Câu 1: Cơ thể người gồm có những hệ cơ quan nào? Chức năng của từng hệ cơ quan ? (4đ)
TL :
* Cơ thể người gồm có những hệ cơ quan : hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hòan, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh (1đ)
* Chức năng của từng hệ cơ quan :
- Hệ vận động : Vận động và di chuyển (0.5đ)
- Hệ tiêu hóa : Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể (0.5đ)
- Hệ tuần hòan : Vận chuyển trao đổi chất dinh dưỡng tới các tế bào, mang chất thải, cacbonic từ tế bào tới cơ quan bài tiết (0.5đ)
- Hệ hô hấp : Thực hiện trao đổi khí cacbonic, oxi giữa cơ thể với môi trường (0.5đ)
- Hệ bài tiết : Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngòai (0.5đ)
- Hệ thần kinh : Điều hòa, điều khiển họat động của cơ thể. (0.5đ)
Câu 2 : Tế bào có cấu tạo gồm mấy phần? Chức năng cơ bản của các phần đó? (4đ)
TL:
* Tế bào cấu tạo gồm có:
- Màng sinh chất.(0.5đ)
- Chất tế bào gồm lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy gôngi, trung thể.(1đ)
- Nhân gồm có nhân con và nhiễm sắc thể.(0.5đ)
* Chức năng cơ bản của các phần:
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.(0.5đ)
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tế bào.(1đ)
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.(0.5đ)
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng huyện môn Sinh học Lớp 8 - Trường THCS Bình An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mao mạch phổi ( thực hiện trao đổi khí ) Rồi qua tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
* Vòng tuần hoàn lớn: (3đ)
Máu từ tâm thất trái, qua động mạch chủ đến các mao mạch phần trên và phần dưới cơ thể ( thực hiện trao đổi chất với tế bào của cơ thể ). Máu từ mao mạch phần trên của cơ thể sẽ được tập trung vào tĩnh mạch chủ trên( sau khi thực hiện trao đổi chất ) rồi trở về tâm nhĩ phải. Còn máu từ các mao mạch ở phần dưới cơ thể sẽ được tập trung vào tĩnh mạch chủ dưới ( sau khi đã thực hiện quá trình TĐC với các tế bào) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải
Câu 11: a/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông?(2đ)
b/ Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?(2đ)
a/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông:
Khi đỉa đeo vào da động vật hay con người chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả con đỉa bị gạc ra khỏi cơ thể, máu có thể cũng tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra hết.
b/ Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:
+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.
+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
Câu 12: a/ Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?(3đ)
b/ Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?(2đ)
Trả lời:
a/ Những đặc điểm của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng:
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.(1đ)
- Ruột non rất dài (tới 2,8 – 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.(1đ)
- Mạng mao mạch máu và mạng mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.(1đ)
b/ Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là do các chất nhầy do các TB tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các TB niêm mạc với pepsin
Câu 13 Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó? Hãy so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?(5đ)
Trả lời:
*) Văcxin là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.(1đ)
*) Giải thích:
a) Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì:
Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy.(1đ)
b) Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì:
Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó.(1đ)
*) Miễn dịch tự nhiện giống và khác miễn dịch nhân tạo:
1. Giống nhau: Đều là khả năng của cơ thể chống lại sự mắc phải một hay một số bệnh nào đó.(1đ)
2. Khác nhau (1đ)
- Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một bệnh nào đó và tự khỏi.
- Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm văcxin phòng bệnh.
Câu 14: Khái niệm đồng hóa – dị hóa ? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?(4đ)
* Khái niệm :
- Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được.(1.5đ)
- Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.(1.5đ)
* Mối quan hệ :
Đồng hóa và dị hóa đối lập, mâu thuẫn với nhau nhưng thống nhất xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau. (1đ)
Câu 15 : Trình bày cơ chế và vai trò sự đông máu . Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? (5đ)
Trả lời:
Máu lỏng
Các tế bào máu
Huyết tương
Chất sinh từ máu
Huyết thanh
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
Enzim
Vỡ
Ca++
Tơ máu
Khối máu đông
-Cơ chế đông máu : (2đ)
- Vai trò: là cơ chế tự bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể không bị mất máu khi bị thương (1đ)
-Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu : (2đ)
+ Xét nghiệm máu lựa chọn nhóm máu phù hợp theo sơ đồ truyền máu (vẽ sơ đồ truyền máu)
+ Tránh truyền máu nhiễm mầm bệnh
Câu 16: Quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa ?(6đ)
Trả lời:
* Ở khoang miệng : (1.5 đ)
- Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , nhai , nghiền , đảo trộn , thấm đều nước bọt
- Tiêu hóa hóa học : một phần tinh bột chín đường đôi (mantose)
* Ở dạ dày : (1.5đ)
- Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , co bóp , đảo trộn , thấm đều dịch vị
- Tiêu hóa hóa học : Protein (chuỗi dài) Protein (chuỗi ngắn)
* Ở ruột non : (2đ)
- Tiêu hóa lí học : Tiết dịch tiêu hóa , lớp cơ co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột , muối mật phân nhỏ Lipit tạo nhũ tương hóa
- Tiêu hóa hóa học : nhờ tác dụng của dịch tụy , dịch mật , dịch ruột -> tất cả các loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể hấp thụ
+ Tinh bột + đường đôi Đường đơn (nhờ các enzim : Amilaza, Mantaza, Saccaraza, Lactaza)
+ Protein Axit amin (nhờ en zim : pepsin, Tripsin)
+ Lipit Axit béo và Glixêrin (nhờ enzim lipaza)
+ Axit Nuclêic Nucleotit
* Ở ruột già : (1đ) các chất bã không được tiêu hóa , được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phân , nước được tiếp tục hấp thụ , phần còn lại trở nên rắn được chuyển xuống ruột thẳng và thải ra ngoài.
Câu 17 : Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?(5đ)
Trả lời:
- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị. (1đ)
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ. (1đ)
- Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật (1đ)
- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng. (1đ)
- Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. (1đ)
Câu 18. Thế nào là sự mỏi cơ ? Nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ ? ( 4đ )
Trả lời :
Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc quá nặng và quá lâu -> biên độ cơ co giảm. (1đ)
*Nguyên nhân của sự mỏi cơ (1.5đ)
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu.
- Năng lượng cung cấp ít.
- Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ và đầu độc gây hiện tượng mỏi cơ.
* Biện pháp chống mỏi cơ (1.5đ)
- Hít thở sâu.
- Xoa bóp cơ, uống nước thường.
- Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
Câu 19: Sự trao đổi khí ở phổi – ở tế bào ? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ? (5đ)
Trả lời:
* Sự trao đổi khí ở phổi : Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao -> nơi có nồng độ thấp Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi , nghèo cacbonic . Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi . Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang (1.5đ)
* Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào . Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu . Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu .(1.5đ)
* Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic , khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra . Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic -> Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi . Ngược lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài . Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.(2đ)
Câu 20: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này?(5đ)
Trả lời :
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ô xy từ môi trường và thải ra môi trường khí cacbonic và chất thải.(1.5đ)
Trao đổi chất ở cấp độ TB là sự trao đổi chất giữa TB và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxy, TB thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm tiết.(1.5đ)
Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho TB và nhận từ TB các sản phẩm tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.(2đ)
File đính kèm:
- de thi hsg sinh 8.doc