Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Kèm đáp án)

Câu 1 : Địa vị kinh tế của Mĩ bắt đầu giảm sút từ khi nào? Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút đó. ( 2.5 điểm )

Câu 2 : Dựa vào tiềm lực kinh tế hùng hậu và sức mạnh quân sự, hiện nay giới cầm quyền Mĩ ráo riết xác lập một trật tự thế giới đơn cực. Vậy em hiểu trật tự thế giới đơn cực là gì và ý đồ của Mĩ như thế nào trong mưu đồ trên? ( 1.5 điểm )

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  3 chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam. ĐÁP ÁN Câu 1 : ( 3 điểm )  4 nhân tố dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX . - Truyền thống văn hóa , giáo dục lâu đời của người Nhật kết hợp với những giá trị tiến bộ của thế giới được bảo tồn và phát huy.(0.5đ) - Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp , công ty Nhật. (0.5đ) - Nhà nước đề ra chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế phát triển. (0.5đ) - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. (0.5đ) Theo em nhân tố nào quan trọng nhất và có tính quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay ? Nhân tố con người có ý chí vươn lên, lao động hết mình , tôn trọng kỉ luật.( 1đ ) Câu 2 :Ghi mốc thời gian thành lập và mốc thời gian gia nhập tổ chức ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á vào bảng : TÊN NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM THÀNH LẬP  VÀ GIA NHẬP ASEAN Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo,Thái Lan 8/1967 Bru-nây 1984 Việt Nam 7/1995 Lào 9/1997 Mi-an-ma 9/1997 Cam-pu-chia 4/1999 Câu 3 : ( 3 điểm )Tương ứng với các mốc thời gian trong bảng, em hãy điền tên các chiến dịch lớn nhất và nêu sự thay đổi cục diện chiến tranh của quân và dân ta sau khi kết thúc các chiến dịch đó trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ cuối 1946 đến 1954. THỜI GIAN TÊN CHIẾN DỊCH CỤC DIỆN CUẢ TA SAU MỖI CHIẾN DỊCH 1947 Việt Bắc thu – đông Từ thế bị động ta đã buộc địch phải đánh lâu dài với ta ( phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh                                                                            1950 Biên giới thu – đông                            Ta giành quyền chủ động tiến công địch trên chiến trường chính ( Bắc bộ ) 0.5đ                1954 Điện Biên Phủ            Ta làm chủ trên chiến trường, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.0.5đ                   Câu 4 : (3.5 điểm ) Phong trào ” Đồng khởi ” ( 1959 – 1960 ) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Diễn biến, kết quả và ý nghi của phong trào đó ? * Hoàn cảnh lịch sử : - Chính sách “tố cộng” , “diệt cộng”; tăng cường khủng bố đàn áp của Mĩ – Diệm.( 0.25 điểm ) - Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam bùng lên mạnh mẽ .( 0.25 điểm )           – Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng xác định con đường cách mạng miền Nam là : + Hình thức đấu tranh : Khởi nghiã giành chính quyền về tay nhân dân .( 0.25 điểm ) + Biện Pháp đấu tranh : Đấu tranh chính trị cuả quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.( 0.25 điểm )          * Diễn biến :           – Có nghị quyết của Đảng soi sáng, từ chỗ lẻ tẻ như ở Vĩnh Thạnh ( Bình Định ), Bắc Ái ( Ninh Thuận ), Trà Bồng ( Quảng Ngãi ) phong trào nổi dậy cuả quần chúng lan ra khắp miền Nam. ( 0.25 đ )           – Tiêu biểu ở Bến Tre : Ngày 17/1/1960 nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh ( Mỏ Cày ) nhất loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch.( 0.25 điểm )           – Phong trào lan rộng tòan huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.( 0.25 điểm )           – Từ Bến Tre phong trào ” Đồng khởi ” lan rộng khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.( 0.25 điểm )   * Kết quả : - Quân khởi nghiã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp cuả địch ở thôn xã. ( 0.25 điểm ) - Thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang và chia lại ruộng đất cho nhân dân.( 0.25 điểm ) - Từ trong phong trào ” Đồng Khởi ” Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960.( 0.25 điểm ) * Ý nghiã : - Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.(0.25 điểm) - Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.( 0.25 điểm ) - Cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng chuyền sang thế tiến công.( 0.25 điểm ) Câu 5 : ( 3 điểm ) Em hãy nêu thời gian, tên gọi, phạm vi thực hiện và lực lượng tham gia chiến tranh của  3 chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam. * Chiến lược thứ nhất : - Thời gian : Từ 1961 đến 1965.( 0.25 điểm ) - Tên gọi : Chiến lược ” Chiến tranh đặc biệt ” . ( 0.25 điểm ) - Phạm vi chiến tranh : Miền Nam. ( 0.25 điểm )                - Lực lượng tham gia: Quân đội Sài Gòn ( lính Ngụy ) và cố vấn Mĩ.( 0.25 điểm ) * Chiến lược thứ hai : - Thời gian : Từ 1965 đến 1968.( 0.25 điểm ) - Tên gọi : Chiến lược ” Chiến tranh cục bộ “. ( 0.25 điểm ) - Phạm vi chiến tranh : Miền Nam, miền Bắc.( 0.25 điểm ) - Lực lượng tham gia: Quân đội Mĩ và đồng minh, quân đội Sài Gòn.( 0.25 điểm )  * Chiến lược thứ ba : - Thời gian : Từ 1969 đến 1973.