Câu1: Đồng chí hãy phân tích các yếu tố của ngôn ngữ hội họa? (2.5điểm)
Hội họa thuộc nhóm nghệ thuật không gian miêu tả nên có các yếu tố ngôn ngữ như:
- Dựng hình: Hình ảnh, sự vật được tái tạo trong tranh dựa trên cơ sở cơ thể học và diễn tả được cảm xúc của người vẽ.
- Đường nét: Là phương tiện cơ bản đầu tiên để tạo hình và biểu cảm. Chưa có màu nhưng đường nét vẫn có khả năng miêu tả và biểu cảm, ngay khi hội họa dùng màu sắc làm phương tiện cơ bản thì ở đó yếu tố đường nét vẫn quan trọng vì nó là đường viền, vừa là yếu tố tạo hình, dựng hình đi với màu sắc.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học môn : Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT Vũ Thư
Trường Tiểu học Hoà Bình
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC TH
Môn : Mĩ thuật
Câu1: Đồng chí hãy phân tích các yếu tố của ngôn ngữ hội họa? (2.5điểm)
Hội họa thuộc nhóm nghệ thuật không gian miêu tả nên có các yếu tố ngôn ngữ như:
- Dựng hình: Hình ảnh, sự vật được tái tạo trong tranh dựa trên cơ sở cơ thể học và diễn tả được cảm xúc của người vẽ.
- Đường nét: Là phương tiện cơ bản đầu tiên để tạo hình và biểu cảm. Chưa có màu nhưng đường nét vẫn có khả năng miêu tả và biểu cảm, ngay khi hội họa dùng màu sắc làm phương tiện cơ bản thì ở đó yếu tố đường nét vẫn quan trọng vì nó là đường viền, vừa là yếu tố tạo hình, dựng hình đi với màu sắc.
- Màu sắc: Là ngôn ngữ cực kỳ phong phú của hội họa. Sự biến hóa của màu trong hội họa không có đủ từ ngữ để miêu tả, vì vốn từ của con người dùng để gọi tên màu là có hạn, còn sự phong phú của màu là vô hạn.
Màu sắc còn là đặc trưng ngôn ngữ của một trường phái, một cá tính, có khi một dân tộc. Từ sự lựa chọn màu thích hợp đến chổ kết hợp các màu thành hòa sắc cho một bức tranh là cả một sự sáng tạo. Trên bảng màu (palette) của mình họa sĩ sẽ chọn pha màu theo những hòa sắc, sắc độ khác nhau nhằm thể hiện cảm xúc của mình.
-Bố cục: Bố cục trong hội họa bị chi phối bởi đặc điểm về thị giác, về điểm nhìn khi xem tranh, tức là lệ thuộc vào các yêu cầu có tính chất tâm sinh lý. Những sự sắp xếp hình, màu và sắc độ trên mặt khung tranh nhằm làm rõ nhân vật hoặc sự kiện chính phụ. Đó là quy tắc thông thường trong bố cục hội họa.
Câu 2: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống? (1.5điểm)
Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống:
Giống nhau:
- Đều là dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam.
- Tranh được hình thành thông qua kĩ thuật làm tranh của dân gian.
- Chú trọng đến bố cục đường nét, màu sắc và có thêm phần chữ để minh họa và tạo cho bố cục ổn định chặt chẽ.
- Hình tượng có tính khái quát cao.
Khác nhau:
-Tranh Đông Hồ:
Được sản xuất tại làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), bằng các khuôn ván gỗ khắc in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in. Màu được pha chế từ các nguyên liệu sẵn có và dễ tìm: Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm, màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu vàng lấy từ gỗ vang hay gỗ cây hoa hòe, màu xanh lấy từ lá chàm, màu trắng lấy từ võ sò tán nhỏ....
Tác giả là những nghệ sĩ “nông dân”.
Tranh Đông Hồ có đường nét đơn giản, khỏe và dứt khoát, nét đen được in sau cùng để định hình các mảng.
- Tranh Hàng Trống:
Xuất hiện và bày bán ở phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các nghệ nhân Hàng Trống chỉ dùng một bản khắc nét in màu đen in viền cho các hình rồi trực tiếp tô màu với kĩ thuật cản màu rất công phu, sáng tạo. Sử dụng màu phẩm nhuộm là chủ yếu.
Tranh Hàng Trống có đường nét mảnh mai, trau chuốt và tinh tế.
Câu 3: Theo Kế hoạch số 28/KH-PGDĐT Vũ Thư ngày 30 tháng 8 năm 2012 về quy định nền nếp chuyên môn cấp tiểu học, năm học 2012-2013, thì hồ sơ giáo viên có mấy loại? Kể cụ thể từng loại. (1điểm)
+ Gồm 9 loại hồ sơ.
