Đề tài Xử lý vi phạm về thu, chi tài chính của hiệu trưởng và kế toán trường tiểu học b, huyện c, tỉnh Hà Nam

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt là một vấn đề rất cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm; vấn đề này cũng là một trong những nội dung được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng trong đó có văn kiện Đại hội IX. Đặc biệt thực hiện cuộc vận động: “Học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”. Sở dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì nó không chỉ xuất phát từ vai trò, vị trí hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã

doc23 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 12380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý vi phạm về thu, chi tài chính của hiệu trưởng và kế toán trường tiểu học b, huyện c, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật lao động, thường xuyên bỏ trường đi làm việc riêng; vi phạm quy chế quản lý giáo dục không tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên. 5.3. Bước 3: Thông báo kết luận của đoàn thanh tra trước Hội đồng sư phạm nhà trường, có mời đại diện chính quyền địa phương và Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh đến dự. Nêu rõ những việc đã làm được và cần phát huy những mặt còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt, nêu rõ những sai phạm về công tác quản lý thu chi tài chính của bà M và anh T, vấn đề này phải lập một biên bản chi tiết riêng để giải quyết. Trước hết yêu cầu bà M và anh T phải giải quyết những tồn tại trong việc quản lý thu chi của trường như: - Đối với những hồ sơ chi tài chính bị kế toán sửa chữa, xây dựng mới không đảm bảo: cần có biện pháp giải quyết theo quy định của tài chính, đồng thời nêu rõ lý do vì sao lại có hiện tượng đó. - Lập hồ sơ nhập quỹ trường 15 triệu đồng. - Chi trả ngay tiền dạy vượt giờ, thừa giờ, tiền nghỉ phép còn nợ giáo viên (23 triệu đồng). - Hoàn trả 16 triệu đồng tiền làm sân trường cho Hội phụ huynh để quyết toán cho nhà thầu xây dựng. - Nhắc nhở, phê bình việc vi phạm kỷ luật lao động, thường xuyên bỏ trường đi làm việc riêng; vi phạm quy chế quản lý giáo dục không tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên của bà M. Sau khi đoàn thanh tra kết luận, bà M và anh T đã biết lỗi của mình, đã biết ăn năn về những vi phạm của mình và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của cấp trên. Tất cả những nội dung trên yêu cầu bà M hẹn thời gian giải quyết xong và báo cáo chi tiết bằng văn bản nộp về phòng GD&ĐT. Đồng thời yêu cầu bà M và anh T viết bản tự kiểm điểm về những sai phạm của mình. Và yêu cầu Hội đồng sư phạm tổ chức họp và đề nghị hình thức thi hành kỷ luật bà M và anh T. Hồ sơ nộp về phòng &D&ĐT gồm: Bản tự kiểm điểm của bà M và anh T; bản tường trình việc giải quyết những sai phạm trong quản lý tài chính; biên bản họp Hội đồng sư phạm nhà trường. Các loại hồ sơ này nộp về phòng GD&ĐT sau một tuần kể từ ngày đoàn thành tra làm việc. 5.4. Bước 4: Xử lý kết quả thanh tra: Dựa vào kết luận của đoàn thanh tra, theo quy định về phân cấp quản lý ông trưởng phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện C thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật bà M và anh T theo ý kiến của tập thể Hội đồng kỷ luật cấp huyện. Các bước thực hiện phương án xử lý tình huống đã được lựa chọn có thể thể hiện bằng biểu đồ công việc theo thời gian, tổ chức (cá nhân) thực hiện như sau: STT Nội dung công việc thực hiện Tổ chức, cá nhân thực hiện Thời gian thực hiện (hoàn thành) 01 Tham mưu UBND huyện ra quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện trường Tiểu học B Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với phòng TC-KH và phòng Thanh tra để lấy nhân sự 17/4/2013 02 Họp đoàn thanh tra để phân công công việc cụ thể Các thành viên đoàn thanh tra theo Quyết định của UBND huyện 21/4/2013 03 Tiến hành thanh tra công tác chuyên môn Tổ thanh tra chuyên môn của phòng GD&ĐT 22&23/4/2013 04 Tiến hành thanh tra công tác tài chính Kế toán phòng GD&ĐT; chuyên viên phòng TC-KH; chuyên viên phòng Thanh tra 22&23/4/2013 05 Thông báo kết luận của đoàn thanh tra trước Hội đồng sư phạm trường Tiểu học B - Toàn bộ đoàn thanh tra - Mời Hiệu trưởng; kế toán; đại diện hội cha mẹ học sinh trường Tiểu học B và chính quyền địa phương 23/4/2013 06 Cho thời gian giải quyết các tồn đọng về tài chính của trường Tiểu học B (bà M và ông T) Hiệu trưởng và kế toán trường Tiểu học B 02/5/2013 07 Trường Tiểu học B họp và đề nghị hình thức kỷ luật đối với bà M và ông T Hội đồng sư phạm trường Tiểu học B 04/5/2013 08 Nộp hồ sơ của trường Tiểu học B họp xét và đề nghị hình thức kỷ luật bà M và ông T về phòng GD&ĐT Trường Tiểu học B 05/5/2013 09 Tham mưu UBND huyện ra quyết định thành lập Hội đồng xét kỷ luật bà M và ông T Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện 08/5/2013 10 Họp hội đồng kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với bà M và ông T Các thành viên Hội đồng kỷ luật theo Quyết định của UBND huyện 10/5/2013 11 Tham mưu UBND huyện ra quyết định kỷ luật đối