Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Hỏi: Trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì?
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II Môn Tiếng Việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
I. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 5 điểm)
1. Con sẻ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Hỏi: Trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì?
Khuất phục tên cướp biển
- Nếu anh không muốn cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.
Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc.
Hỏi: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của Bác sĩ Ly và tên cướp biển?
3. Ga – vrốt ngoài chiến lũy
Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga – vrốt. Dưới màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga– vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga – vrốt.
ĐÁP ÁN
1. Con sẻ
Hỏi: Trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì?
Trả lời: Trên đường đi, con chó thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần con sẻ.
Khuất phục tên cướp biển
Hỏi: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của Bác sĩ Ly và tên cướp biển?
Trả lời: Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
3. Ga – vrốt ngoài chiến lũy
Hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga – vrốt.
Trả lời: Ga – vrốt là một cậu bé anh hùng.
Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga – vrốt.
( Chú ý: Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ của mình).
( Học sinh đọc bài, tùy theo mức độ đọc có thể cho các thang điểm: 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5). Học sinh trả lời câu hỏi đúng đạt 1 điểm.)
II. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 5 điểm )
……/0.5đ
……/0.5đ
……/0.5đ
1) Đọc bài văn sau :
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc có những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền cánh sen, cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, và cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà, nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Theo BĂNG SƠN
2) Đánh dấu X vào £ trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Hoa tóc tiên trong vườn nhà thầy giáo có màu gì ?
£ A. Màu trắng tinh khiết.
£ B. Màu cánh sen.
£ C. Màu đỏ.
£ D. Màu hồng.
Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì ?
£ A. Mùi thơm mát của sương đêm.
£ B. Mùi thơm của hoa hồng.
£ C. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh
£ D. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.
Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ?
£ A. Những cô tiên trên trời.
£ B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
£ C. Một loài cỏ thơm.
£ D. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
……/0.5đ
……/0.5đ
……/0.5đ
……/1đ
……/1đ
Hoa tóc tiên thường có vào mùa nào?
£ A. Mùa xuân
£ B. Mùa hè
£ C. Mùa thu
£ D. Mùa đông
Bộ phận chủ ngữ trong câu : “Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông .” là:
£ A. Thầy giáo
£ B. Thầy giáo dạy cấp một
£ C. Thầy giáo dạy cấp một của tôi
£ D. Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn
Câu văn: “Thầy thường sai tôi ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt để lên bàn thầy.” thuộc kiểu câu nào đã học?
£ A. Câu kể Ai làm gì ?
£ B. Câu kể Ai thế nào ?
£ C. Câu kể Ai là gì ?
£ D. Câu khiến.
Trong đoạn văn “Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ.” có mấy từ láy?
£ A. 2 từ. Đó là: um tùm, rực rỡ .
£ B. 3 từ. Đó là: lá lốt, xương xông, bạc hà.
£ C. 4 từ. Đó là: tí tẹo, một mảnh, lá lốt, xương xông.
£ D. 5 từ. Đó là: tí tẹo, một mảnh, lá lốt, xương xông, kinh giới.
8. Đặt một câu kể Ai là gì ? có từ “gan dạ”.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT – phần Đọc hiểu.
Câu
Đáp án
Điểm
1
B
0.5
2
C
0.5
3
D
0.5
4
B
0.5
5
C
0.5
6
A
0.5
7
A. 2 từ. Đó là: um tùm, rực rỡ
Tìm đúng mỗi từ được 0.5
8
- Đặt câu đúng yêu cầu
- Không viết hoa đầu câu hoặc thiếu dấu chấm cuối câu.
0.5
Trừ 0.5
III. PHẦN VIẾT
Chính tả: ( 5 điểm)
Hoa học trò
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
ĐÁP ÁN
Cho điểm:
Bài viết không mắc lổi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phần phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn.. bị trừ 0.5 điểm toàn bài.
Tập làm văn ( 5 điểm)
Đề bài: Mùa xuân về làm cho cây cối đâm trồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Hãy tả lại một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em thích.
ĐÁP ÁN
Cho điểm: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm:
- Viết một bài văn tả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em thích, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4.5; 4; 3.5; 3; 2.5; 2; 1.5; 1; 0.5.
File đính kèm:
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT.doc