- Nêu đúng tên các loại hồ sơ theo quy định của ngành cho 0,75 điểm.
Sổ chủ nhiệm;
Sổ công tác, tự bồi dưỡng;
Sổ liên lạc;
Sổ dự giờ;
Kế hoạch dạy học (Giáo án, Lịch báo giảng cá nhân);
Sổ tổng hợp thống kê đối chiếu chất lượng từng thời điểm (lớp);
Kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu (kèm theo danh sách của lớp);
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi;
Sổ theo dõi kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học (cá nhân).
Câu 4.(2điểm) Đồng chí hãy nêu một vài đặc điểm về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam?
Nội dung: ( 0,5 điểm)
+ Phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân
+ Phê phán những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến
Hình thức: ( 1,5 điểm)
+ Hình dáng sinh động
+ Đường nét chạm khắc dứt khoát, phóng khoáng.
Tạo được độ nông, sâu, khiến bức chạm khắc có độ tối, sáng lung linh.
+ Nét vẽ tự nhiên, mộc mạc, giản dị, mang đậm tính dân gian.
Câu 5.(1điểm )Trong những tỷ lệ cơ thể sau, tỷ lệ nào là của người trưởng thành?
A. 6 đầu. B. 6,5 đầu. C. 7 đầu. D. 7,5 đầu.
Câu 6. (2điểm) Đồng chí hãy nêu mối quan hệ giữa nội dung bài dạy và đồ dùng dạy học môn mĩ thuật?
Trong quá trình sưu tầm hoặc làm mới đồ dùng đồng chí đặt ra những yêu cầu cần thiết nào?
*mối quan hệ giữa nội dung và đồ dùng trực quan.( 1 điểm).
+ Nội dung bài dạy được truyền tải đầy đủ, sinh động thông qua đồ dùng trực quan, là mối liên hệ, cầu nối để nội dung được truyền đến người đọc một cách dễ dàng, dễ hiểu nhất.
+ Nội dung như thế nào, thì đồ dùng dạy học biểu thị như vậy
+ Đồ dùng trực quan chứa đầy đủ thông tin, nội dung bài học một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác, giúp người học hiểu đúng vấn đề.
+ Đồ dùng trực quan không rõ ràng, không chính xác dẫn đến hạn chế việc truyền tải nội dung kiến thức, hoc sinh sẽ khó tiếp thu.
+ Nội dung không rõ ràng thì đồ dùng trực quan sẽ không cụ thể, sai lệch thông tin kiến thức.
* Những yêu cầu cần thiết( 1 điểm)
- Đúng, chính xác về mặt nội dung, có trọng tâm.
-Hình ảnh, mầu sắc rõ ràng.
- Có tính sáng tạo, dễ sử dụng- Mang tính liên hệ thực tế cao, có thể sử dụng rộng rãi, lâu dài
- Phát huy được hứng thú, sáng tạo cho học sinh.
Câu 7. (2điểm) Trong quá trình giảng dạy Bài 5, vẽ tranh đề tài: "Phong cảnh quê hương" - Chương trình mĩ thuật lớp 9. Đồng chí phải đảm bảo những yêu cầu nào? Đồng chí có thể liên hệ bằng hình ảnh thực tế như thế nào để phát huy được cảm xúc, tính sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước trong tranh vẽ của các em?
*Yêu cầu cần thiết .( 1 điểm)
+ Xác định mục tiêu bài dạy:
+ Kiến thức về đề tài quê hương
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp
+ Đồ dùng dạy học phong phú: Điển hình về các vùng miền quê hương
+ Lồng ghép thơ ca, video clip, ca ngợi hình ảnh quê hương đất nước Việt Nam
*Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước bằng các hình ảnh thực tế: (1 điểm)
+ Tranh vẽ của học sinh – tranh của các Hoạ sĩ
+ ảnh chụp phong cảnh quê hương
+ Xem video clip về đề tài quê hương
+ Đoạn văn, thơ, bài hát ca ngợi quê hương đất nước
Tuỳ theo phương pháp, thời lượng mà giáo viên kết hợp lồng ghép sao cho hợp lý.
+ Giao lưu với các em học sinh:
Cho các em học sinh kể về những hình ảnh đẹp, điển hình về quê hương Việt Nam mà em biết, em đã từng đến.
Kể về phong cảnh quê hương của em, nơi em sinh ra và lớn lên
File đính kèm:
- De KT kien thuc GV mon mi thuat.doc