với bà M và ông T Hội đồng kỷ luật 11/5/2013 12 Thi hành quyết định kỷ luật Bà M và ông T 15/5/2013 6. Kết luận và kiến nghị. 6.1. Kết luận: Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành GD&ĐT phải đương đầu với những khó khăn, thách thức to lớn trong đó có việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tương xứng, có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt là một trong những yêu cầu cấp thiết. Bởi vì, trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Là một người cán bộ quản lý nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước để duy trì ổn định xã hội và điều chỉnh các hành vi của từng cá nhân trong xã hội, để phát triển theo mục tiêu đã định, để đạt được mục tiêu nhà nước đã đề ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và tự giác thực hiện. Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng cường phối hợp với các đoàn thể trong cơ quan. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu trong cơ quan. Đặc biệt, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tài và đức; cần cân nhắc, xem xét về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, phẩm chất của người đó trước khi giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 6.2. Kiến nghị: Vấn đề quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trong công cuộc đổi mới hiện nay có rất nhiều sự việc phức tạp xảy ra đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải nắm bắt được kịp thời, đề ra những giải pháp thích hợp để xử lý, giải quyết sao cho thỏa đáng để siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý. Qua vụ việc trong tình huống trên, tôi đề nghị với các cấp quản lý một số vấn đề sau: * Đối với Chính phủ và Bộ GD&ĐT - Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp GD&ĐT, sao cho tương xứng với quan điểm của Đảng và Nhà nước “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; đặc biệt chú trọng đến việc cải cách chế độ tiền lương để đội ngũ cán bộ, giáo viên thực sự an tâm và sống đúng nghĩa với nghề của mình “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” (Phạm Văn Đồng). - Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GD&ĐT: Mặc dầu đã có nhiều lần cải cách nền giáo dục nhưng hiện nay hệ thống văn bản dưới luật về quản lý giáo dục ở nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh. Chẳng hạn, việc giải quyết vụ việc trên theo quy định thì vai trò của trưởng phòng GD&ĐT chỉ là người tham mưu chứ không thể trực tiếp ra quyết định kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được mà thẩm quyền của việc này hiện nay là của Chủ tịch UBND huyện. Vì vậy tính quyền lực và răn đe trực tiếp đảm bảo về mặt thời gian để xử lý vụ việc sẽ dễ xẩy ra tình trạng kéo dài; ở một số huyện hiện nay việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức của ngành giáo dục đang do phòng Nội vụ chủ trì, tham mưu trực tiếp cho UBND huyện. Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện sao cho phù hợp với tình hình mới; cần có các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT thông suốt từ trung ương đến địa phương, không chồng chéo, kém hiệu lực. * Đối với các cấp quản lý địa phương - Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đặc biệt là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người luôn có ý thức tuân thủ pháp luật. - Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế, chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ huyện đến cơ sở, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng; tăng cường bồi dưỡng nhận về chính trị, kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; tăng đầu tư ngân sách và kinh phí hoạt động, tạo điều kiện về trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý kiểm tra đạt hiệu quả. - Việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý cần tôn trọng ý kiến của ngành chuyên môn, tuân thủ quy trình, chú trọng cả về chất lượng, số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo đáp ứng, tương xứng với sự phát triển của xã hội hiện nay. - Đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho sự phát triển; về chế độ khen thưởng phải tương xứng với những thành tích của cá nhân và tập thể đã đạt được. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài: Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn. Tôi mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “Vi phạm về thu, chi tài chính của hiệu trưởng và kế toán trường tiểu học B, huyện C, tỉnh HN”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để những nội dung trình bày trên được hoàn thiện hơn, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý một cách thiết thực hơn. Xin chân thành cám ơn! Đồng Tâm, ngày 20 tháng 12 năm 2013 Người viết tiểu luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với ngành GD&ĐT, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX). 2. Luật cán bộ, công chức 2008. 3. Luật Giáo dục 2005. 4. Nguyễn Kim Dung, Nhà nước và pháp luật, (2013), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docBai tieu luan cuoi khoa lop boi duong kien thuc nha nuoc chuong trinh chuyen vien.doc