Có một câu nói rất nổi tiếng “Người vẽ tranh biếm hoạ là một nhà văn, một
người nghệ sĩ, một nhà triết học, và ngươ i ha y no i cợt, ngươ i ha y chỉ tri ch và
thẳng thắn với cộ ng đồng. Ông ít khi nói đùa, mà thường nói sự thật giống như một
người thích đùa cợt. Ngoài ra, người vẽ tranh biếm hoạ hơn một nhà p hê bình xã hội,
những người cố gắng để làm người khác cười, làm tức điên lên hoặc để giáo dục"
(Thomas P. Ruff và Jennifer T. Nelson). Chính những thông điệp to lớn và t iếng cười
sâu sắc mà người vẽ tranh biếm họa muốn chuyển tải đến người xem đã làm nên sức
mạnh của tranh biếm họa. Chúng ta có thể sử dụng sức mạnh đó trong giáo dục để rèn
luy ện cho học sinh trí tuệ, tinh thần phê phán, sự nhạ y cảm chính trị và tính hài hước.
Đây chính là một công cụ dạy học lí tưởng để làm cho tiết học của chúng ta trở nên thú
vị, có chiều sâu và đầ y mới mẻ. Sử dụng tranh biếm họa trong dạ y học nói chung và dạ y
học địa lí nói riêng hiện na y đang là một trong những phương pháp dạ y học tích cực và
có hiệu quả ở các nước có nền giáo dục hiện đại và phát triển như CHLB Đức, Anh và
một số nước châu Âu khác. Tranh biếm họa là một hướng tiếp cận quan trọng để đổi
mới phương pháp dạ y học nói chu ng và phương pháp dạ y học địa lí nói riêng.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong việc dạy học địa lý lớp 11- THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa nắm vững.
1.1.2. Giá trị của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí 11- THPT
* Tranh biếm họa có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú đặc biệt của học sinh đối
với những vấn đề chính trị- xã hội, những sự kiện và xu hướng phát triển của xã hội.
* Sử dụng tranh biếm họa có khả năng quyết định sự phát triển tư duy và trí
tưởng tượng một cách đặc biệt có hiệu quả.
* Sử dụng tranh biếm họa có khả năng rèn luyện cho học sinh khả năng bình
luận và phê bình đối với một vấn đề và trình bày một cách độc lập quan điểm của mình.
* Sử dụng tranh biếm họa giúp cho việc hình thành những thái độ và hành vi
đúng đắn cho học sinh.
* Tranh biếm họa có khả năng kích thích sự thảo luận và tranh luận trong lớp
học cũng như tạo ra một không khí học tập sôi nổi.
* Tranh biếm họa là một công cụ dạy học đa năng có thể kết hợp với nhiều
phương pháp dạy học nhất là phương pháp động não và thảo luận nhóm.
2. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí lớp 11- THPT: Những cơ hội và
thách thức
2.1. Những cơ hội khi đưa tranh biếm họa vào trong dạy học địa lí lớp 11
2.1.1. Mục tiêu và nội dung dạy học địa lí lớp 11- THPT
Chương trình Địa lí lớp 11- THPT được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo
dục nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồm
một loạt các khái niệm chung về kinh tế thế giới hiện đại, toàn cầu hóa, tri thức hóa…
Các khái niệm tập hợp về các nước đang phát triển ở một số khu vực trên thế giới, như
các nước Đông Nam Á, các nước châu Mỹ Latinh, các nước Tây Nam Á. Đồng thời
phát triển các tư duy cơ bản cho học sinh, với vai trò như một công cụ dạy học đa năng,
việc sử dụng tranh biếm họa một cách phù hợp và tích cực có thể đáp ứng nhiều mục
tiêu về cả kiến thức và kĩ năng.
- Chương trình của SGK địa lí 11 được xây dựng theo con đường diễn dịch và
có 2 phần lớn sau đây:
+ Phần A: khái quát nền kinh tế xã hội thế giới.
+ Phần B địa lí khu vực và quốc gia.
Có thể nói chương trình Địa lí 11 là nội dung phù hợp nhất để chúng ta có thể đưa tranh
biếm họa vào dạy học.
2.1.2. Hứng thú và nhận thức của học sinh
- Hứng thú của học sinh: Lần đầu tiên được tiếp cận với trạnh biếm họa học sinh
đa số rất hào hứng nhất là những học sinh khá và giỏi.