( 0.25 điểm ) - Tên gọi : Chiến lược ” Việt Nam hóa chiến tranh “. ( 0.25 điểm ) - Phạm vi chiến tranh : Mở rộng tòan Đông Dương  .( 0.25 điểm ) - Lực lượng tham gia: Quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ và đồng minh ( càng về cuối giai đoạn, số  lượng quân đội Mĩ và đồng minh càng giảm dần ).( 0.25 điểm ) Câu 1: (3điểm) “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.           Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.           Em hãy cho biết xuất xứ, tác giả và hoàn cảnh ra đời của đoạn trích trên. Đoạn trích trên được nêu ra nhằm mục đích gì? Câu 2: (3 điểm)           Trật tự thế giới hai cực là gì? Một trật tự thế giới được thiết lập có mang tính vĩnh viễn hay không? Vì sao? Câu 3: (5 điểm)           Trong mỗi một giai đoạn từ 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000, em hãy nêu một sự kiện lịch sử nổi bật nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của đất nước ta. Giai đoạn Sự kiện lịch sử nổi bật nhất trong mỗi giai đoạn Ý nghĩa quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của đất nước ta 1919-1930 1930-1945 1945-1954 1954-1975 1975 -2000 Câu 4: (3 điểm) Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Trong đó nguyên nhân nào có tính bao trùm, chi phối các nguyên nhân còn lại? Giải thích tại sao? Câu 1 (3 điểm) “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.           Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”.           Em hãy cho biết xuất xứ, tác giả và hoàn cảnh ra đời của đoạn trích trên. Đoạn trích trên được nêu ra nhằm mục đích gì?               1. Xuất xứ: Trích trong tác phẩm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 0.5đ               2. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh. 0.5đ               3. Hoàn cảnh ra đời: Thực dân Pháp liên tiếp gây hấn ở nhiều nơi, ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. 1đ               4. Mục đích: Đây là lời hiệu triệu kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, quyết tâm đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền non trẻ vừa giành được. 1đ Câu 2 (3 điểm)           Trật tự thế giới hai cực là gì? Một trật tự thế giới được thiết lập có mang tính vĩnh viễn hay không? Vì sao?               1. Là trật tự 2 cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực (TBCN – XHCN) và chi phối tình hình chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991.(1đ)               2. Một trật tự thế giới được thiết lập chỉ mang tính tạm thời trong một giai đoạn nào đó chứ không mang tính vĩnh viễn. (1đ)               3. Vì: Trong mỗi thời kì phát triển của lịch sử, tình hình thế giới luôn có nhiều biến đổi. Nhiều quốc gia vươn lên trở thành cường quốc về quân sự, lớn mạnh về kinh tế và có sức ảnh hưởng lớn về chính trị, xã hội trên thế giới, từ đó tác động và làm thay đổi trật tự thế giới đang tồn tại bằng một trật tự thế giới mới có lợi cho chính quốc gia đó. (1đ) Câu 3 (5 điểm)           Trong mỗi một giai đoạn từ 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975;1975-2000, em hãy nêu một sự kiện lịch sử nổi bật nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của đất nước ta. Giai đoạn Sự kiện lịch sử nổi bật nhất trong mỗi giai đoạn Ý nghĩa quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của đất nước ta 1919-1930 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 03/02/1930. 0.5đ - Làm cho phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, quyết định cho những thắng lợi về sau.  0.5đ 1930-1945 - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. 0.5đ - Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân Việt Nam được tự do và làm chủ nước nhà. 0.5đ 1945-1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954. 0.5đ - Miền Bắc được giải phóng và tiến theo con đường CM XHCN. 0.5đ 1954-1975 - Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 30/4/1975. 0.5đ - Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. 0.5đ 1975 -2000 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần VI (12/1986). 0.5đ - Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. 0.5đ Câu 4 (3 điểm) Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Trong đó nguyên nhân nào có tính bao trùm, chi phối các nguyên nhân còn lại? giải thích tại sao? * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ : •1.     Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng (0.5đ) •2.     Truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc được phát huy(0.5đ) •3.     Miền Bắc XHCN chi viện sức người sức của cho miền Nam (0.5đ) •4.     Sự đoàn kết phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương(0.5đ) •5.     Sự giúp đỡ to lớn của nhân dân thế giới, các nước XHCN anh em(0.5đ) * Nguyên nhân bao trùm, chi phối là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng vì không có đường lối đúng cho cuộc chiến tranh chính nghĩa thì không thể phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc; không thể có hậu phương vững chắc; không thể thực hiện liên minh 3 nước và sự ủng hộ của quốc tế (0.5đ)

File đính kèm:

  • docde thi hsg.doc
Giáo án liên quan