểm của biển và đại dương
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
1 (Câu 3)
3
30%
1
3
30%
6. Đất. Các nhân tố hình thành đất
Các nhân tố hình thành đất
Thành phần chính của đất
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2
1
10%
TSC:
TSĐ:
TL:
3
5
50%
4
2
20%
1
3
30%
8
10
100%
4. ĐỀ THI:
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do quá trình:
A. Nội lực. C. Cả nội lực và ngoại lực.
B. Ngoại lực. D. Không phải nội lực và ngoại lực.
Câu 2 (0,5 điểm): Lớp ôdôn nằm ở tầng nào của khí quyển?
A. Đối lưu. B. Bình lưu.
C. Các tầng cao. D. Tất cả các tầng của khí quyển.
Câu 3 (0,5 điểm): Tín phong là loại gió thổi thường xuyên từ :
A. khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo.
B. khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
C. khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam về 2 cực Bắc và Nam.
D. hai cực Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
Câu 4 (0,5 điểm): Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
A. Hàn đới. B. Nhiệt đới C. Ôn đới D. Ôn đới và nhiệt đới
Câu 5 (0,5 điểm): Đất gồm bao nhiêu thành phần chính?
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 6 (0,5 điểm): Các nhân tố hình thành đất gồm:
A. Đá mẹ, sinh vật, không khí. B. Sinh vật, khí hậu,.
C. Đá mẹ, sinh vật, khí hậu. D. Đá mẹ, sinh vật, nước.
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt nào?
Tương ứng với các vành đai nhiệt trên bề mặt Trái Đất có các đới khí hậu nào, ranh giới và loại gió thổi thường xuyên của các đới khí hậu đó?
Câu 2 (3 điểm):
Vì sao độ muối trong các biển và đại dương lại khác nhau? Lấy ví dụ chứng minh.
----------Hết---------
5. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
A
B
B
C
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1:
- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt: một vành đai nóng, hai vành đai ôn hòa, hai vành đai lạnh. (1đ)
- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên bề mặt Trái Đất có 5 đới khí hậu:
+ Đới nóng: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam, gió thổi thường xuyên là Tín phong. (1đ)
+ Hai đới ôn hòa: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. Gió Tây ôn đới. (1đ)
+ Hai đới lạnh: Từ vòng cực Bắc và Nam đến cực Bắc và Nam. Gió Đông cực. (1đ)
Câu 2:
- Độ muối trong các biển và đại dương khác nhau: vì nó tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. (1,5đ)
Ví dụ: độ muối biển nước ta là 33‰, biển Ban-tich 10‰ đến 15‰, biển Hồng Hải đến 41‰. (1,5đ)
6. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- DE THI DIA LI 6.docx