- Nhận thức của học sinh: Các em học sinh THPT ngày nay ở Việt Nam đã đạt tới một
sự hoàn thiện nhất định về thể chất. Do được tiếp cận với công nghệ thông tin và
phương tiện truyền thông hiện đại nên đã thu nhận một khối lượng thông tin về cuộc
sống của xã hội hiện đại lớn hơn rất nhiều, vì thế sự gia tốc về tâm lí đã xuất hiện và
bộc lộ rõ nét. Đây sẽ là một thuận lợi rất lớn khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học
Địa lí nói chung và dạy học Địa lí 11 nói riêng.
3
2.1.3. Điều kiện dạy và học địa lí hiện nay
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đầu
tư về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng sẽ mang lại rất nhiều điều kiện để thực hiện phục
vụ cho việc khai thác, tìm kiếm tranh biếm họa, giảng dạy tiết học địa lí có rất nhiều
chuyển biến tích cực và ngày càng được hiện đại nhất là các phòng học chuẩn, phòng
khai thác Internet, phòng học máy chiếu…
2.2. Những thách thức khi đưa tranh biếm họa vào dạy học Địa lí- THPT
* Thách thức đối với giáo viên: Là một hướng đi khá mới trong dạy học Địa lí, nên đưa
tranh biếm họa vào dạy học cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với GV:
- GV còn chưa hiểu sâu sắc được khái niệm thế nào là tranh biếm họa? Tranh
biếm họa được áp dụng trong những bài học nào? Và khi áp dụng tranh biếm họa vào
bài dạy của mình liệu học sinh có thể hiểu được những ý tưởng mà giáo viên muốn
truyền đạt các thông tin liên quan đến bài học hay không?
- Tranh biếm họa thường gây khó khăn cho cả người dạy và người học khi giải
thích một vài lý do có liên quan đến chính bức tranh biếm họa đó khiến cho học sinh thụ
động hơn rất nhiều so với các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Để phân tích và chỉ ra được ý nghĩa địa lý sâu sắc nhất được rút ra qua một bức
tranh biếm họa có chủ đề địa lí giáo viên mất rất nhiều thời gian và việc truyền đạt cho
học sinh hiểu được ý nghĩa đó cũng là một nghệ thuật lớn.
- Một nguyên nhân nữa khiến cho việc đưa tranh biếm họa vào dạy học địa lí hiện
nay vẫn là một thách thức đó là xuất phát từ thái độ của giáo viên: Họ ngại thay đổi, rất ít
muốn thay đổi chỉ muốn truyền đạt vào các kiến thức cơ bản trong SGK.
* Thách thức đối với học sinh: Học sinh khó hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tranh biếm
họa và thông điệp mà bức tranh truyền đạt nhất là đối với học sinh có sức học trung
bình và yếu.
- Khai thác hệ thống tranh biếm họa theo chủ đề còn hạn chế do chưa có 1 hệ
thống các tranh biếm họa theo chủ đề một cách cụ thể, nó đòi hỏi HS phải khai thác sâu
thêm trên Internet và báo chí.
* Điều kiện dạy học Địa lí ở trường THPT hiện nay.
- Khó khăn lớn nhất là hệ thống tranh biếm họa không có trong sách giáo khoa
và chương trình.
- Hệ thống tranh biếm họa theo chủ đề phục vụ cho dạy học Địa lí còn thiếu và
không hệ thống.
- Các điều kiện dạy học như: hệ thống máy tính, phòng học chuẩn, khai thác Internet,…
còn khó khăn, không mang tính đại trà nhất là đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Những khó khăn này không dễ dàng khắc phục vì vậy việc đưa tranh biếm họa vào dạy học
trên phạm vi rộng là không thể thực hiện được trong thời điểm hiện nay.
3. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí lớp 11- THPT
3.1. Khả năng sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí
- Giáo viên có thể sử dụng tranh biếm họa trong các bước lên lớp đó là: Khâu mở bài,
củng cố, khắc sâu kiến thức sau 1 phần trong bài học và khâu kết luận bài học khi kết thúc.
4
- Hình thức sử dụng đó là: Giáo viên sử dụng để gợi ý học sinh giải mã tranh
biếm họa. Học sinh làm việc độc lập với tranh biếm họa.
- Trong một bài học thông thường nên sử dụng 1- 2 tranh biếm họa với khoảng
thời gian ngắn khoảng 3- 5 phút.
- Khi giáo viên sử dụng tranh biếm họa cần đặt ra các câu hỏi giúp học sinh giải
mã tranh. Hệ thống câu hỏi đó là:
+ Các sự kiện hay vấn đề quan trọng trong tranh biếm họa đó là gì?
+ Ai là nhân vật trong tranh biếm họa đó?
+ Có những biểu tượng trong tranh biếm họa đó không? Vậy chúng đại diện cho những
ai và nhân vật nào?
+ Bạn có đồng ý hay không đồng ý với người vẽ tranh biếm họa? Tại sao?
+ Khái niệm địa lí có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề trong tranh biếm họa hay không?
+ Ý nghĩa địa lí của các vấn đề được nêu ra trong tranh biếm họa?
+ Bạn có thể phát biểu chủ đề của bức tranh biếm họa đó không? Hoặc là thông tin nào
trong tranh biếm họa cần được truyền đạt?
Sử dụng tranh biếm họa trong quá trình tự học của học sinh: Với mục tiêu:
“Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, việc tự học của học sinh có ý nghĩa
quan trọng. Tự học chính là quá trình tự rèn luyện kiến thức và kỹ năng của mình, nhất
là đối với việc tự học bằng tranh biếm họa. Giáo viên chú ý đến đến khâu này bằng cách
giao cho học sinh tìm kiếm những tranh biếm họa theo chủ đề và tự mình khám phá ý
nghĩa sâu xa của những bức tranh đó. Đây cũng như là một dạng của bài tập nhận thức
gắn liền với việc khai thác kiến thức từ tranh biếm họa có chủ đề địa lí.
Dù sao thì trong việc sử dụng tranh biếm họa với dạy học địa lí thì giáo viên vẫn phải là
người chủ động tìm kiếm, hiểu và hướng dẫn học sinh phải khai thác tranh biếm họa.
3.2. Khả năng sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí lớp 11- THPT
Chương trình Địa lí lớp 11- THPT cung cấp các kiến thức về địa lí kinh tế- xã
hội thế giới cũng như của các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga…Do vậy, hầu hết bài nào
cũng có khả năng đưa tranh biếm họa vào trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, tùy theo
từng bài cụ thể mà có khả năng đưa vào trong bước mở bài hay củng cố và kết luận lại
vấn đề của toàn bài.
3.3. Hướng dẫn giải mã một số tranh biếm họa phục vụ trong dạy học Địa lí lớp 11- THPT
Giáo viên có thể đưa ra 1 bức tranh biếm họa khi mở đầu bài mới, hoặc sau khi kết
thúc một phần hay kết luận lại sau khi học xong bài bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan
đến bức tranh và yêu cầu học sinh trả lời ý nghĩa của bức tranh bằng các vấn đề địa lí.
Lấy ví dụ:
Đây là một biểu tượng bức tranh có chủ đề chính là sự chênh lệch trình độ giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Bức tranh này có thể được áp dụng trong việc giảng dạy ba bài sách giáo khoa: bài 1
(Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước
5
trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại), bài 5 (Một số vấn đề
của châu lục và khu vực. Một số vấn đề của châu Phi) và bài 6 (Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ). Sau mỗi phần hoặc mỗi bài học đều
có thể đưa ra được tranh biếm họa trên.
Đối với từng nội dung cụ thể trong bài cần
khắc sâu mà có cách lí giải khác nhau về
bức tranh trên.
KẾT LUẬN
Sử dụng hợp lí tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng
nhất là trong chương trình Địa lí lớp 11- THPT có khả năng mang đến những giá trị, ý
nghĩa vượt ra ngoài những mục tiêu mà giáo dục yêu cầu. Nó không chỉ rèn luyện khả năng
tư duy logic, trí tưởng tượng mà còn cung cấp cho học sinh một khối lượng thông tin to lớn
về chính trị - xã hội và định hướng hành động cho các em. Đây sẽ là một bước tiến mới
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên
hiện nay việc áp dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí một cách đại trà cũng gặp không
ít khó khăn, thử thách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dr. Grant Kleeman. Using Cartoons to Investigate Geographical Issues, Macquarie
University–Sydney.
[2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học địa lí theo
hướng tích cực. NXB ĐHSP.
[3] Đinh Thị Thu Trang, 2006. Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 12-
THPT theo hướng tích cực (SGK thí điểm ban KHTN). Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSPHN.
File đính kèm:
- Y nghia cua viec su dung tranh biem hoa trong dayhoc Dia ly 11.pdf